Hai năm trước, Huawei, ‘gã khổng lồ’ viễn thông Trung Quốc, vẫn đang chuẩn bị kiểm soát 5G trên toàn thế giới, nhưng hiện giờ mục tiêu của họ chỉ là sinh tồn. Ông Hal Brands, người phụ trách chuyên mục của tờ “Bloomberg” là giáo sư ưu tú về các vấn đề toàn cầu của Henry Kissinger tại Học viện Nghiên cứu Quốc tế Cao cấp thuộc Đại học Johns Hopkins. Ông Brands tin rằng trong 2 năm qua, sự trầm lắng và suy giảm của Công ty Hữu Hạn Công nghệ Huawei, là một trong những diễn biến địa chính trị lớn nhất tại Hoa Kỳ.

shutterstock 1430577905
(Nguồn: Shutterstock)

Ông Brands viết rằng vào năm 2019, ‘gã khổng lồ’ viễn thông Trung Quốc Huawei, đang gấp rút hướng tới sự thống trị của mạng 5G trên thế giới. Đây là biểu tượng cho thấy sự trỗi dậy rõ ràng của Bắc Kinh về ưu thế công nghệ. Tuy nhiên ngày nay, Huawei không còn suy xét đến địa vị thống trị của mình, chủ tịch của tập đoàn này tuyên bố: “Mục tiêu của chúng tôi là sinh tồn.”

Từ năm 2020, Huawei đã vướng vào một cuộc phản công toàn cầu, nhằm chống lại hành vi hiếu chiến của Trung Quốc. Đồng thời họ cũng bị ảnh hưởng bởi chiến dịch trừng phạt và ngoại giao của Mỹ. Nếu không có sự giải cứu bất ngờ, thì triển vọng của Huawei sẽ xấu đi trong năm tới. Đến lúc đó, Huawei sẽ cạn kiệt nguồn cung chất bán dẫn tiên tiến nhất đang rất hạn chế của mình.

Nhiều chuyên gia cho rằng Huawei, vốn có quan hệ mật thiết với Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) trong nhiều năm, hiện đang là nạn nhân của cuộc xung đột công nghệ ngày càng gia tăng giữa Hoa Kỳ và Bắc Kinh.

Một số lý do cho sự suy giảm của Huawei, cho thấy ĐCSTQ thường là kẻ thù tồi tệ nhất của chính họ. Bởi lòng tự tin chiếm lĩnh toàn cầu của ĐCSTQ đã tăng gấp đôi đối thủ của mình. Sự suy giảm của Huawei cũng cho thấy, Hoa Kỳ có thể xây dựng chiến lược và giành chiến thắng trong cuộc cạnh tranh công nghệ cao với Trung Quốc.

Ông Brands chỉ ra rằng nguyên nhân khiến Huawei trở thành ‘gã khổng lồ’ viễn thông là do sự kết hợp độc đáo của nhiều lợi thế. Huawei đã nhận được các khoản trợ cấp hào phóng của chính phủ, tổng số tiền này có thể lên tới 75 tỷ đô la Mỹ. Điều đó cho phép họ phát triển các sản phẩm chất lượng cao, trong khi vẫn có thể giảm giá so với các đối thủ cạnh tranh.

Hơn nữa, Huawei còn có quyền tiếp cận không hạn chế vào thị trường nội địa khổng lồ của Trung Quốc. Điều này cho phép họ hoạt động trên một quy mô nhất định và giảm chi phí hơn nữa. Ngoài ra, Huawei cũng được hưởng lợi từ sự hỗ trợ chính trị và ngoại giao của ĐCSTQ. ĐCSTQ coi viễn thông 5G là một trong những lĩnh vực quan trọng trong cuộc chiến giành quyền lực toàn cầu.

Đến năm 2020, Huawei đã kiểm soát 31% thị trường cơ sở hạ tầng viễn thông toàn cầu. Tập đoàn này có nhiều hợp đồng xây dựng mạng 5G hơn bất kỳ công ty nào khác.

Khách hàng của Huawei không chỉ là các quốc gia đang phát triển coi trọng giá thành. Khoảng một nửa trong số 91 hợp đồng 5G của họ là với các quốc gia châu Âu. Ngay cả các đồng minh thân cận của Hoa Kỳ như Vương quốc Anh, cũng chọn đưa thiết bị của Huawei vào hệ thống mạng của mình.

Ông Brands tiết lộ, các quan chức Mỹ lo lắng rằng nếu Huawei xây dựng mạng 5G trên thế giới, Chính phủ Trung Quốc sẽ có thể viện dẫn “Đạo luật Tình báo Quốc gia” của họ, để yêu cầu cung cấp các thông tin nhạy cảm chảy qua các mạng này.

Trong trường hợp này, Trung Quốc sẽ có được đòn bẩy địa chính trị khổng lồ, giống như người Anh thống trị cáp thông tin liên lạc dưới biển trên thế giới vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20. Tầm nhìn của Bắc Kinh về tương lai sẽ gần thành hiện thực, nhờ vào chủ nghĩa tư bản nhà nước, được hỗ trợ bởi công nghệ tiên tiến. Ngoài ra, mạng 5G có đặc điểm là, chi phí cơ sở hạ tầng cao và khó thay thế. Các quốc gia lựa chọn Huawei có thể sẽ phải dựa vào các bản nâng cấp của họ trong vài năm tới.

Ông Brands cũng chỉ ra rằng trên thực tế, một phần nguyên nhân dẫn đến sự giàu có thoáng qua của Huawei là do chính hành vi của Trung Quốc.

Bắc Kinh đã cho thấy khả năng vô tình làm suy yếu triển vọng của Huawei. Năm 2018, Trung Quốc đã bắt cóc 2 công dân Canada, khiến mối quan hệ với Canada trở nên xa cách. Đại dịch COVID-19 bùng phát, và nỗ lực lợi dụng dịch bệnh của Trung Quốc đã buộc các nước trên thế giới phải xem xét lại mối quan hệ của họ với Bắc Kinh.

Khi sự ưa chuộng nói chung về Trung Quốc trên thế giới giảm mạnh, một số quốc gia châu Âu cũng rời xa Huawei. Cũng trong tháng 6 năm ngoái, sau khi quân đội Trung Quốc đụng độ với Ấn Độ tại vùng cao trên dãy Himalaya, Chính phủ Ấn Độ cũng cấm Huawei tham gia vào mạng 5G.

Ông Brands tin rằng chiến lược 3 mũi nhọn của Hoa Kỳ bắt đầu từ cựu Tổng thống Trump và được ông Biden tiếp nối đã cho thấy sức mạnh của nó.

Thứ nhất là đổi mới việc xúc tiến ngoại giao.

Áp lực từ Tổng thống Trump, bao gồm việc đe dọa giảm chia sẻ thông tin tình báo, cuối cùng đã làm lung lay lập trường của Vương quốc Anh và các đồng minh thân cận khác về Huawei.

Hoa Kỳ đã liên tục nhấn mạnh sự nguy hiểm của việc hợp tác với Huawei. Đồng thời khởi xướng một mạng lưới sạch, hứa hẹn loại trừ các nhà cung cấp có rủi ro cao. Điều này đã thu hút thêm nhiều người theo dõi vào năm ngoái. Năm nay dưới sự lãnh đạo của ông Biden, chính sách của Hoa Kỳ thân thiện hơn với các đồng minh so với trước đây và đã giành được nhiều sự ủng hộ hơn từ quốc tế.

Thứ hai, Washington đã sử dụng các biện pháp trừng phạt mạnh mẽ khiến Huawei mất đi khoản đầu tư quan trọng.

Vào cuối thời Trump, Huawei bị cấm kinh doanh với Google, Facebook và các công ty Mỹ khác về việc cung cấp phần mềm quan trọng cho điện thoại di động của họ. Quan trọng hơn, Washington đã cắt đứt nguồn cung chất bán dẫn có độ chính xác cao mà các sản phẩm của Huawei bị phụ thuộc vào chúng.

Thành công của Washington đến từ việc tận dụng lợi thế của sự bất đối xứng. Hoa Kỳ có sức ảnh hưởng của một hệ thống tài chính. Hoa Kỳ cũng có sức ảnh hưởng địa chính trị vô song. Công nghệ của Hoa Kỳ và các nước đồng minh, chiếm đầu cao nhất của chuỗi giá trị chất bán dẫn.

Hoa Kỳ đã cấm thế giới cung cấp chất bán dẫn hoặc công nghệ bán dẫn tiên tiến cho Trung Quốc. Ví như Hoa Kỳ không hề sản xuất thiết bị sản xuất chip tiên tiến nhất trên thế giới, mà là công ty ASML của Hà Lan sản xuất. Washington đã sử dụng tầm ảnh hưởng của mình, ngăn ASML xuất khẩu thiết bị sản xuất chip chuyên dụng sang Trung Quốc. Đồng thời, ngăn các nhà sản xuất chip nước ngoài như các công ty sản xuất Đài Loan bán sản phẩm hàng đầu của mình cho Huawei.

Dẫu Trung Quốc đầu tư lớn, nhưng nước này vẫn không thể tự mình thiết kế và sản xuất các chất bán dẫn tiên tiến nhất. Ông Tập Cận Bình cũng phải thừa nhận rằng: “Sự thực là công nghệ cốt lõi bị người khác kiểm soát, đây là mối nguy tiềm ẩn lớn nhất của chúng tôi.” Ông Biden cũng hạn chế khả năng huy động vốn của Huawei tại Hoa Kỳ, và tăng cường các biện pháp trừng phạt theo những cách khác.

Ông Brands viết, thiệt hại này là rất lớn. Các biện pháp hạn chế của Hoa Kỳ, đã mang lại sự không chắc chắn mới cho chuỗi cung ứng của Huawei. Trong tương lai gần, Huawei phải dựa vào các chất bán dẫn ít phức tạp hơn, nhưng lại tiêu thụ nhiều điện năng hơn. Cuối cùng điều này sẽ khiến các mạng sử dụng thiết bị của Huawei trở nên đắt đỏ theo thời gian. Ngoài các vấn đề an ninh lâu dài, các lệnh trừng phạt của Mỹ đã tạo ra động lực kinh tế để các đồng minh từ bỏ Huawei.

Những tác động trong chính sách của Hoa Kỳ đã bắt đầu thể hiện. Tính đến năm 2021, 8 trong số 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới, chiếm hơn 60% thị trường thiết bị điện thoại di động của thế giới, và hầu hết các quốc gia thành viên EU, đã cấm hoặc hạn chế quyền truy cập của Huawei vào mạng 5G của họ. Nhiều quốc gia không áp đặt các hạn chế chính thức như Đức và Canada, cũng khéo léo khiến Huawei gặp rất nhiều khó khăn.

Doanh số bán thiết bị mạng của Huawei đã giảm 14,2% từ giữa năm 2020 đến giữa năm 2021. Tổng doanh thu của tập đoàn này giảm khoảng 29% và doanh thu từ Trung Đông đến châu Mỹ đều giảm. Ông Nhậm Chính Phi, người sáng lập Huawei, tuyên bố rằng: “Không có sự hỗn loạn trong nội bộ công ty”, nhưng những con số lại kể cho chúng ta một câu chuyện khác.

Hoàn cảnh của Huawei có thể trở nên tồi tệ hơn. Có lẽ trong năm tới, nguồn chất bán dẫn tiên tiến mà Huawei dự trữ sẽ cạn kiệt. Điều này sẽ buộc họ phải sử dụng các thành phần cũ, kém hiệu quả hơn, thực hiện các hợp đồng hiện có hoặc hoàn toàn không thực hiện các hợp đồng này. Đối với ĐCSTQ, Huawei có thể quá quan trọng, không thể để tập đoàn này thất bại. Nhưng sự mở rộng toàn cầu của ĐCSTQ đang ngày càng trở nên có vấn đề.

Đồng thời, những thiệt hại kèm theo trong phong trào chống Huawei, lại ít hơn so với những gì một số nhà quan sát lo lắng ban đầu. Vào thời điểm đó, Hoa Kỳ và các nhà sản xuất chip nước ngoài lo ngại rằng Huawei là nhà mua chip lớn thứ 3 thế giới, các lệnh trừng phạt đối với Huawei sẽ khiến doanh số bán hàng sụt giảm mạnh.

Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh của các nhà sản xuất chip này không hề sa sút. Một phần nguyên nhân là do các đối thủ cạnh tranh mạnh mẽ của Huawei, như Công ty điện tử Samsung, Ericsson và Nokia, đang mua nhiều chip hơn. Hơn nữa, Hoa Kỳ cũng cho phép Huawei mua những con chip cũ không phù hợp với nghiệp vụ 5G.

Ông Brands kết luận rằng 2 năm trước, Huawei là biểu tượng cho tham vọng công nghệ toàn cầu của Trung Quốc. Ngày nay, tập đoàn này lại là một ví dụ về sự suy yếu liên tục của Trung Quốc. Đây cũng là dấu hiệu cho thấy, Hoa Kỳ đã bắt đầu hợp nhất việc ép buộc đơn phương và xây dựng đa phương, nhằm phát động một cuộc chiến tranh lạnh về công nghệ.

Bắc Kinh cũng không nhượng bộ. Họ đang tăng gấp 4 lần sự đổi mới trong nước và hy vọng sẽ trở thành công ty dẫn đầu thế giới về chất bán dẫn tiên tiến vào năm 2030. Những cuộc chiến khác cũng vẫn tiếp diễn: Trung Quốc đang chạy đua để kiểm soát dữ liệu của thế giới, thông qua các khoản đầu tư vào điện toán đám mây, trung tâm dữ liệu và cáp quang.

Các vấn đề về trí tuệ nhân tạo, công nghệ sinh học và điện toán lượng tử, cũng là những vấn đề cấp thiết đối với phương Tây. Bài học cho phương Tây là không nên giải quyết vấn đề khi đã quá muộn.

Qua Ngự Thi / Vision Times

Xem thêm: