Ngày 14/5, CNN trích dẫn lời của quan chức Mỹ và tài liệu cho biết, Nhà máy Điện hạt nhân Đài Sơn (Taishan) cách Hồng Kông 120 km, xảy ra sự cố rò rỉ. Trưởng đặc khu Hồng Kông Lâm Trịnh Nguyệt Nga hôm 15/6 cho biết rất chú ý đến sự việc này, và dẫn số liệu của đài thiên văn cho biết, tất cả các chỉ tiêu như phóng xạ môi trường ở Hồng Kông đều bình thường, hôm nay sẽ chủ động tìm hiểu về tình hình với cơ quan chức năng của chính quyền tỉnh Quảng Đông. Có nhà bình luận thời sự chỉ ra, xung quanh Hồng Kông có 6 nhà máy điện hạt nhân, một khi rò rỉ hạt nhân thì người Hồng Kông không còn chỗ nào, chỉ có thể chạy ra biển. Ông nhắc lại Thảm họa Chernobyl thời kỳ Liên Xô cũ, ông cho biết sự kiện này có thể lớn, có thể nhỏ, nếu hậu quả nghiêm trọng thì có thể khiến chính quyền giải thể.

p2954691a631449529
Hình ảnh Nhà máy Điện hạt nhân Đài Sơn. (Ảnh: EDF Energy/Wikipedia).

CNN đưa tin, Nhà máy Điện hạt nhân Đài Sơn (Taishan Nuclear Power Plant) tại tỉnh Quảng Đông Trung Quốc, cách Hồng Kông 130 km, xảy ra sự cố rò rỉ. Công ty Framatome của Pháp tham dự vào vận hành kinh doanh, từng hai lần gửi thư cho Bộ Năng lượng Mỹ trong tháng này, nói rằng tính phóng xạ của Nhà máy Điện hạt nhân Đài Sơn đã đe dọa trước mắt, yêu cầu Chính phủ Mỹ cung cấp hỗ trợ kỹ thuật. Công ty Framatome nói rằng Chính phủ Bắc Kinh đã sửa đổi luật, nâng cao tiêu chuẩn mức phóng xạ có thể chấp nhận để tránh đóng cửa Nhà máy này. CNN đưa tin, chính quyền Tổng thống Biden cho rằng cơ sở tạm thời chưa có rủi ro an toàn tiềm ẩn đối với công chúng. Trong tuyên bố được đưa ra vào tối ngày 14/6, Nhà máy Điện hạt nhân Đài Sơn nói rằng tổ máy có đầy đủ quy định pháp luật về an toàn, tiêu chuẩn an toàn môi trường xung quanh đều bình thường. 

Trưởng đặc khu Hồng Kông Lâm Trịnh Nguyệt Nga hôm 15/6 đã gặp mặt báo giới trước cuộc họp Hội nghị hành chính. Bà cho biết Chính phủ Hồng Kông vẫn luôn giám sát mức phóng xạ môi trường của Hồng Kông, Đài thiên văn là cơ quan phụ trách chủ yếu, Cục cấp nước cũng có giám sát tình hình các hồ chứa nước xem có tồn tại vượt tiêu chuẩn hay không, đến tối hôm qua (ngày 14/6) thì mọi chỉ số vẫn bình thường, phù hợp với tiêu chuẩn. Bà Lâm còn cho biết, hai khu vực Quảng Đông và Hồng Kông có cơ chế thảo luận thường xuyên về tiêu chuẩn phóng xạ, Chính phủ Hồng Kông sẽ chủ động liên lạc với cơ quan liên quan của tỉnh Quảng Đông, sau đó sẽ công bố thông tin mới nhất cho người dân.

Toàn bộ tỉnh Quảng Đông đều biến thành chuột bạch

Nhà máy Điện hạt nhân Đài Sơn là nhà máy điện hạt nhân cỡ lớn do Trung Quốc và Pháp hợp tác, do Tập đoàn Điện hạt nhân Trung Quốc và Công ty Điện lực Pháp cùng đầu tư xây dựng. Công ty Điện hạt nhân Đài Sơn do phía Trung Quốc nắm giữ 70%, phía Pháp nắm giữ 30%. Công ty Framatome phụ trách thiết kế nhà máy điện cho Công ty Điện lực Pháp, và cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho lò phản ứng hạt nhân. 

Theo tờ Stand News tại Hồng Kông đưa tin, người triệu tập của Liên minh Chuyên ngành Dịch vụ công tại Hồng Kông, Kỹ sư Lê Quảng Đức (Albert Lai), là người quan tâm đến sự phát triển của nhà máy điện hạt nhân. Ông cho biết Nhà máy Điện hạt nhân Đài Sơn là nhà máy đầu tiên sử dụng công nghệ EPR. Điều này cho thấy tiêu chuẩn an toàn của nó có khả năng không có tiền lệ tham chiếu. Ông giải thích, lượng phóng xạ gây hại cho cơ thể người là có tiêu chuẩn thống nhất, nhưng tiêu chuẩn an toàn phóng xạ của nhà máy điện hạt nhân có thể khác nhau bởi vì nó phụ thuộc vào các nhân tố như công nghệ vận hành và môi trường xung quanh.

Ông Lê Quảng Đức cho biết, Nhà máy Điện hạt nhân Đài Sơn là do Tập đoàn Điện hạt nhân Trung Quốc và Công ty Điện lực Pháp hợp tác đầu tư kinh doanh vận hành, sử dụng công nghệ EPR của Pháp. Pháp và Phần Lan là hai nước đầu tiên sử dụng công nghệ này để xây dựng nhà máy điện hạt nhân. Tuy nhiên hai nước đều chưa đạt được tiêu chuẩn an toàn và chưa đưa vào sản xuất, ngược lại Nhà máy Điện hạt nhân Đài Sơn ở Trung Quốc Đại Lục “đi đầu” đưa vào sản xuất vào năm 2018, trở thành nhà máy đầu tiên trên thế giới, cũng là nhà máy điện hạt nhân đầu tiên trên thế giới vận hành bằng công nghệ EPR. Ông hình dung toàn bộ tỉnh Quảng Đông đều biến thành chuột bạch.

Hiện tại mức độ rò rỉ của Nhà máy Điện hạt nhân Đài Sơn vẫn chưa được công bố, do đó ông Lê Quảng Đức cho rằng khó để ước chừng sự ảnh hưởng của nó đến Hồng Kông. Tuy nhiên ông chỉ ra, công ty Pháp tham gia vận hành đã nhờ sự trợ giúp từ Chính phủ Mỹ, điều này chứng minh tình hình rò rỉ đã vô cùng nghiêm trọng. Ông dự đoán, trình tự xử lý sự cố này của chính quyền Bắc Kinh giống như “làm trong hộp tối” (ý nói làm một cách mờ ám), thiếu cơ quan giám sát độc lập và công chúng không có quyền biết. Ông cảm thán, nếu không phải công ty Pháp tìm sự trợ giúp từ Chính phủ Mỹ, quan chức Mỹ không thông báo cho CNN, thì đến nay mọi người cũng sẽ không biết gì.

Một khi hạt nhân bị lộ ra, thì người Hồng Kông không có chỗ để thoát

Nhà báo kỳ cựu tại Hồng Kông, nhà bình luận thời sự Ngô Chí Sâm (Ng Chi Sum) cũng có phân tích về sự việc này trên kênh Youtube “Ng Sam” của ông. Ông Ngô nói rằng công ty Framatome hợp tác với Chính phủ Trung Quốc vào ngày 3/6 và ngày 8/6 đã hai lần gửi thư tới Bộ Năng lượng Mỹ nhờ sự trợ giúp, nói rằng Nhà máy Điện hạt nhân Đài Sơn có rò rỉ, nhưng phía Trung Quốc chưa từng nhờ sự trợ giúp từ Mỹ. Điều này cho thấy hai bên chưa đạt được đồng thuận về vấn đề xử lý rò rỉ hạt nhân, thậm chí là có sự bất đồng lớn. Phía Trung Quốc đã nâng tiêu chuẩn phóng xạ có thể chấp nhận được lên cao hơn, ông Ngô tiếp tục phân tích, phía Pháp có lẽ cho rằng việc nâng tiêu chuẩn này lên là rất nguy hiểm, cần ngừng vận hành nhà máy điện hạt nhân này lại, cho nên đã đơn độc nhờ sự giúp đỡ từ Mỹ. Đối với câu hỏi của CNN,  công ty Framatome trả lời rằng đang giúp đỡ giải quyết vấn đề Nhà máy Điện hạt nhân Đài Sơn. Ông Ngô Chí Sâm cho biết, rất rõ ràng, nhà máy điện hạt nhân này xác thực đã xuất hiện vấn đề.

Ngày 8/4 năm nay, Cục Bảo an Hồng Kông cho biết đã nhận được thông báo của Văn phòng Ủy ban Ứng cứu Hạt nhân Khẩn cấp tỉnh Quảng Đông. Thông báo nói rằng ngày 5/4, trong thời gian nhân viên của Nhà máy Đài Sơn chiểu theo kế hoạch vận hành đặc biệt hệ thống xử lý khí thải của Tổ máy số 1, hệ thống giám sát cho thấy có lượng ít khí được thải ra trong thời gian ngắn, và sự việc đã được xử lý kịp thời. Sau khi kiểm nghiệm đã chứng thực, lượng khí thải ra ngoài trong thời gian ngắn này chỉ chiếm 0,00044% tổng lượng cho phép hạn chế mỗi năm. Theo phân cấp sự kiện hạt nhân quốc tế và quy định pháp luật về an toàn, sự kiện này vào ngày 6 đã được xác định là “sai lệch cấp độ 0”, không gây ảnh hưởng đến vận hành của tổ máy, sức khỏe của nhân viên, người dân xung quanh và môi trường xung quanh. 

Ông Ngô Trí Sâm cho biết, xung quanh Hồng Kông có 11 nhà máy điện hạt nhân của Trung Quốc Đại Lục, có 6 nhà máy đang trong vận hành, trong đó có một nhà máy gây lo ngại nhất được xây dựng năm 1994, cách Hồng Kông 50km, đó là Nhà máy Điện hạt nhân Vịnh Đại Á (Daya Bay Nuclear Power Plant). Năm xưa, hàng triệu người Hồng Kông ký tên phản đối xây dựng nhà máy điện hạt nhân này, nhưng cuối cùng Chính phủ Bắc kinh vẫn không để ý đến yêu cầu của người Hồng Kông, vẫn xây dựng và đưa vào sử dụng như đã định. Sau năm 1994, gần Hồng Kông liên tiếp có 5 nhà máy điện hạt nhân được xây dựng, bao gồm các nhà máy điện hạt nhân như Dương Giang, (Yang Jiang), Đài Sơn (Tai Shan), Lĩnh Áo (Ling Ao), Thái Bình Lĩnh (Tai Ping Ling). Ngoài ra, còn có 5 nhà máy đang trong quá trình nghiên cứu. Nếu những nhà máy điện hạt nhân này xảy ra rò rỉ hạt nhân thì làm thế nào? Ông Ngô Chí Sâm nói thẳng, ngoài chạy ra biển, thì người Hồng Kông không có chỗ nào có thể thoát, bởi vì khoảng cách với nhà máy quá gần.

Thảm họa Chernobyl dẫn đến Liên Xô giải thể

Mặc dù đài thiên văn nói rằng các chỉ số phóng xạ vẫn bình thường, nhưng có cư dân mạng Hồng Kông cho biết, tháng Một năm ngoái khi xảy ra dịch bệnh, chính quyền Bắc kinh cũng nhiều lần thông báo “có thể phòng, có thể kiểm soát”, “không phát hiện chứng cứ rõ ràng cho thấy lây truyền từ người sang người”, từ đó nghi ngờ cách nói của chính quyền về việc nhà máy điện hạt nhân rò rỉ lần này cũng là không đúng sự thật. Ông Ngô Chí Sâm cho biết, tháng 4/1996, nhà máy hạt nhân Chernobyl của Liên Xô bị nổ và gây ra rò rỉ hạt nhân, lãnh đạo khi đó vì sợ gánh vác trách nhiệm nên đã che giấu sự kiện này. Ông Ngô Chí Sâm nói, tư duy của lãnh đạo Liên Xô và lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc cơ bản là giống nhau, và không lấy lợi ích của công chúng làm xuất phát điểm, ngược lại họ lo lắng cho mũ ô sa của bản thân. “Nếu có thể che giấu, dàn xếp sự kiện trong phạm vi năng lực của mình, thì coi như không có chuyện gì xảy ra”. Do đó, sự việc này vẫn luôn bị trì hoãn, không đăng lên báo, càng không nói cho người dân ở gần khu vực đó.

Theo báo cáo Chernobyl của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế và Tổ chức Y tế Thế giới, trong sự kiện này có 56 người tử vong, bao gồm 47 nhân viên cứu hộ, 9 trẻ em bị ung thư tuyến giáp, ước tính khoảng 600.000 người tiếp xúc với các vật chất có phóng xạ cao, ngoài ra còn có 4.000 người tử vong vì ung thư do phóng xạ gây ra.

Ông Ngô Chí Sâm nói rằng thảm họa Chernobyl là sự cố điện hạt nhân nghiêm trọng nhất trong lịch sử, cũng là sự cố lớn đầu tiên được đánh giá là sự cố cấp độ 7 cao nhất theo thang sự kiện hạt nhân quốc tế. Sự kiện này tạo ra ảnh hưởng lớn đến Liên Xô, cựu Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô Mikhail Sergeyevich Gorbachyov từng nói: “Sự cố hạt nhân Chernobyl có thể trở thành nguyên nhân thực sự dẫn đến sự giải thể của Liên Xô sau đó 5 năm, mức độ quan trọng thậm chí vượt qua cả sự nghiệp cải cách mà tôi khởi xướng.” Ông Ngô Chí Sâm nói, có thể thấy sự kiện này không chỉ ảnh hưởng đến số ít người, mà còn ảnh hưởng đến sự tồn vong chính trị. 

Lý Hoài Quất, Vision Times

Xem thêm: