Trong 22 năm kể từ khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bắt đầu đàn áp Pháp Luân Công cho đến nay, nhiều người thuộc giới tinh hoa trong nhiều ngành nghề đã bị bức hại tàn khốc vì tu luyện Pháp Luân Công. Trong đó, các giám đốc, doanh nhân, các nhà quản lý, doanh nhân các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân trong hệ thống thương mại đã bị ép phải cải tạo lao động phi pháp, kết án phi pháp, và thậm chí bị bức hại cho đến chết.

id13124409 202864ed6bc3184ea8a3d3e1bb2f9354
Các học viên Pháp Luân Công là doanh nhân bị bức hại tù oan (từ trái sang) Chu Kha Minh, Vương Xuân Vinh, Tôn Thiến. (Nguồn: Epoch Times)

Theo thống kê từ trang web Minh Huệ (minghui.org) của Pháp Luân Công, trong 22 năm qua, ít nhất 26 học viên Pháp Luân Công trong số các quan chức cấp cao của các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân ở Trung Quốc Đại Lục đã bị bức hại đến chết, 66 người bị kết án phi pháp hoặc bị xét xử không qua tòa án, 20 người bị lao động cải tạo bất hợp pháp, và 179 người bị bắt cóc.

Giới tinh hoa xã hội tu luyện Pháp Luân Công luôn bị coi là “cái gai trong mắt” ĐCSTQ. Bởi vì họ vốn là trụ cột của xã hội, hơn nữa khi họ tu luyện theo các giá trị “Chân, Thiện, Nhẫn” thì càng có danh tiếng tốt, có tầm ảnh hưởng và đóng góp lớn cho xã hội. Vì lý do này, họ trở thành mục tiêu chính trong cuộc đàn áp của ĐCSTQ.

Theo thống kê do Minh Huệ báo cáo, chỉ trong nửa đầu năm 2021, ít nhất 209 người thuộc giới tinh hoa từ nhiều ngành nghề khác nhau tu luyện Pháp Luân Công đã bị ĐCSTQ bức hại.

Dưới đây liệt kê các trường hợp thuộc giới tinh hoa kinh doanh đã bị kết án phi pháp vào các trại lao động.

Mời xem Phần 1 tại đây.

Triệu phú Hồng Kông Chu Kha Minh, người tố cáo Giang Trạch Dân bị bức hại

id13124372 2021 7 27 i083643 01
Triệu phú Chu Kha Minh (Nguồn: Minh Huệ)

Triệu phú Chu Kha Minh sinh năm 1957 tại Bắc Kinh, nhập cư vào Hồng Kông năm 1992. Ông Chu từng điều hành một công ty tư nhân với gần 100 nhân viên. Năm 1998, ông Chu bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công và tự yêu cầu bản thân tuân theo nguyên lý “Chân, Thiện, Nhẫn” trong sách Chuyển Pháp Luân (sách chỉ đạo tu luyện của Pháp Luân Công). Ông Chu vốn là người nóng tính, thường mắng chửi người khác không tiếc lời, nhưng sau khi tu luyện ông đã trở nên khoan dung hơn.

Sau khi ĐCSTQ đàn áp Pháp Luân Công, ông Chu đã viết một đơn khiếu nại hơn 40.000 từ, liệt kê 9 tội danh về cuộc bức hại Pháp Luân Công phi pháp và vi hiến của Giang Trạch Dân, Tăng Khánh Hồng, La Cán và những người khác. Đơn khiếu nại đã được gửi bằng thư bảo đảm vào ngày 29/8/2000 đến Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao ĐCSTQ. Các bị cáo Giang Trạch Dân và La Cán đã tự mình ra lệnh bắt giữ ông Chu.

9 ngày sau, ông Chu và học viên Pháp Luân Công Vương Kiệt, người cùng viết thư tố cáo với ông Chu, đã bị bắt giữ phi pháp. Ông Vương Kiệt đã bị đánh đến nát hết các cơ quan nội tạng, chịu nhiều đòn tra tấn khác nhau mà qua đời. Ông Chu với tư cách là một công dân Hồng Kông đã không bị giết chết, nhưng ĐCSTQ không chừa bất cứ thủ đoạn nào để cưỡng bức tẩy não và bức hại ông Chu.

Một trong những hình thức bức hại mà ông Chu Kha Minh phải chịu đựng là ngồi thẳng lưng trong một thời gian dài, không được nhúc nhích, mắt chỉ có thể nhìn về phía trước, không được chớp mắt, kẹp một tờ giấy ở giữa hai đầu gối không được để rơi xuống. Hình thức bức hại này có thể làm hỏng mông của người chịu phạt. Cảnh sát đe dọa sẽ khiến ông Chu phải chịu đựng một ngày dài như một năm và khiến ông bị bệnh tâm thần, nhưng cuối cùng ông cũng đã vượt qua.

Sau khi ông Chu Kha Minh bị bắt cóc, các học viên Pháp Luân Công ở Hồng Kông và Hoa Kỳ đã nhiều lần kêu gọi trả tự do cho ông. Associated Press, BBC, Agence France-Presse, Ming Pao, Apple Daily và các phương tiện truyền thông nước ngoài khác đã đưa tin về điều này. Năm 2006, ông đã được trả tự do.

Tỷ phú doanh nhân người Canada gốc Hoa Tôn Thiến bị kết án 8 năm tù oan

Tỷ phú Tôn Thiến, 51 tuổi, là người sáng lập Công ty Sinh hóa Leadman Bắc Kinh (một công ty niêm yết), nhập quốc tịch Canada năm 2007 và lọt vào Danh sách Người giàu Trung Quốc năm 2012 và 2016, với giá trị tài sản 3,5 tỷ NDT.

id13124403 2018 9 12 minghui canada support sun 07
Tỷ phú doanh nhân Tôn Thiến (Nguồn: Minh Huệ)

Mặc dù thành công trong sự nghiệp nhưng do làm việc quá sức, sức khỏe của bà Tôn Thiến suy giảm nghiêm trọng, bị trầm cảm, hoại tử gan, tim đập nhanh, ngừng tim… Bà đã nhiều lần điều trị nhưng đều không hiệu quả. Tuy nhiên, sau khi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công vào năm 2014, cơ thể bà đã nhanh chóng hồi phục. Như cách bà đã nói: “Chi hai triệu NDT không trị khỏi, nhưng tôi đã bình phục 10 ngày sau khi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công.”

Ngày 19/2/2017, bà Tôn Thiến bị cảnh sát Bắc Kinh bắt cóc và đưa đến trại tạm giam vì tín ngưỡng của mình.

Sau khi bà Tôn Thiến bị bắt giữ, gia đình bà đã thuê hơn 10 luật sư cho bà, nhưng tất cả họ đều buộc phải từ bỏ vụ án vì chính quyền đe dọa sẽ tước giấy phép của họ.

Bà Tôn Thiến sau đó đã bị kết án phi pháp 8 năm tù.

Ông Sylvain Leclerc, người phát ngôn của Bộ các Vấn đề Toàn cầu Canada đã phát biểu với tờ National Post: “Chúng tôi đã trực tiếp nêu vụ việc của bà Tôn với các đối tác Trung Quốc để giữ đúng cam kết của chúng tôi nhằm thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền cũng như tham gia vào các vụ việc lãnh sự ở Trung Quốc.” 

Các chị em doanh nhân ở Đại Liên, Liêu Ninh, bị kết án và cưỡng chế cải tạo lao động phi pháp

id13124407 2007 8 26 dalian
Nữ doanh nhân người Đại Liên Vương Xuân Vinh. (Nguồn: Minh Huệ)

Bà Vương Xuân Vinh, 63 tuổi, là chủ tịch của Công ty Kế toán Công chứng Tín Thành Đại Liên, một công ty nổi tiếng ở tỉnh Liêu Ninh. Vào chiều ngày 14/8/2007, cảnh sát đã bắt cóc khoảng 36 học viên Pháp Luân Công, trong đó có bà Vương, với lý do để “đảm bảo Hội nghị Davos diễn ra thuận lợi”. Bà bị kết án hơn 3 năm tù. Em gái của bà là Vương Xuân Ngạn, giám đốc Công ty Vận tải Quốc tế Khang Lai Đại Liên, cũng bị bắt cóc và bị kết án oan 5 năm, bị giam giữ phi pháp tại nhà tù nữ tỉnh Liêu Ninh; một em gái khác là Vương Xuân Anh bị kết án 2 năm 3 tháng trong trại lao động.

Sau một thời gian tu luyện, bệnh tim của bà Vương Xuân Vinh đã được chữa khỏi, khuôn mặt hồng hào, tràn đầy năng lượng. Bà tuân thủ nghiêm túc các yêu cầu “Chân, Thiện, Nhẫn”, không so đo được mất, khi làm việc gì đều nghĩ cho người khác trước, nhân viên trong công ty đều yêu mến và kính trọng bà. Công ty của bà giống như một gia đình, các nhân viên mỗi ngày đều vui vẻ và quan tâm đến nhau, không có cạnh tranh lừa gạt như ngoài xã hội. Bà cũng thường nghiêm khắc nhắc nhở các nhân viên: “Chúng ta quyết không làm báo cáo giả, quyết không được thông đồng làm bậy, lừa dối người dân”.

Triệu phú doanh nhân Quảng Đông Long Quan Đức bị kết án phi pháp 7 năm tù 

id13124414 2021 7 27 i083643 05 ss
Học viên Pháp Luân Công Long Quan Đức. (Nguồn: Minh Huệ)

Triệu phú Long Quan Đức, 43 tuổi, sinh ra ở làng Lâu Địa, thị trấn Chương Phô, thành phố Ngô Xuyên, Trạm Giang, tỉnh Quảng Đông. Sống tại miền đất có tinh thần thượng võ, ông Long đã bắt đầu luyện võ từ khi còn trẻ và từng được tặng thưởng Huân chương Võ sĩ hạng ba toàn quốc.

Nhưng ông cũng từng trong hoàn cảnh bị bệnh triền miên, đến năm 1995, ông bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công. Sau đó, sức khỏe của ông được cải thiện, mọi thói hư tật xấu bị tiêm nhiễm trong xã hội đều được tu sửa, gia đình hòa thuận.

Kể từ ngày 20/7/1999, khi ĐCSTQ đàn áp Pháp Luân Công, ông Long luôn giữ vững niềm tin của mình, nói cho mọi người biết sự thật về Pháp Luân Công và vạch trần những lời dối trá của ĐCSTQ. Ông bị ĐCSTQ chỉ định là “nhân vật chủ chốt”, bị chính quyền thành phố Chu Hải truy lùng với tiền thưởng là 50.000 Nhân dân tệ, sau đó bị Cục Công an tỉnh Quảng Đông truy nã phi pháp.

Nhà của ông Long bị cảnh sát lục soát nhiều lần, tài sản và tiền mặt trong nhà bị cướp đi, từ gần chục triệu NDT bị khủng bố đến mức tán gia bại sản, bị cướp trắng, cảnh sát không hề lập danh sách. Chính quyền thành phố Chu Hải cũng lấy danh nghĩa chính phủ, thông báo cho đơn vị kỹ thuật của ông Long yêu cầu dừng dự án của ông và đóng băng quỹ dự án của ông.

Lúc 8:00 sáng ngày 23/9/2007, ông Long Quan Đức bị bắt cóc, cảnh sát dùng túi đen to từ phía sau chụp lên đầu ông và đánh đấm liên tục khiến nhiều xương sườn bị gãy. Năm 2008, ông Long bị kết án phi pháp 7 năm tù.

Ông Long bị đưa đến nhà tù Tứ Hội, là hang ổ tà ác nhất ở Quảng Đông, và bị giam tại gian tù cực kỳ độc ác. Trong tù, ông bị tra tấn bằng “dụng cụ tra tấn thịt người”, tức là một nhóm người ác bao vây học viên Pháp Luân Công, dùng tay đánh vào đầu và các bộ phận quan trọng của cơ thể, đồng thời kéo nạn nhân xoay vòng trong khi đánh.

Doanh nhân nổi tiếng Lý Huyền Cương tỉnh Hồ Nam, bị tống tiền với số tiền khổng lồ và bị kết án oan

Ông Lý Huyền Cương quê ở thị trấn Quả Viên, huyện Trường Sa, tỉnh Hồ Nam. Từ những năm 1980, ông kinh doanh phụ tùng ô tô và trở thành người giàu đi trước tại địa phương. Ngoài việc xây một biệt thự nhỏ, ông còn quyên góp tiền để xây dựng một con đường cho quê hương của mình. Vào thời điểm đó, chính quyền quận Trường Sa đã lấy ông làm hình mẫu và trao tặng nhiều danh hiệu vinh dự và phần thưởng vật chất.

Mặc dù giàu có và thành đạt, nhưng đến khi ông bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công vào năm 1996, ông mới thực sự tìm thấy ý nghĩa của cuộc sống và vui mừng vì sự may mắn của mình khi tránh được các thói xấu trên đời.

Trong kinh doanh, ông yêu cầu bản thân phải tuân theo các tiêu chuẩn “Chân, Thiện, Nhẫn”, không bao giờ bán hàng giả hoặc kém chất lượng, và không bao giờ nhận bất kỳ của cải bất chính nào. Ông đối xử khoan dung và rộng lượng với các đối thủ cạnh tranh, vì vậy ông rất được kính trọng và quý mến.

Sau khi ĐCSTQ bắt đầu đàn áp Pháp Luân Công, ông Lý Huyền Cương vì đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện và nói lời công bằng cho Pháp Luân Công, nên đã bị “Phòng 610” (một tổ chức bất hợp pháp chuyên bức hại Pháp Luân Công) đánh đập tàn nhẫn và bị kết án phi pháp 4 năm tù. Sau đó, ông tiếp tục bị bắt cóc nhiều lần, bị ngược đãi trong các trung tâm tẩy não, trại lao động và trại giam.

Vào ngày 18/4/2012, Chu Vĩnh Khang, cựu bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật của ĐCSTQ, đến Vũ Hán, Hồ Bắc. Để lấy lòng Chu Vĩnh Khang, Bí thư Tỉnh ủy Hồ Bắc lúc bấy giờ là Lý Hồng Trung đã tích cực phối hợp với Chu Vĩnh Khang triệu tập hội nghị “Đội trưởng Đội An ninh Quốc gia” tại Biệt thự Long Hữu của thành phố Xích Bích để dàn xếp cuộc bức hại các học viên Pháp Luân Công ở tỉnh Hồ Bắc.

Vào ngày 19/4, trưởng thôn Tiết Đê, thị trấn Xa Phụ, thành phố Xích Bích, đã hợp tác với “Phòng 610” và Ủy ban Chính trị Pháp luật Xích Bích bí mật bắt cóc ông Lý Huyền Cương đưa đến Trung tâm giam giữ thành phố Xích Bích để bức hại.

“Phòng 610” và Ủy ban Chính trị Pháp luật đã đe dọa và dụ dỗ gia đình ông Lý.

Vào tháng 3/2014, ông Lý Huyền Cương lại bị bắt cóc lần nữa.

Các chính trị gia và tổ chức phi chính phủ trên khắp thế giới lên án cuộc bức hại của ĐCSTQ

Nhân kỷ niệm 22 năm ĐCSTQ bức hại Pháp Luân Công vào ngày 20/7 năm nay, các chính trị gia và các tổ chức phi chính phủ trên khắp thế giới đã kêu gọi ĐCSTQ ngừng bức hại Pháp Luân Công và trả tự do cho tất cả các học viên Pháp Luân Công đang bị giam giữ phi pháp.

Liên minh Nghị viện xuyên quốc gia IPAC, bao gồm hàng trăm nghị sĩ từ 20 nền dân chủ, đã ra tuyên bố kêu gọi các chính phủ đứng lên, truy cứu trách nhiệm của ĐCSTQ và ngăn chặn cuộc đàn áp.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Ned Price đã đưa ra tuyên bố trong một cuộc họp báo thường kỳ kêu gọi ĐCSTQ ngay lập tức ngừng cuộc bức hại và thả các học viên Pháp Luân Công bị giam giữ phi pháp vì tín ngưỡng của họ.

35 nhà lập pháp Canada đã cùng nhau gửi một bức thư tới Thủ tướng Trudeau, yêu cầu Chính phủ Canada ngăn chặn cuộc đàn áp và áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với các quan chức ĐCSTQ.

Ngoài ra, các chức sắc từ các nước châu Âu như Đức, Vương quốc Anh, Pháp, Ireland và Thụy Sĩ đã công khai các tuyên bố và thư ủng hộ Pháp Luân Công, kêu gọi ĐCSTQ ngừng cuộc bức hại.

Theo Minh Huệ

Xem thêm: