Ngày 6/7 khi lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Tập Cận Bình phát biểu tại “Hội nghị thượng đỉnh Đảng chính trị toàn cầu” đã xảy ra sự cố nhỏ: khi ông Tập đọc đến cuối bản thảo thì đột ngột lặp lại phần đầu đã đọc, sau đó cặm cụi lật tài liệu và trầm giọng hỏi: “Tôi nói xong chưa?”. Sau một chút im lặng, ông Tập mới quay lại đoạn kết và tiếp tục bài phát biểu của mình. Tình trạng tâm thái không bình thường này của ông Tập có thể gợi nhiều vấn đề suy nghĩ.

Tập Cận Bình 100 năm DCSTQ
Ông Tập Cận Bình tại Quảng trường Thiên An Môn hôm 1/7 (Nguồn: Ảnh chụp màn hình video của SCMP)

Trong phát biểu tại “đại hội đảng” toàn cầu này, ông Tập đã 4 lần hỏi “Tôi nói xong chưa?”. Liệu đây có phải thói quen thường thấy, hay vấn đề tâm lý bị lẫn? Hay thậm chí ông Tập cũng không biết mình đang nói gì? Nội dung chính trong bản thảo ông Tập đọc là “có nhiều cách để thực hiện dân chủ, không thể mọi nơi đều giống nhau”, tuyên bố đó nhằm biện hộ cho thể chế chuyên chế của ĐCSTQ nhưng nhân danh ương ngạnh hoang đường là “dân chủ”. Ông nói “một đất nước dân chủ hay không phải được đánh giá bởi người dân của đất nước này, không phải bởi một thiểu số người tuyên bố mà được”.

Một số nhà quan sát đã thông qua tình huống lúng túng đó đánh giá thực trạng nội tâm ông Tập không tự tin. Ông Tập có chột dạ không khi gán mác dân chủ cho Trung Quốc? Ông thực sự tin rằng bằng cách nói từ dân chủ hàng ngàn lần như vậy thì mọi người sẽ tin rằng Trung Quốc là một xã hội dân chủ? Sẽ tin những sự việc ở Trung Quốc do người dân đánh giá, chứ không phải do “thiểu số” người như Tập Cận Bình đánh giá?

Bài phát biểu của ông Tập tại cổng Thiên An Môn vào lễ kỷ niệm ngày 1/7 của ĐCSTQ cũng như bài phát biểu tại hội nghị cấp cao sau đó, cho đến nay chắc hẳn còn làm ám ảnh nhiều người.

Có phân tích cho rằng ông Tập đang nói dối, nói dối đến mức bản thân ông cũng tin vào lời nói dối đó; cũng có phân tích cho rằng ông Tập vẫn chưa đến mức đó, sở dĩ ông ta nói như vậy là do trong lòng ông ta có cảm giác lo lắng, nên cuối bài phát biểu đã lúng túng hỏi “Tôi đã nói xong chưa?”. Một số cư dân mạng cho rằng những lời nói như thế của ông Tập là không may mắn vì nghe có cảm giác như “xong rồi sao?”, “thế là xong!

Một bài bình luận đăng trên tờ New York Times ngày 6/7 đã chỉ ra rằng hệ thống của ĐCSTQ dựa trên sự dối trá, không thể che đậy được trước thế giới tự do. Bài phát biểu ngày 1/7 của ông Tập đã dùng ngôn từ cực kỳ đanh thép để cảnh báo rằng bất cứ ai muốn “ức hiếp, đàn áp và nô dịch” Trung Quốc sẽ “đập đầu đổ máu”. Bản thân tuyên bố này đã là một lời nói dối lớn, vì thực tế “không ai muốn bắt nạt, đàn áp hoặc nô dịch Trung Quốc. Thế kỷ sỉ nhục đã qua lâu rồi”. Bài viết nhắc lại chuyến thăm bí mật của Kissinger tới Bắc Kinh 50 năm trước đã mở màn cho hai đảng tại Mỹ hợp tác lâu dài với Trung Quốc, cứu nước này ra khỏi vực sâu dưới sự lãnh đạo thảm hại của Mao Trạch Đông. Nỗ lực này đã thành công biến một trong những nước nghèo nhất thế giới thành một trong những nước giàu nhất.

Ông Tập Cận Bình đã đe dọa nhân danh cái gọi là thế lực nước ngoài, nhiều cư dân mạng nghe thấy mâu thuẫn, phản bác rằng người của ĐCSTQ sùng bái Tuyên ngôn Cộng sản do người Đức viết, hát Quốc tế ca do người Pháp viết, và thề thốt dưới búa liềm do người Nga chế ra, sùng bái đô la Mỹ mang gửi ngân hàng Thụy Sĩ, cho con cái đi du học phương Tây, vậy mà còn không biết xấu hổ khi tuyên bố lên án người khác nô lệ ngoại bang và thế lực ngoại bang!

Bài báo của New York Times cho rằng rạn nứt ở Bắc Kinh là do chế độ dựa trên sự dối trá. Trong bài phát biểu ngày 1/7, ông Tập đã bỏ qua những thảm họa do ĐCSTQ gây ra như nạn đói lớn (1958 – 1961) do chính sách kinh tế như Đại nhảy vọt, hay Cách mạng Văn hóa, chính sách tàn bạo của Mao Trạch Đông đã giết chết hơn 80 triệu người dân Trung Quốc vô tội; không chỉ thế, còn vô số tội ác khác như hành động tàn bạo nhân quyền chống lại người Duy Ngô Nhĩ, từ bỏ cam kết “một nước, hai chế độ” với Hồng Kông… Vấn đề là hệ quả của dối trá đó là cuối cùng sẽ tự lừa dối chính mình, như che giấu dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán (COVID-19) để đến khi có người tố giác thông tin mới biết được rằng dịch bệnh đang tồn tại. Khi khởi phát dịch bệnh, ĐCSTQ đã che giấu, để rồi sau đó lại cần thêm nhiều lời nói dối khác nhằm bác bỏ sự thật, cái giá phải trả là sức khỏe cộng đồng trên toàn thế giới. Họ cũng thúc đẩy loại vắc-xin kém chất lượng cho các nước nghèo trên thế giới.

Nhà triết học Ba Lan Krakowski đã chỉ ra rằng kẻ cai trị tại nước độc tài cũng muốn có được thông tin thực, nhưng không thể tránh khỏi vấn đề họ trở thành nạn nhân của tình trạng dối trá của chính họ, từ đó chuốc lấy tai ương mà bản thân họ không thể ngờ.

Trong bài phát biểu ngày 1/7, ông Tập nói rằng “đất nước là của nhân dân, cho nên nhân dân chiến đấu bảo vệ đất nước”, tuyên bố đánh đồng ĐCSTQ với nhân dân và với đất nước, tự xưng ĐCSTQ đại diện cho nhân dân, thậm chí ông Tập còn nói rằng bất kỳ ảo tưởng nào chia rẽ ĐCSTQ và người dân Trung Quốc sẽ chuốc lấy thất bại, 95 triệu Đảng viên ĐCSTQ và 1,4 tỷ người dân Trung Quốc không chấp nhận.

Sự nhấn mạnh cực đoan này đã nhắc nhở một số nhà quan sát nhớ lại thời kỳ Cách mạng Văn hóa, khi đó những tờ báo trung ương thường tuyên bố “Nhân dân cả nước không đồng ý”, trong khi các tờ báo Đảng ở các tỉnh thì đổi thành “người dân của tỉnh không đồng ý”… khi phản bác một điều gì đó trái ý ĐCSTQ.

Trong một cuộc phỏng vấn với Đài Á châu Tự do ngày 5/7, ông Dư Mậu Xuân (Miles Yu), cựu cố vấn chính về hoạch định chính sách của Trung Quốc của ông Pompeo khi là Ngoại trưởng Mỹ dưới chính quyền Trump, cho biết: “1,3 tỷ người Trung Quốc sẽ không bao giờ đồng ý với quan điểm của Tập Cận Bình, chẳng qua ông ta tuyên bố để tự cổ vũ bản thân! Ông ấy không có bằng chứng để cho thấy ĐCSTQ đại diện cho lợi ích của người dân Trung Quốc. ĐCSTQ muốn dùng ngày kỷ niệm 100 năm để tự tô vẽ hình ảnh của họ, cho nên đã sử dụng bộ máy cảnh sát và bộ máy chuyên chế để buộc người dân phục tùng, khiến không ai dám lên tiếng, trong tình cảnh như vậy mà ông ta tuyên bố 1,4 tỷ người dân Trung Quốc sẽ không bao giờ đồng ý (tách khỏi ĐCSTQ) thì không thể tin được”.

Về tuyên bố của ông Tập rằng ĐCSTQ không có bất kỳ lợi ích đặc biệt nào, học giả độc lập Đặng Duật Văn (Deng Yuwen) bình luận rằng ông Tập Cận Bình đã không thật thà khi tuyên bố ĐCSTQ và không bao giờ đại diện cho lợi ích của bất kỳ nhóm lợi ích nào, bất kỳ nhóm quyền lực nào, hoặc bất kỳ tầng lớp đặc quyền nào. Kiểu dối trá như vậy sẽ chỉ khiến ĐCSTQ và hơn 95 triệu đảng viên của nó trở nên vô cùng đạo đức giả.

Giới phân tích cũng chỉ ra bài phát biểu trong đại lễ mừng 100 năm ở cổng Thiên An Môn và khi tổ chức hội nghị các đảng phái chính trị trên thế giới, cho thấy ông Tập không thể che giấu được sự lo lắng và thách thức ông gặp phải. Điều này chủ yếu liên quan đến những thay đổi lớn trong môi trường quốc tế và trong nước mà Trung Quốc dưới thời Tập Cận Bình đang phải đối mặt.

Trên bình diện quốc tế, Trung Quốc bị cô lập chưa từng có, còn Mỹ thì đã rất hiệu quả trong đoàn kết các nước dân chủ để kiềm chế Trung Quốc. Ông Thời Ân Hồng (Shi Yinhong), giáo sư tại Đại học Nhân dân Trung Quốc tin rằng sau hội nghị thượng đỉnh G7, NATO và thượng đỉnh Mỹ-EU cách đây chưa lâu, các nước phát triển phương Tây về cơ bản đã đạt được đồng thuận về tất cả các vấn đề lớn liên quan đến Trung Quốc. Có thể cho rằng Mỹ và các nước phát triển có sức mạnh trên biển đã hợp lực thành mặt trận thống nhất.

Còn trong bài báo “Bốn ngọn núi lớn trước lễ kỷ niệm 100 năm thành lập ĐCSTQ”, giáo sư danh dự Triệu Xuân Sơn (Zhao Chunshan) tại Viện Nghiên cứu Trung Quốc Đại lục thuộc Đại học Tamkang Đài Loan thì phân tích rằng quan hệ Trung-Mỹ đã chuyển từ cạnh tranh sang nguy cơ xung đột. Hiện nay Mỹ vẫn có lợi thế so sánh, việc chính quyền Biden “lôi kéo đồng minh” để kiềm chế Trung Quốc ít nhất cũng khiến ĐCSTQ rơi vào cảnh suy kiệt; ĐCSTQ muốn thống nhất Đài Loan, nhưng Đài Loan không phải là Hồng Kông, ĐCSTQ sẽ đối mặt với “tình thế tiến thoái lưỡng nan về hòa bình và chiến tranh”, nếu không được xử lý tốt thì Đài Loan có thể trở thành “cọng rơm cuối cùng làm quỵ lạc đà” và làm tan nát “giấc mộng Trung Hoa” của Tập Cận Bình; suy cho cùng, quyền lợi của Tập Cận Bình dựa trên chủ nghĩa dân tộc và mức độ độc tài kiểm soát cao, nhưng nước có thể nâng thuyền và cũng có thể làm lật thuyền. Chủ nghĩa dân tộc cực đoan có thể khiến ông Tập đưa ra những quyết định phi lý trí, gây nguy cơ rủi ro chính trị.

An Đức Liệt
(Bài viết thể hiện quan điểm của ​​cá nhân tác giả)
Nguồn: RFI

Xem thêm: