Tình trạng “tướng đả hổ” Triệu Lạc Tế của lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Tập Cận Bình trong hai năm qua như thế nào? Cái gọi là “chống tham nhũng” của ĐCSTQ hiện nay đang gặp vấn đề gì? Phân tích dưới đây làm rõ thêm vấn đề này.

Embed from Getty Images

Kể từ sau Đại hội 19 với Ban Thường vụ mới của Trung ương ĐCSTQ, đến nay chưa đầy hai năm nhưng cơ cấu quyền lực đã thay đổi đáng kể, trong đó ông Triệu Lạc Tế (trái) vào thế bất lợi. (ảnh: Getty Images)

Gần đây Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương ĐCSTQ đã thông báo hạ bệ 4 “hổ to”, bao gồm Phó tỉnh trưởng tỉnh Hà Nam là Từ Quang, cựu Chánh án Tòa án cấp cao tỉnh An Huy là Trương Hiền, Phó tỉnh trưởng tỉnh Hà Bắc là Lý Khiêm, và Bí thư của thành phố Hải Khẩu là Trương Kỳ. Họ lần lượt bị điều tra vào các ngày 24/8, 25/8, 27/8 và 6/9. Đây là thời điểm nhạy cảm khi ĐCSTQ đang đẩy mạnh “bảo đảm ổn định” hoạt động kỷ niệm 70 năm xây dựng chính quyền, do đó động thái xử lý 4 quan to này khó tránh nghi ngờ nhằm tạo thanh thế uy hiếp.

Nhưng hiện nay chắc không còn mấy ai tưởng tượng được thanh thế chống tham nhũng của ĐCSTQ như nhiệm kỳ trước của Tập Cận Bình. Sự kiện Bạc Hy Lai hầu tòa hồi năm 2013 và sau đó đến nội tình kế hoạch chính biến của Chu Vĩnh Khang đã từng là điểm nóng của truyền thông quốc tế, từng khiến Trung Nam Hải trở thành trung tâm của dư luận thế giới. Tiếp theo là 4 quan tham với bê bối tham nhũng cũng như gian dâm vào loại “hàng hiếm” cũng trở thành đề tài bàn tán rộng khắp, đó là Từ Tài Hậu, Quách Bá Hùng, Lệnh Kế Hoạch, Tôn Chính Tài.

Dường như bắt đầu từ thời điểm nào đó, mọi người đã dần không còn hào hứng với cơn bão chống tham nhũng của ĐCSTQ. Diễn biến thực tế cũng đã trả lời cho vấn đề này. Thời điểm bước ngoặc chính là Đại hội 19 ĐCSTQ, một kỳ Đại hội mà đã được nhiều nhà phân tích cho rằng đã diễn ra trò đổi chác thỏa thuận giữa các phe phái trong ĐCSTQ, đặc biệt là diễn biến sau đó về tin đồn Tập Cận Bình xử lý Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng, Giang gần như biến mất.

Không khó thể có thể phác thảo được đường biểu thị bức tranh chống tham nhũng dần suy thoái.

Theo số liệu của nhà nước Trung Quốc, tính từ sau Đại hội 18 ĐCSTQ đến nay có 271 quan to cấp lãnh đạo Bộ và Tỉnh trở lên (hệ thống chính quyền hành chính) và cấp tướng (hệ thống quân đội) đã bị “ngã ngựa”. Phân bố lần lượt theo các năm như sau: năm 2013 là 13 người; giai đoạn đỉnh cao là năm 2014 và 2015 với 60 người và 64 người; năm 2016 giảm xuống còn 57 người, năm 2017 giảm mạnh còn 40 người, năm 2018 giảm mạnh hơn nữa khi chỉ còn 26 người. Kể từ đầu năm 2019 đến nay có 16 quan chức cấp tỉnh và cấp bộ (bao gồm cả chức trợ tá của lãnh đạo đứng đầu) đã bị điều tra, theo tình hình có thể đoán số lượng không thể vượt quá năm trước.

Nhìn từ cấp bậc quan tham bị “ngã ngựa”, tình hình kể từ sau Đại hội 18 đến Đại hội 19 là: cấp lãnh đạo đứng đầu của cơ quan trung ương (cấp Chính quốc) có 1 người (Chu Vĩnh Khang), cấp phó của cơ quan trung ương (cấp Phó quốc) có 5 người (Tô Vinh, Lệnh Kế Hoạch, Tôn Chính Tài, Từ Tài Hậu, Quách Bá Hùng), cấp lãnh đạo Bộ đứng đầu (cấp Chính bộ) có 20 người. Còn tình hình quan tham bị “ngã ngựa” từ sau Đại hội 19 có cấp bậc khá thấp: nhân vật cấp cao nhất bị xử lý là Dương Xương (Thư ký trưởng kiêm Ủy viên Chính phủ) chỉ thuộc cấp phó của một cơ quan trung ương (cấp Phó quốc); còn cấp lãnh đạo Bộ đứng đầu, hai năm qua chỉ có 5 người bị “ngã ngựa” là: Phó ban Tuyên truyền Trung ương Lỗ Vĩ, Phó Chủ nhiệm Ủy ban cải cách và phát triển quốc gia Nur Bekri (người Duy Ngô Nhĩ), Thứ trưởng Bộ Công an Mạnh Hồng Vĩ, cựu Bí thư tỉnh Thiểm Tây là Triệu Chính Vĩnh, cựu Bí thư tỉnh Vân Nam là Tần Quang Vinh, và cựu Chủ tịch Ủy ban Giám sát Chứng khoán Lưu Sĩ Dư.

Biểu đồ thay đổi số liệu thể hiện theo hình chữ U ngược. Điều này phản ánh diễn biến thay đổi rất rõ.

Từ công tác truyền thông của ĐCSTQ cho thấy, thời kỳ sau Đại hội 18, cứ mỗi lần diễn ra hoạt động tuần tra của Trung ương ĐCSTQ đều là tâm điểm chú ý, cơ quan tuần tra dựa theo các manh mối hạ bệ vô số quan chức cấp cao, nhưng sau Đại hội 19 thì hoạt động này trở thành cái gọi là “tuần tra chính trị”.

Ví dụ ngày 6/9 năm nay khi Bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Triệu Lạc Tế dự Hội nghị Công tác Tuần tra lần thứ 4 ĐCSTQ khóa 19 đã phát biểu rằng, tổ chức Đảng các ban ngành khi tuần tra phải “tuân thủ nguyên tắc nhiệm vụ tuần tra chính trị”.

Theo quan điểm mà ĐCSTQ thường nhấn mạnh, tuần tra chính trị là đẩy mạnh phổ biến ý thức hệ, yêu cầu các tổ chức địa phương phải quán triệt tư tưởng của Trung ương ĐCSTQ trong nhiệm vụ gia cố sức mạnh của Đảng (chống tự diễn biến, tự chuyển hóa) chứ không đơn thuần là chống tham nhũng, điều này cho thấy tính chất chống tham nhũng hiện đã thay đổi.

Sau Đại hội 19, nhiều trường hợp quan chức ĐCSTQ bị thông báo “ngã ngựa” có nội dung đề cập vấn đề thường xuyên xem báo chí “phản động”, có một số đặc biệt nhấn mạnh liên quan đến cái gọi là phát ngôn chống Đảng, cho thấy từ sau Đại hội 19 vấn đề ý thức hệ trở thành nội dung quan trọng của hoạt động xử lý quan chức, rất khác với chống tham nhũng thời gian nhiệm kỳ đầu của Tập Cận Bình.

Thực tế, từ khi Triệu Lạc Tế được tiếp quản quyền lực phụ trách chống tham nhũng của Vương  Kỳ Sơn đang hừng hực khí thế là đã cho thấy ĐCSTQ xác định “hạ nhiệt” tình hình. Triệu Lạc Tế ngoài xử lý tiếp những quan chức cấp Bộ và Tỉnh mà Vương Kỳ Sơn bàn giao lại (một số tự nguyện đầu thú, chẳng hạn như Tần Quang Vinh, Lưu Sĩ Dư) là nỗ lực thanh trừng những cán bộ cũ của Triệu ở Thiểm Tây, đa số họ vì mạo phạm Tập Cận Bình trong vụ biệt thự Tần Lĩnh. Trong hoạt động truyền thông hơn năm qua, dường như không thấy bóng dáng quyền uy của Triệu Lạc Tế.

Cho dù gần đây ĐCSTQ xử lý vài quan to trước thời điểm chuẩn bị lễ kỷ niệm lần thứ 70 xây dựng chính quyền thì cũng chỉ là nhân vật cấp phụ tá của lãnh đạo cấp Bộ, và màu sắc phe phái không rõ ràng, không trở thành tâm điểm chú ý.

Trong bài viết “Cục diện mới của quyền lực Trung Nam Hải” có chỉ ra vấn đề bố cục quyền lực Trung Nam Hải có những thay đổi lớn từ sau Đại hội 19 ĐCSTQ, nhưng so với nhiệm kỳ trước thì những thay đổi lần này có tính chất khác thường hơn, thậm chí là gợi cảm giác đáng sợ. Hiện thứ tự xếp hạng mới của 7 Ủy viên Ban Thường vụ là: Tập Cận Bình, Vương Hộ Ninh, Lý Khắc Cường, Lật Chiến Thư, Uông Dương, Hàn Chính, Triệu Lạc Tế. Trong thứ tự cũ thì Triệu Lạc Tế xếp thứ sáu, nhưng nay đã rơi xuống cuối cùng. Trong nhiệm kỳ đầu của Tập Cận Bình thì Vương Kỳ Sơn về hình thức xếp thứ sáu, nhưng thực chất là thứ hai.

Việc Triệu Lạc Tế chống tham nhũng một cách bình lặng như vậy, một mặt cho thấy đối với ĐCSTQ thì càng chống tham nhũng càng nhiều tham nhũng, hình thức tinh vi hơn, khiến giới chức chóp bu không còn niềm tin và kiên nhẫn. Mặt khác, kể từ năm ngoái với cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung bùng nổ, Trung Quốc bị suy thoái kinh tế, dân oan trong nước dưới áp lực đè nén cao độ có thể nổi dậy bất cứ lúc nào, biểu tình Hồng Kông phản đối Dự luật dẫn độ và đòi hỏi quyền tự chủ tối đa, tình cảnh thù trong giặc ngoài này khiến ĐCSTQ phải tập trung toàn lực chống lại “cuộc đấu tranh mang màu sắc cách mạng”.

Nhìn vào bức tranh này cho thấy, rõ ràng hiện nay ĐCSTQ không còn tâm trạng để chống tham nhũng, dù tuyên truyền vẫn nhấn mạnh thanh trừng quan tham nhưng hiện chủ yếu nhắm vào những quan tham cấp thấp, thỉnh thoảng xử lý vào quan to nhưng không liên quan gì đến thời cuộc. Có phải “nguyên khí” của ĐCSTQ sắp cạn kiệt?

 Tuyết Mai

Xem thêm: