Sau khi lưỡng hội của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) kết thúc, nguyên Phó chủ nhiệm “Văn phòng tiểu tổ lãnh đạo Phòng chống và Xử lý vấn đề tà giáo Trung ương” (còn gọi là Phòng 610) Bành Ba bị Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương tuyên bố “ngã ngựa”. Bành Ba trở thành “hổ” đầu tiên “ngã ngựa” sau lưỡng hội. 

p2897541a495111180
(Ảnh ghép ông Bành Ba)

Nguyên Phó chủ nhiệm Phòng 610 Bành Ba “ngã ngựa”

Ngày 13/3, Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương ĐCSTQ phát đi thông cáo cho biết, nguyên Phó chủ nhiệm Phòng 610 Bành Ba liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng, hiện đang bị điều tra. 

Truyền thông Đại Lục The Paper đưa tin, Bành Ba là quan chức cấp cao thứ 5 bị Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương tuyên bố “ngã ngựa”. Trước đó, 4 quan chức cấp tỉnh như Lý Văn Hỷ (nguyên Phó chủ tịch Ủy ban chính hiệp tỉnh Liêu Ninh), Tống Lượng (phó Tỉnh trưởng thường trực tỉnh Cam Túc), Vương Phú Ngọc (cựu Chủ tịch Chính hiệp tỉnh Quý Châu), Trương Tân Khởi (nguyên Phó Chủ tịch thường ủy Nhân đại tỉnh Sơn Đông) cũng đã được thông báo “ngã ngựa”. Bành Ba cũng là “hổ” đầu tiên ngã ngựa sau kỳ lưỡng hội năm 2021 của ĐCSTQ.

Nhiều nhân vật cấp cao của “Phòng 610” “ngã ngựa” do tham nhũng

Theo Wikipedia, Văn phòng 610 có tên đầy đủ là Văn phòng Tiểu tổ lãnh đạo Phòng chống và Xử lý vấn đề tà giáo Trung ương. Nó là một tổ chức có tính toàn quốc nghe theo lệnh của cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân. Ngày 7/6/1999, ông Giang Trạch Dân đã triệu tập một hội nghị Bộ Chính trị đặc biệt, quyết tâm đàn áp Pháp Luân Công. Ngày 10/6 cùng năm, thành lập “Tiểu tổ lãnh đạo Xử lý vấn đề Pháp Luân Công trung ương” của ĐCSTQ, bên dưới thiết lập cơ quan thường trực là Văn phòng tiểu tổ lãnh đạo Xử lý vấn đề Pháp Luân Công trung ương, tức Văn phòng 610. Đây là cơ quan ngang bộ trực thuộc trung ương đã bị cắt giảm và sáp nhập, tại Trung Quốc Đại Lục, từng có đến 1000 Văn phòng 610 các cấp khu phố, thành phố, tỉnh. 

Báo cáo của Ủy ban về Trung Quốc của Quốc hội Mỹ nhận định, Văn phòng 610 là cơ quan an ninh quốc gia “ngoài pháp luật” chấp hành mệnh lệnh của Trung ương ĐCSTQ, phụ trách chính về điều phối các cơ quan đàn áp Pháp Luân Công. Báo cáo của cơ quan nghiên cứu Mỹ cho biết, đối tượng điều tra xử lý của Văn phòng 610 vào năm 2013 được mở rộng đến các đoàn thể tôn giáo và khí công bị ĐCSTQ nhận định là có hại cho sự thống trị của đảng, bao gồm các Giáo hội Cơ Đốc gia đình, tín đồ Phật giáo và các đoàn thể tôn giáo khác. Do công tác thiếu sự minh bạch, nên vẫn luôn bị ngoại giới nghi ngờ. 

Văn phòng 610 là Văn phòng Phòng chống và Xử lý vấn đề tà giáo của Quốc vụ viện thành lập tháng 9/2009, là một cơ quan 2 biển hiệu, cùng thuộc văn phòng trực thuộc Ủy ban Chính trị Pháp luật Trung ương. Tổ trưởng Tiểu tổ lãnh đạo 610 Trung ương phần lớn do Bí thư Ủy ban Chính trị Pháp luật đảm nhiệm, Chủ nhiệm Văn phòng 610 là do Thứ trưởng Bộ Công an đảm nhiệm, do Bí thư Ủy ban Chính trị Pháp luật bổ nhiệm, công tác cụ thể do Bộ Công an phụ trách. Tháng 3/2018, Văn phòng 610 bị chính quyền ông Tập Cận Bình cắt giảm và hợp nhất, chức năng của nó được sáp nhập vào Ủy ban Chính trị Pháp luật Trung ương và Bộ Công an. 

Đài Á Châu Tự do đưa tin, luật sư nhân quyền Trung Quốc nổi tiếng Cao Trí Thịnh nói rằng Văn phòng 610 của ĐCSTQ là tổ chức xã hội đen cao hơn sức mạnh của chính quyền. Nó có thể thao túng, điều động kiểm soát tất cả tài nguyên chính quyền, “thi hành” quyền lực quốc gia chưa từng có trên trái đất này, từ khi nhân loại có văn minh quốc gia đến nay.

Qua điều tra, phóng viên Vision Times phát hiện Chu Vĩnh Khang, Chu Bản Thuận, Lý Đông Sinh, Trương Việt từng là lãnh đạo của “Tiểu tổ lãnh đạo 610” và những người như Tôn Lực Quân, Bành Ba từng đảm nhiệm Phó chủ nhiệm Văn phòng 610, đều đã “ngã ngựa”. Trong đó có Lý Đông Sinh còn từng giữ chức Chủ nhiệm Văn phòng 610.

Ngoài ra, 4 người gồm Vương Lạc Tuyền và Mạnh Kiến Trụ (từng làm Phó tổ trưởng Tiểu tổ lãnh đạo 610), Phó Chính Hoa (từng làm Chủ nhiệm Văn phòng 610), Lưu Vân Sơn (từng làm Phó chủ nhiệm Văn phòng 610), lần lượt đều bị truyền thông tiếng Trung ở hải ngoại tiết lộ tồn tại vấn đề tham nhũng nghiêm trọng.  

Giang Trạch Dân bị nhiều nước truy tố

Ngày 15/4/2015, truyền thông của ĐCSTQ là Tân Hoa Xã đưa tin, Tiểu tổ lãnh đạo cải cách sâu rộng Trung ương ĐCSTQ vào ngày 1/4/2015 đã xem xét thông qua ý kiến cải cách chế độ đăng ký lập án của tòa án. Tuyên bố rằng cần làm được “có án ắt lập, có tố cáo ắt thụ lý”, và chính thức thực thi vào ngày 1/5/2015. Tòa án “có án mà không lập” thì sẽ bị truy trách nhiệm; cấm tòa án “không nhận tài liệu, không trả lời, không đưa ra công văn pháp luật”. 

Ngoài ra, đối với  truy tố dân sự, truy tố hành chính, truy tố hình sự, cưỡng chế chấp hành và xin bồi thường quốc gia phù hợp quy định điều kiện pháp luật, thì tòa án phải nhất loạt tiếp nhận đơn kiện và đăng ký lập án ngay tại chỗ. 

Ngày 16/6/2015, Tổ chức quốc tế Điều tra Cuộc Đàn áp Pháp Luân Công đã thông qua điện thoại điều tra thu thập chứng cứ đối với thành viên phe Giang Trạch Dân là Thường ủy Bộ Chính trị, Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn Quốc Trương Đức Giang. Từ chứng cứ cho thấy ông Giang Trạch Dân đã hạ lệnh thu hoạch tạng của người tập Pháp Luân Công, còn Chu Vĩnh Khang là người chủ yếu chấp hành mệnh lệnh.

Ngày 25/6 cùng năm, Tổ chức quốc tế Điều tra Cuộc Đàn áp Pháp Luân Công đã thông qua điện thoại điều tra thu thập chứng cứ đối với thành viên phe Giang Trạch Dân là Thường ủy Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Trương Cao Lệ, cũng chứng thực ông Giang Trạch Dân là  thủ phạm hạ lệnh thu hoạch tạng người tập Pháp Luân Công. 

Trang mạng Minh Huệ (Minghui.org) ngày 27/6/2015 đưa tin, số người tại Trung Quốc Đại Lục kiện Giang Trạch Dân tăng mạnh, đã lên đến hơn 13.109 người tập Pháp Luân Công và người nhà của họ gửi đơn kiện. Từ cuối tháng 5 đến ngày 25/6, trang mạng Minh Huệ đã nhận được bản sao chép cáo trạng khởi kiện hình sự Giang Trạch Dân của 22.818 người (18.244 trường hợp).

Theo trang Minh Huệ đưa tin, người tập Pháp Luân Công ở 30 quốc gia trên thế giới đã kiện Giang Trạch Dân ra tòa.

Ngày 11/2/2014, Đài BBC đưa tin, ngày 10/2/2014, thẩm phán Tòa án tối cao Tây Ban Nha đã ký lệnh bắt lãnh đạo tối cao ĐCSTQ Giang Trạch Dân, bị truy nã toàn cầu với tội danh “chống lại loài người”. 

Tập Cận Bình cũng có đầy đủ lý do để bắt Giang Trạch Dân

Nguyên giám đốc Nhà xuất bản Học viện Quân sự Trung Quốc Tân Tử Lăng, khi trả lời phỏng vấn của Vision Times cũng đã cho biết, nếu muốn bắt Giang Trạch Dân, “tam đại biểu” tuyệt đối không phải là chướng ngại, mà điểm đột phá có lợi nhất chính là bắt đầu từ việc Giang Trạch Dân bức hại Pháp Luân Công.

Ông Tân Tử Lăng nói: “Điểm đột phá, tôi nghĩ là làm từ việc sửa lại án xử sai đối với Pháp Luân Công, bởi vì 200.000 đơn kiện đè lên tòa án tối cao. 200.000 đơn kiện này không phải là tự phát mà có, thực tế là có sự đối lập ở trung ương… thực tế là khuyến khích mọi người dùng luật pháp để bảo vệ bản thân. Quá khứ chính quyền trung ương không có tinh thần này, ai dám kiện Giang Trạch Dân? Bạn không kiện, ông ta cũng bắt bạn, bạn kiện thì chẳng phải là chạm vào miệng súng sao? Hiện tại có tổng cộng 200.000 đơn. Đây là điểm đột phá, chính là cơ chế điều tra lại, bạn làm sự việc này, không phải là quyết định của đảng, không phải là quyết định của Quốc vụ viện, là Giang Trạch Dân đã làm trái với ý chí của mọi người. Xử lý như thế này thì tương đối thuận lợi.”

Ông Tân Tử Lăng cho rằng thực tế ông Tập Cận Bình vẫn đang làm bước chuẩn bị, ví dụ xây dựng cơ chế điều tra lại và chính sách khuyến khích người dân dùng luật pháp bảo vệ chính mình, cũng chính là vì để bắt Giang Trạch Dân mà làm “một cái lồng” riêng.

Địch Nguyên Đức, Vision Times

Xem thêm: