Giám đốc Tài chính Huawei Mạnh Vãn Châu – người đang đối mặt với khả năng bị dẫn độ đến Mỹ, đã đệ đơn kiện chính phủ Canada, Cục Biên giới Canada và Cảnh sát Hoàng gia Canada. Trong đơn kiện có cáo buộc cảnh sát Canada vi phạm quyền lợi của bà theo quy định trong hiến pháp khi giam giữ bà 3 tiếng đồng hồ, tiến hành thẩm vấn và lục soát các thiết bị điện tử mà bà mang theo trước khi thông báo bắt bà. Không ít người cho rằng, hành động của nhóm luật sư của bà Mạnh Vãn Châu sẽ giúp bà kéo dài quá trình điều trần dẫn độ.

huawei
Ảnh minh họa từ Shutterstock

Sau đó vài hôm, tại trụ sở chính tại Thâm Quyến Trung Quốc, Huawei đã tổ chức buổi họp báo tuyên bố đệ đơn kiện chính phủ Mỹ lên tòa án Liên bang tại Texas, cáo buộc “Đạo luật Ủy quyền quốc phòng” được Chính phủ và Quốc hội Mỹ thông qua năm 2018 là vi hiến, bởi vì trong đạo luật này có điều khoản cấm cơ quan liên bang sử dụng thiết bị viễn thông của Huawei và ZTE, chính phủ Mỹ cũng dựa vào đó để cấm bất cứ doanh nghiệp nào có quan hệ thương mại với chính phủ Mỹ sử dụng công nghệ của Huawei hoặc ZTE.

Trong những ngày này, việc Huawei rầm rộ kiện chính phủ và các cơ quan liên quan của Mỹ và Canada hoàn toàn đối lập so với việc Huawei im tiếng trước sự kiện bà Mạnh Vãn Châu mới bị bắt. Cùng với đó, bắt đầu từ tháng 1/2018, ông Nhậm Chính Phi – người sáng lập và kiểm soát Huawei, đồng thời cũng là bố của bà Mạnh Vãn Châu, đã trả lời phỏng vấn của rất nhiều kênh truyền thông, phát biểu của ông cũng chuyển biến rất rõ ràng từ ôn hòa đến kịch liệt, trước tiên là biểu thị sự tin tưởng vào nền pháp trị của Canada và Mỹ, thậm chí là khen ngợi cả Tổng thống Trump, rồi cuối cùng lại chỉ trích đối phương là bá quyền và vô lý.

Từ khi xảy ra sự kiện Mạnh Vãn Châu tới nay, lập trường của Huawei rõ ràng đã thể hiện một quỹ đạo liên tục hướng về lập trường của chính phủ Trung Quốc để làm chuẩn. Không chỉ có vậy, sau khi Huawei lựa chọn hành động pháp luật, trong chính phủ Trung Quốc từ người phát ngôn Bộ Ngoại giao cho đến bản thân Bộ trưởng Bộ Ngoại giao đều lên tiếng mạnh mẽ biểu thị sự ủng hộ và khích lệ Huawei. Trong chế độ quốc gia mà chính phủ trung ương nắm tất cả trong tay, trong thời khắc mà quan hệ Trung – Mỹ đang vô cùng tế nhị này, không có chính phủ thậm chí là lãnh đạo tối cao của Trung Quốc ủng hộ thậm chí phê chuẩn, thì rất khó tưởng tượng được Huawei sẽ có hành động như vậy.

Công ty Trung Quốc và cá nhân Trung Quốc kiện chính phủ các nước phương Tây, hiện tượng này đúng là rất thú vị. Tại Trung Quốc, án lệ công ty kiện chính phủ cực kỳ hiếm thấy, sở dĩ hiếm thấy là vì các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc và các cơ quan chính phủ và tất cả cơ quan lập pháp, tư pháp, đều là do đảng chấp chính lãnh đạo, các vấn đề giữa họ với nhau chỉ cần giải quyết trong nội bộ đảng, và do đảng quyết định. Còn đối với doanh nghiệp tư nhân có địa vị xã hội thấp, lại càng không có gan kiện cáo chính phủ, bởi vì đối đầu với đảng chấp chính và chính phủ, hoàn toàn không có khả năng thắng.

Dù là doanh nghiệp nước ngoài có tiếng, khi bị kỳ thị tại Trung Quốc cũng chỉ đành ngậm ngùi nhẫn chịu, bởi vì họ biết rằng, tại Trung Quốc, tòa án và chính phủ thực tế là cùng một nhà. Dân kiện quan, chưa nói đến chuyện không cách nào thắng kiện được, ngay cả việc muốn được tòa án thụ lý cũng là điều khó khăn. Còn đối với người dân Trung Quốc, thì càng không có chỗ để nói lý với chính phủ, còn những luật sư muốn vận dụng vũ khí pháp luật để giúp nhóm người yếu thế, phản đối chính phủ xâm phạm quyền công dân, xâm phạm quyền lợi hợp pháp của doanh nghiệp tư nhân, dường như không có trường hợp ngoại lệ nào mà không bị giam giữ hoặc bị các hình thức bức hại khác.

Một chính phủ thống trị thị trường, quan chức kiểm soát người dân, toàn lực đàn áp tất cả những ngôn luận và hành động bất đồng với chính phủ và chính đảng trong nước, nhưng lại mạnh miệng ủng hộ doanh nghiệp của mình và người dân trong nước đi kiện chính phủ nước dân chủ; một chính quyền công khai nói tuyệt đối không thực hành hiến chính và tư pháp độc lập, nhưng lại đi chỉ trích chính phủ và cơ quan tư pháp của nước dân chủ vi phạm quyền công dân trong hiến pháp mà không biết ngượng mồm. Hơn nữa, khi họ nói như thế lại không biểu hiện ra chút ngượng ngạo, hành vi này đúng là chỉ có trong hài kịch đen tuyệt đỉnh.

Đằng sau hiện tượng giống như hài kịch đen cũng đưa ra một vấn đề nghiêm túc mà không ai có thể né tránh. Đó chính là nước cờ giữa quốc gia dân chủ và quốc gia toàn trị có trạng thái không quân bình rất lớn: Quốc gia toàn trị có thể lợi dụng quyền lợi mà nền pháp trị văn minh cấp cho công dân, đồng thời trong phạm vi thế lực của mình lại từ chối một cách ngang ngược và vô lý bất cứ quyền lợi nào của người dân trong nước và doanh nghiệp nước ngoài, nước cờ như thế này, chắc chắn sẽ đem lại lợi ích khổng lồ cho thế lực toàn trị chỉ trong thời gian ngắn; các nước dân chủ khi đối phó với chính quyền như thế, chắc chắn đã phải bỏ ra chi phí rất lớn.

(Bài viết thể hiện lập trường và quan điểm của cá nhân tác giả)

Blog Hồ Thiếu Giang (theo RFA)

Xem thêm: