Phó giáo sư Hạ Kiến Khuê (He Jiankui) thuộc Đại học Công nghệ Phương Nam (Southern University of Science and Technology) đã bị dư luận toàn thế giới chỉ trích sau khi công bố công trình chỉnh sửa gen thai nhi. Ngày 28/11, ông Hạ đã tới Hồng Kông tham dự Hội nghị quốc tế cấp cao lần thứ 2 về chỉnh sửa gen người, tại hội nghị ông đã tiến hành thuyết minh về công trình chỉnh sửa gen của mình. Tuy nhiên cách nói của ông lại có nhiều chỗ mâu thuẫn, đối với vấn đề mà một vị giáo sư đưa ra, ông Hạ đã né tránh mà không trả lời. 

 

Embed from Getty Images

Ông Hạ Kiến Khuê (giữa) có mặt tại Hồng Kông hôm 28/11 để tham gia Hội nghị thượng đỉnh quốc tế lần thứ 2 về chỉnh sửa gen người. Ông Hạ đã tiến hành giải đáp trực tiếp tại hội nghị (Ảnh: Getty Images)

Trong cùng ngày diễn ra hội nghị, người dẫn chương trình đã để cho ông Hạ Kiến Khuê có cơ hội thảo luận tại chỗ về công trình chỉnh sửa gen thai nhi. Trong phát biểu của mình, ông Hạ đã thuyết minh một cách đơn giản về tình hình công công trình nghiên cứu của mình.

Ông Hạ nói, cặp song sinh chỉnh sửa gen mới chào đời, trong đó có một thai nhi trong giai đoạn phôi thai đã xuất hiện “hiệu ứng bắn trượt” (off-target – tức là chỉnh sửa gen thất bại, xuất hiện dấu hiệu dị thường), nhưng “sau khi cha mẹ hiểu được mức độ rủi ro tương ứng”, nhóm của ông Hạ vẫn tiếp tục cấy 2 phôi thai vào trong cơ thể người mẹ.

Tại diễn đàn, trong vòng thảo luận và vòng giải đáp, ông Hạ Kiến Khuê đã trả lời một phần những nghi ngờ của dư luận, đồng thời giải đáp một số vấn đề của chuyên gia và phóng viên. Tuy nhiên có nhiều chỗ không khớp với những thông tin đã được công khai.

Ông Hạ Kiến Khuê giải thích, không cần phải công bố trước công trình này khi chưa hoàn thành việc bàn bạc với những người cùng ngành, “tin tức này là do không cẩn thận nên đã bị lộ ra sớm, do đó tất cả đều là ngoài dự liệu của tôi”. 

Mặc dù vậy sự kiện chỉnh sửa gen thai nhi sở dĩ nhanh chóng lan truyền và bùng nổ, là do ông Hạ nhận trả lời phỏng vấn độc quyền của hãng tin AP (Mỹ) về thông tin trẻ chỉnh sửa gen chào đời. Bởi sự việc quá nhạy cảm và tạo sự chú ý nên đã nhanh chóng khiến dư luận toàn thế giới chỉ trích. Hãng tin AP là hãng truyền thông có sức ảnh hưởng lớn trên thế giới, ông Hạ Kiến Khuê lựa chọn việc công bố thông tin với AP trước một ngày khi diễn ra hội nghị cấp cao tại Hồng Kông, hiển nhiên là để tạo hiệu ứng lan tỏa.

Ngoài ra, liên quan đến kinh phí của công trình nghiên cứu này, ông Hạ Kiến Khuê cũng cho biết, chi phí y tế của tình nguyện viên tham gia vào thực nghiệm là do bản thân ông gánh vác, còn kinh phí nghiên cứu khác là do Đại học Công nghệ Phương Nam cung cấp. Tuy nhiên ông lại nói, Đại học Công nghệ Phương Nam – nơi cung cấp kinh phí cho thực nghiệm của ông lại “hoàn toàn không biết tình hình”.

Ông Hạ còn nhấn mạnh, các doanh nghiệp sở hữu dưới tên ông “đều không cung cấp kinh phí cho công trình này”.

Theo một bản đồng ý thông báo về công trình nghiên cứu gen trên trang web phòng nghiên cứu của ông Hạ Kiến Khuê, nhóm nghiên cứu cung cấp 280 nghìn Nhân dân Tệ (khoảng 40.331 Đô la Mỹ) kinh phí lâm sàng cho mỗi cặp vợ chồng tham gia vào thực nghiệm. Còn ông Hạ Kiến Khuê lại tiết lộ khi diễn thuyết rằng, có tổng cộng 8 cặp vợ chồng tham gia vào công trình này, trong đó có một cặp vợ chồng đã rút lui giữa chừng. Tính toán kinh phí theo 7 cặp vợ chồng, thì chi phí y tế tổng cộng lên đến 1,96 triệu Nhân dân Tệ ( khoảng 282.320 USD). Việc khoản tiền lớn này do một mình ông Hạ bỏ ra cũng vấp phải nhiều nghi ngờ.  

Theo thông tin đăng ký trên trang web của Trung tâm đăng ký thực nghiệm lâm sàng Trung Quốc, đơn vị thực thi nghiên cứu thực nghiệp liên quan đến công trình nghiên cứu của nhóm ông Hạ Kiến Khuê là Đại học Công nghệ Phương Nam, còn kinh phí hoặc vật tư của công trình nghiên cứu có lẽ được cung cấp bởi Ủy ban Sáng tạo khoa học thành phố Thâm Quyến có tên là “Công trình tìm tòi tự do sáng tạo công nghệ”.

Sau khi thông tin được công bố, Đại học Công nghệ Phương Nam và Ủy ban Sáng tạo khoa học thành phố Thâm Quyến đều phủ nhận liên quan đến công trình nghiên cứu của ông Hạ Kiến Khuê.

Tại hội trường cuộc thảo luận, có chuyên gia đặt câu hỏi với ông Hạ, nếu như là con của chính ông, liệu ông có làm như thế hay không. Ông Hạ trả lời rằng, “nếu con của tôi có khiếm khuyết từ ban đầu, tôi sẽ thử nghiệm như thế đầu tiên”.

Tuy nhiên, theo giới thiệu của ông Hạ, mục đích của việc triển khai công trình chỉnh sửa gen này là để cho trẻ có khả năng miễn dịch với bệnh AIDS một cách bẩm sinh, cặp vợ chồng chấp nhận tham gia vào thực nghiệm đều có người chồng bị nhiễm HIV, còn người vợ thì không. Nhưng đối với người có chút kiến thức về y học đều biết rằng, mặc dù người mẹ trong thời kỳ mang thai và sinh con thì tỉ lệ truyền nhiễm bệnh AIDS sang cho trẻ sơ sinh là tương đối cao, nhưng bệnh AIDS không thể truyền nhiễm vào tinh trùng và trứng, do đó bệnh AIDS cơ bản không thể di truyền, người mẹ bị AIDS không ảnh hưởng đến thai nhi.

Mặc dù ông Hạ Kiến Khuê cho biết những người tình nguyện mà ông tuyển chọn “đều có tri thức tốt”, nhưng tại hội trường thảo luận, chuyên gia tiếp tục truy vấn nhóm của ông Hạ làm thế nào để tương tác với tình nguyện viên, điều này cho thấy dư luận nghi ngờ về việc này.

Trong buổi thảo luận và giải đáp thắc mắc, còn có người truy vấn rằng chỉnh sửa gen thai nhi liên quan đến vấn đề luân lý. Ông Hạ trả lời, “Tôi trở về từ Mỹ, không quen với quy định về phương diện này của Trung Quốc”.

Còn thực tế tại Mỹ, chỉnh sửa gen thai nhi không những vi phạm luân lý y học, mà Mỹ còn có luật cấm việc này. Theo truyền thông quốc tế, nhóm của ông Hạ còn chiêu mộ một nhà khoa học người Mỹ. Sở dĩ người này đến Trung Quốc tham gia vào công trình nghiên cứu này, là vì pháp luật Mỹ không cho phép tiến hành thực nghiệm liên quan.

Ngoài ra, còn có chuyên gia đặt câu hỏi về chuyên môn quan trọng đó là rủi ro chỉnh sửa gen, ông Hạ đã trả lời lảng tránh câu hỏi.

Vị chuyên gia này hỏi, trong bộ phận trật tự gen CCR5 mà nhóm ông Hạ lựa chọn chỉnh sửa liệu có phải là mục tiêu đáng tin, nhóm nghiên cứu liệu có thực sự hiểu được chức năng của CCR5, chỉnh sửa CCR5 liệu có dẫn đế tình trạng phức tạp khác không, ví dụ như liệu có khiến cơ thể dễ dàng nhiễm Virus West Nile hoặc Virus cúm, v.v.

Vị này cho biết thêm, CCR5 trong hệ thống miễn dịch, chắc chắn còn có chức năng khác không liên quan đến nhiễm HIV, chỉnh sửa CCR5 có thể dẫn đến vấn đề sức khỏe không biết trước. Ông tiếp tục hỏi, nhóm của ông Hạ liệu có hiểu được CCR5 và chức năng của nó trong hệ thống miễn dịch.

Ông Hạ trả lời rằng, nhóm nghiên cứu của ông nghiên cứu CCR5 là vì nó là một gen “đơn giản và và người ta cũng hiểu về nó”.

Tuy nhiên, từ câu hỏi mà chuyên gia đưa ra có thể thấy, đối với nhà khoa học cấp cao của các nước khác trên thế giới mà nói, CCR5 lại không phải là “đơn giản và được người ta hiểu” như ông Hạ Kiến Khuê nói.

Tin tức ông Hạ Kiến Khuê chỉnh sửa gen thai nhi đã bùng nổ hôm 26/11, mang đến khủng hoảng lớn cho giới y học, dẫn đến phản ứng nhanh chóng của giới khoa học. Trong đó có 122 nhà khoa học người Hoa ở ngoài Trung Quốc chỉ trích nghiêm khắc “hành vi điên cuồng” của ông Hạ.

Điều này khiến cho chính quyền rơi vào thế vô cùng bị động. Mặc dù nhiều cơ quan nhà nước và các cơ quan phi chính phủ liên quan đến công trình này đã nhanh chóng ra mặt “phủi sạch mối liên quan”, nhưng nhiều người nghi ngờ, đằng sau ông Hạ Kiến Khuê, không thể thiếu được chính quyền Trung Quốc đứng sau ra sức chống đỡ.

Theo trang web của chính quyền “Đơn xin thẩm tra của Ủy ban luân lý y học Bệnh viện Sản nhi Hòa Mỹ thành phố Thâm Quyến”, nhóm của ông Hạ Kiến Khuê triển khai công trình thực nghiệm này có mục tiêu là: Xây dựng “tiêu chuẩn kiểm soát chất lượng” ngành phẫu thuật trị liệu gen, thống lĩnh đỉnh cao toàn bộ kỹ thuật trị liệu liên quan đến chỉnh sửa gen, “bộc lộ tài năng” trong cuộc cạnh tranh quốc tế.

Trong khi đó, mấy năm qua, Trung Quốc đưa ra cái gọi là kế hoạch “Made in China 2025”“China Standard 2035”, mục tiêu là bằng mọi giá chiếm quyền chủ đạo trong lĩnh vực công nghệ cao toàn cầu, đồng thời do Trung Quốc chế định tiêu chuẩn ngành nghề.

Trí Đạt

Xem thêm: