Vision Timesđã có cuộc phỏng vấn ông Chu Hiếu Chính, một nhà xã hội học lịch sử, kiêm giáo sư đã nghỉ hưu của Đại học Nhân dân Trung Quốc về vụ việc của bà Mạnh Vãn Châu, Phó chủ tịch kiêm giám đốc tài chính (CFO) của Huawei. Ông Chu cho rằng trong khi toàn bộ Đại Lục chìm trong niềm vui chiến thắng không nói nên lời sau khi bà Mạnh Vãn Châu được trả tự do và trở về Thâm Quyến, thì Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) lại là kẻ thảm bại nhất trong việc này. 

Mạnh Vãn Châu trở về Trung Quốc
Bà Mạnh Vãn Châu vừa xuống máy bay trở về Trung Quốc. (Ảnh chụp màn hình video của Reuters)

Ông Chu tin rằng vụ việc Mạnh Vãn Châu liên quan đến vấn đề đấu tranh chính trị, không chỉ thuần túy là một vấn đề pháp lý thông thường. Nếu không phải là một thỏa thuận chính trị, tại sao hai bên lại thả người cùng một lúc? Chính sách ngoại giao con tin thành công của ĐCSTQ có thể nói rất đáng xấu hổ. Điều này cũng cho thấy rằng không có luật pháp ở Trung Quốc. Điều đáng đào sâu nhất trong toàn bộ vụ việc là tại sao cuối cùng các bên lại đạt được thoả thuận và việc ngoại giao con tin đã hoàn tất?

Sự tà ác của ĐCSTQ là luôn để người ngoài chịu bất công.

Hai người Canada không liên quan đến vụ Mạnh Vãn Châu, nhưng vì nhu cầu của ĐCSTQ, họ đã bị lôi vào cuộc. Trong đó, một trong những người Canada đã bị kết án và đang bị giam giữ hình sự.

Việc bắt một người bị kết án đã nực cười, khi người đó được trả tự do lại càng nực cười hơn. Bộ Ngoại giao ĐCSTQ tuyên bố rằng việc trả tự do cho hai người không liên quan gì đến vụ Mạnh Vãn Châu. Nếu đã không liên quan, cớ sao lại thả người cùng lúc, quả thực là chưa khảo mà đã xưng.

Toàn bộ Đại Lục dường như đang cổ vũ cho việc bà Mạnh Vãn Châu trở về Trung Quốc. Nhưng kẻ thảm bại nhất lại chính là ĐCSTQ.

Theo luật của Đại Lục, khi bắt và thả người, đều phải có thủ tục pháp lý. Việc thả người cũng phải có một quy trình theo pháp luật, đưa ra kết luận xem là án oan sai hay bị xử nặng. Dẫu sức khoẻ có vấn đề, thì cũng phải có giấy chứng nhận của bệnh viện. Việc thích bắt thì bắt, thích thả thì thả, lại một lần nữa chứng minh rằng ĐCSTQ là một chính quyền lưu manh.

Ông Chu Hiếu Chính nói rằng ông Nhậm Chính Phi, cha của bà Mạnh Vãn Châu, là một doanh nhân quân sự. Tập đoàn Huawei của ông Nhậm Chính Phi được quân đội hậu thuẫn và phía sau chính là ĐCSTQ.

Huawei là một phần của quân đội ĐCSTQ và là một phần của ĐCSTQ. Tất nhiên, ĐCSTQ phải giải cứu bà Mạnh Vãn Châu bằng bất cứ giá nào. Những người có lý trí cao sẽ nghĩ rằng ĐCSTQ đã sử dụng một nỗ lực trên toàn quốc để giải cứu bà Mạnh Vãn Châu. Bởi lo rằng việc bà ở lâu tại nước ngoài sẽ tiết lộ bí mật của ĐCSTQ. Kỳ thực, ĐCSTQ không lo lắng về sự phản trắc của bà Mạnh Vạn Châu. Giống như việc Lâm Bưu đào tẩu, ĐCSTQ lo lắng nhất lại là việc Lâm Bưu không bỏ chạy.

Khi bà Mạnh Vãn Châu đến Thâm Quyến, những người không liên quan đến bà đã vây kín sân bay, nhưng riêng ông Nhậm Chính Phi, cha của bà, lại vắng mặt.

Không nói đến việc cha con đã 3 năm không gặp, thông thường, người làm cha sẽ nóng lòng đến gặp con của mình trước tiên. Nhưng tại sao ông Nhậm Chính Phi lại không đến? Nghe nói ông Nhậm Chính Phi vốn định đến sân bay đón con gái, nhưng Mỹ đã công bố văn bản pháp lý do bà Mạnh Vãn Châu ký. Trên thực tế bà Mạnh đã thừa nhận hành vi phạm tội, và tòa án đã lựa chọn hoãn phiên tòa thay vì tuyên trắng án.

Chữ ký của bà Mạnh Vãn Châu trước tòa là ràng buộc về mặt pháp lý, đó là một điều đáng xấu hổ. Bởi Trung Quốc liên tục ca ngợi việc bà Mạnh Vãn Châu được trắng án, do đó, Hoa Kỳ đã bỏ qua việc công bố tài liệu có chữ ký của bà Mạnh Vãn Châu.

Chữ ký này tương đương với việc thừa nhận rằng giao dịch của Huawei với Iran là bất hợp pháp. Các lệnh trừng phạt chống lại Iran có hiệu lực thông qua một nghị quyết của Liên Hợp Quốc. Huawei lại ngấm ngầm móc ngoặc với Iran, chẳng phải là Huawei đang chống lại cả thế giới hay sao? Với tư cách là giám đốc tài chính của Huawei, việc bà Mạnh Vãn Châu đã ký tên, tự nhiên sẽ kéo Huawei xuống nước.

Ông Nhậm Chính Phi vô cùng thất vọng, vậy nên nếu ông ấy đến sân bay đón bà Mạnh Vãn Châu mới là chuyện bất thường.

Tháng 2/2020, một bài viết có chữ ký của ông Nhậm Chí Cường, đã chỉ trích Tập Cận Bình là một gã hề cởi truồng và đòi làm hoàng đế. Do vậy, một bản án 18 năm tù đã được dành cho ông.

Giờ đây, cả nước đang hân hoan chào đón bà Mạnh Vãn Châu trở về Trung Quốc và nói rằng ĐCSTQ đã thắng, ông Tập Cận Bình đã thắng và Huawei đã thắng. Kỳ thực họ chỉ là một nhóm hề mà thôi.

Ông Chu Hiếu Chính tin rằng ĐCSTQ và Hoa Kỳ hiện đã leo thang từ Chiến tranh Lạnh sang Chiến tranh ôn dịch.

Đại dịch này cũng đã khiến nguyên khí của Hoa Kỳ bị tổn thương trầm trọng. Số người thương vong rất nhiều, thậm chí không kém gì một cuộc chiến tranh thực sự.

Tình hình thế giới hiện nay rất căng thẳng và ĐCSTQ vẫn đầy tham vọng. Giai đoạn tiếp theo của chiến tranh ôn dịch sẽ là một cuộc chiến tranh nóng. Nếu không có cách giải quyết trước ĐCSTQ, thì một cuộc chiến tranh nóng gần như là điều không thể tránh khỏi.

Từ phía ông Kissinger đến Chính phủ Hoa Kỳ hiện tại, những đánh giá sai lầm về ĐCSTQ vẫn chưa được sửa chữa hoàn toàn.

Năm 1971, ông Kissinger bí mật đến thăm Trung Quốc và có cuộc nói chuyện bí mật với Mao Trạch Đông. Chủ trương của ông Kissinger là “ôm ấp gấu trúc” (dung túng vô nguyên tắc với ĐCSTQ, gấu trúc là biểu tượng văn hoá của Trung Quốc). Kết quả là ngoài bản thân ông Kissinger được cơm no rượu say ra, những chú gấu trúc ngây thơ trước đây, nay đã mọc móng vuốt sắc nhọn và sẵn sàng bóp cổ nước Mỹ bất cứ lúc nào.

Kể từ khi ĐCSTQ bắt đầu tiếp xúc với Hoa Kỳ, âm mưu quỷ kế đã có mặt khắp mọi nơi,và Hoa Kỳ thường bị ĐCSTQ thao túng.

Năm 1999, quân đội Mỹ ném bom Đại sứ quán của ĐCSTQ ở Nam Tư. Chiến tranh giữa hai nước dường như sắp bùng nổ. Tổng thống Clinton khi đó đã gọi điện khẩn cấp đến đường dây nóng Trung-Mỹ, nhưng Giang Trạch Dân không trả lời.

Người Mỹ vội vàng liên lạc với các nhà ngoại giao ở Bắc Kinh để hỏi thăm tình hình. Thực ra Giang Trạch Dân đang giở trò với Clinton. Một người lãnh đạo như Giang Trạch Dân, bước lên vũ đài chính trị từ cuộc đấu đá quyền lực trong nội bộ ĐCSTQ thì dư sức bày mưu với người Mỹ.

ĐCSTQ là chế độ chuyên chế. Người lãnh đạo của họ rất cuồng vọng, giống như Hitler, đã chiếm gần như toàn bộ châu Âu, nhưng vẫn muốn tiến về phía đông để mở rộng bờ cõi. Nhật Bản vốn là cường quốc mạnh nhất ở châu Á nhưng lại muốn tấn công Trân Châu Cảng. Có rất nhiều tình huống bất trắc, con người không thể đoán trước được chiến tranh khi nào sẽ xảy ra. Nhưng có thể khẳng định một điều, cuối cùng các quốc gia cuồng vọng sẽ phải lùi bước.

Ông Tập Cận Bình đang lên kế hoạch thực hiện giấc mơ giành lại Đài Loan bằng vũ lực trong nhiệm kỳ thứ ba, nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày thành lập ĐCSTQ. Điều này chẳng phải đang kéo Trung Quốc vào vực thẳm của một cuộc chiến tranh nóng hay sao?

Chân Du / Vision Times

Xem thêm: