Thời ông Hồ Cẩm Đào làm lãnh đạo Trung Quốc, quyền hành của ông luôn bị cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân kiểm soát chặt. Tại Đại hội 18 đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) ông Hồ Cẩm Đào đã rút lui triệt để nhằm nâng đỡ và tăng cường quyền lực cho ông Tập Cận Bình. Trong một lần phát biểu tại Hội nghị Sinh hoạt Đảng, do quá cảm xúc khiến huyết áp Hồ tăng cao gây đột quỵ, phải đưa vào viện điều dưỡng, khi đó Hồ rơi nước mắt siết chặt tay Tập và nói bốn từ.

ho cam dao tap can binh
Đại hội ĐCSTQ lần 18 vào năm 2012 ông Hồ Cẩm Đào rút lui triệt để, bị dư luận ví von “Hồ Cẩm Đào học theo dũng sĩ lấy thân làm bom Đổng Tồn Thụy” (Ảnh: Getty Images)

Sự việc xảy ra vào 20/8/2015, khi đó Hồ Cẩm Đào phát biểu trong Hội nghị Sinh hoạt Đảng bộ, vì tâm trạng bị kích động khiến huyết áp tăng cao đột ngột và bị đột quỵ, sau khi đưa vào bệnh viện cấp cứu đã được chẩn đoán mắc bệnh Parkinson. Hồ đã đề xuất với Ban Thường vụ của Bộ Chính trị rằng ông chấp nhận công khai bệnh tình, không giữ bí mật.

Sau khi Hồ Cẩm Đào xuất viện vẫn tiếp tục trị bằng liệu pháp vật lý cả Đông và Tây y để phục hồi chức năng tay chân. Hồ Cẩm Đào cho biết: “Phải tận dụng điều kiện và hoàn cảnh thuận lợi này để nhìn lại các công việc lớn, ghi chép lại để có thể nói rõ lịch sử”.

Đưa ra nhiều đề xuất nhắm vào Giang Trạch Dân

Trong thời gian Hồ trị liệu ở viện điều dưỡng đã viết một lá thư gửi tới các cựu ủy viên Ủy ban Trung ương đã nghỉ hưu với nội dung giao quyền lực cho ông Tập Cận Bình và ông Lật Chiến Thư. Thông tin cho biết vào lúc đó ông Hồ Cẩm Đào đã rơi nước mắt và nắm chặt tay ông Tập Cận Bình, động viên ông Tập “dũng cảm tiến lên”.

Trong thư ông Hồ Cẩm Đào gửi các cựu ủy viên Ủy ban Trung ương về hưu có đưa ra 12 gợi ý và kêu gọi, các nội dung chính bao gồm: Đi đầu trong việc báo cáo, công khai, công bố công việc cá nhân, vợ chồng, con cái, thu nhập, nguồn tài sản; yêu cầu hủy chế độ Văn phòng cựu Tổng Bí thư và Chủ tịch nước sau khi nghỉ hưu; thực hiện “truy cứu pháp luật” đối với lãnh đạo cấp cao không làm tròn trách nhiệm chính trị và có hành vi sai trái nghiêm trọng, phải kết thúc tình trạng bất thường không chấp hành kỷ cương và pháp luật.

Trong số 12 đề xuất, nhiều đề xuất nhằm vào cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân. Ví như đề nghị hủy bỏ quy chế văn phòng cựu Tổng Bí thư và Chủ tịch nước; hay “truy cứu pháp luật” đối với lãnh đạo cấp cao không làm tròn trách nhiệm chính trị và có hành vi sai trái nghiêm trọng.

Tìm cách chấm dứt thực trạng Giang can thiệp chính sự

Ông Hồ Cẩm Đào nắm quyền 10 năm, nhưng quyền lực bị cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân kiểm soát. Vào Đại hội 16, ông Giang Trạch Dân đã phát động một cuộc đảo chính quân sự, ép buộc ông Hồ Cẩm Đào phải chấp nhận cho mình làm Chủ tịch Quân ủy Trung ương thêm hai năm. Hai năm sau, Giang đã buộc phải giải nhiệm, nhưng vẫn tiếp tục thông qua các thân tín cài lại để khống chế ông Hồ Cẩm Đào, khiến cho mệnh lệnh của ông Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo không ra được khỏi Trung Nam Hải.

Ông Giang Trạch Dân có nghỉ mà không có hưu, vẫn can thiệp vào “triều chính”, đây là vấn đề  nhiều người biết. Cho đến Đại hội 18 ĐCSTQ năm 2012, khi ông Hồ Cẩm Đào tự rút khỏi toàn bộ quyền lực, hy vọng chấm dứt tình trạng ông Giang Trạch Dân tiếp tục chiêu trò can thiệp công việc chính sự.

Tại thời điểm đó, dư luận xã hội tràn ngập thông tin ví “Hồ Cẩm Đào học tập dũng sĩ lấy thân làm bom Đổng Tồn Thụy (Dong Cunrui, 1929 – 1948)”, ý đồ khiến ông Giang Trạch Dân phải noi theo ông Hồ Cẩm Đào triệt để rút lui, đồng thời còn để mở đường tiếp quản toàn bộ quyền lực cho ông Tập Cận Bình.

Tại Hội nghị chuyên đề Sinh hoạt Đảng bộ vào 28/9/2014, ông Hồ Cẩm Đào tập trung vào hai khía cạnh là, chỉ trích ông Giang Trạch Dân làm loạn công việc chính trị và đã đề nghị mở chương trình đánh giá toàn diện về ông Giang Trạch Dân. Tại Hội nghị, Hồ tố cáo Giang từ sau Đại hội 16 năm 2002, đột nhiên đề xuất nhiều sửa đổi, trong đó có cả quy chế nội bộ Ban Thường vụ Bộ Chính trị và quy chế  nội bộ Bộ Chính trị. Hồ cũng cáo buộc Giang dùng thủ đoạn bất chính gây bùng nổ tệ nạn bè phái trong Bộ Chính trị và Ban Thường vụ Bộ Chính trị, khiến nhiều chính sách quan trọng ra đời không lâu đã chết yểu.

Trong một cuộc họp khác, ông Hồ Cẩm Đào đau khổ chia sẻ, trong hai nhiệm kỳ Tổng Bí thư, nhiều chính sách quan trọng đã bị hoãn lại do tranh cãi và bất đồng, có lý do quan trọng là vấn đề ông Giang Trạch Dân nghỉ mà không hưu, thường xuyên đưa ra ý kiến và đề nghị, làm cho nhiều chính sách quan trọng do ông Hồ đưa ra hoặc bị hoãn hoặc bị phủ quyết.

Trước và sau Hội nghị Bắc Đới Hà năm 2015, truyền thông Trung Quốc Đại lục đã bùng nổ chỉ trích hiện tượng “ông cụ can thiệp chính sự”. Đặc biệt như Nhân dân Nhật báo công bố bài viết “Cái nhìn biện chứng về ‘Lòng người dễ đổi, tình người lạnh nhạt’” gây làn sóng tranh luận căng thẳng, trong đó quan điểm phổ biến cho rằng bài viết là ám chỉ đến Giang Trạch Dân. Truyền thông Hồng Kông có bình luận rằng đây là vì chính quyền của Tập Cận Bình muốn chấm dứt tình trạng can thiệp chính sự này.

Trước và sau khi ông Tập Cận Bình tiếp quản quyền lực đã phải chịu ít nhất 10 lần nguy hiểm tính mạng, giới truyền thông Hồng Kông thường chỉ ra nguyên nhân liên quan đến âm mưu ám sát của thế lực phe cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân. Còn thời ông Hồ Cẩm Đào cầm quyền cũng đã ba lần bị thế lực cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân ám sát. Điều này đã được thể hiện rõ qua chiến dịch chống tham nhũng của ông Tập Cận Bình thanh trừng hàng loạt “hổ to” sừng sỏ đã từng một thời “tay che trời”.

Trí Đạt

Xem thêm: