Trong những diễn văn cá nhân và email được Wikileaks tiết lộ gần đây, bà Hillary Clinton đã khen lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình có tài năng hơn người tiền nhiệm và là “tin mừng” cho Hoa Kỳ, đặc biệt trong vấn đề duy trì kiểm soát quân sự của Trung Quốc và đối đầu với chế độ độc tài toàn trị ở Bắc Triều Tiên.

hillary-clinton-tap-can-binh

Một vài tháng sau khi ông Tập được cho là người sẽ tiếp nhận vị trí lãnh đạo Trung Quốc vào cuối năm 2012, bà Hillary Clinton, Ngoại trưởng Mỹ và là Ứng cử viên Tổng thống Đảng Dân chủ, đã mô tả ông là một nhà lãnh đạo “tinh vi hơn, hiệu quả hơn” ông Hồ Cẩm Đào, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tiền nhiệm.

“Ít nhất ông ấy là người theo kịp thời đại hơn, là một chính trị gia có nhiều kinh nghiệm hơn“, bà Clinton cho biết trong một email được đánh cắp từ tài khoản Gmail của John Podesta, Chủ tịch điều hành chiến dịch tranh cử của bà.

“Tôi nói lời khen ngợi này vì ông ta hiểu cách dùng các đòn bẩy chính trị khác nhau và hiểu các cử tri trong đối nội và đối ngoại”.

Thái độ của chính trị gia Hoa Kỳ sau cánh cửa đóng kín trái ngược hẳn với lập trường của bà trước công chúng. Khi ông Tập phát biểu về thúc đẩy nữ quyền, bà Clinton đã gọi ông là “đáng hổ thẹn” vì 5 người phụ nữ Trung Quốc đã bị bỏ tù vì các hoạt động nữ quyền.

Bà Clinton đã tham gia vào những sự vụ ngoại giao giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc trong hai thập kỷ qua, bà cho rằng việc ông Tập “nắm quyền lực” quân đội Trung Quốc và ĐCSTQ cũng như việc cải cách kinh tế và xã hội theo kế hoạch đã định của ông là một sự phát triển đáng hoan nghênh.

“Ông ta đã thiết lập một kế hoạch cải cách kinh tế, một vài điều trong đó khá sâu rộng và một số cải cách xã hội cũng vậy, như anh biết đấy, có thể nói rằng chúng đi đến cùng ít nhất là ở một mức độ nào đó như chính sách một con chẳng hạn,” bà Clinton nói.

Trong năm 2015, chính quyền Trung Quốc đã sửa đổi chính sách một con đã tồn tại trong ba thập kỷ thành chính sách hai con.

“Lo ngại lớn nhất”

Trong một bài phát biểu cá nhân tại công ty tài chính CME Group vào tháng 11/2013, bà Clinton nói rằng ông Tập Cận Bình đã “củng cố quyền lực của mình khá nhanh chóng trong quân đội và trong ĐCSTQ”.

Bà cũng nói rằng một trong những “mối quan tâm lớn nhất” của bà từ năm 2008 đến năm 2012 là khả năng “hoạt động độc lập” và ảnh hưởng đến chính sách đối ngoại của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA).

Như một ví dụ, bà Clinton nói rằng PLA đang hợp tác với Bắc Triều Tiên trong việc theo đuổi một kho vũ khí hạt nhân, bà bày tỏ sự tin tưởng rằng vai trò tích cực của ông Tập Cận Bình trong việc kiểm soát PLA sẽ giúp kiềm chế chế độ độc tài Trung Quốc.

“Chủ tịch Tập đang làm nhiều hơn nữa để cố gắng khẳng định quyền lực của mình, và tôi nghĩ đó cũng là một tin tốt“, bà nói.

Ông Hồ Cẩm Đào mặc dù từng là Tổng Bí thư của ĐCSTQ nhưng có nhiều khía cạnh ngang hàng với 6 vị quan chức hàng đầu trong Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị. Ông chưa từng được xem là nhà lãnh đạo “cốt lõi” của chế độ như những nhà lãnh đạo đầy quyền lực trước đó. Theo những nhà quan sát tình hình Trung Quốc ghi nhận, thời gian ông Hồ Cẩm Đào tại vị, cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân cùng với bộ sậu thân tín của ông này phủ tầm ảnh hưởng của họ lên toàn bộ chế độ.

>> “Đấu trường sinh tử” giữa Giang Trạch Dân và Tập Cận Bình: Quyền lực bằng mọi giá

PLA và lĩnh vực công nghiệp nhà nước, cũng như các tổ chức quyền lực thân tín của Đảng đều nằm dưới tầm ảnh hưởng của Giang, đã đi theo đường lối riêng của ông này và trở thành những ống dẫn kinh doanh bất hợp pháp. “Ông Hồ Cẩm Đào, không giống như ông Giang Trạch Dân, chưa từng thực sự chiếm được quyền lực của PLA“, bà Clinton nhấn mạnh.

Kể từ khi ông Tập nắm quyền, ông đã loại đi các đối thủ chính trị và phe phái, bắt và thanh trừng hàng ngàn quan chức tham nhũng, bao gồm nhiều người có mối liên hệ mật thiết với ông Giang Trạch Dân và đã loại đi các sắc phong không chính thức trong cơ cấu quyền lực của Trung Quốc.

Năm nay, hàng trăm cán bộ Đảng ở một tỉnh giáp biên giới Bắc Triều Tiên đã bị sa thải vì tội tham nhũng. Những bia đỡ đạn này gồm một nữ doanh nhân bị tố cáo bởi các nhà chức trách Mỹ là đã bán cho chế độ Kim các vật liệu cần thiết cho quá trình làm giàu uranium, vốn dĩ rất quan trọng để sản xuất đầu đạn hạt nhân.

Hoàng Vũ

Xem thêm: