Gần đây, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) nhấn mạnh rằng “Trung Quốc đã đạt được thắng lợi toàn diện trong công cuộc xóa đói giảm nghèo”. Tuy nhiên, một số học giả tiết lộ, có tới 940 triệu người ở Trung Quốc có thu nhập hàng tháng dưới 2.000 nhân dân tệ (NDT, khoảng 7 triệu VNĐ), hơn 800 triệu người đang mắc nợ và hơn 200 triệu người đang thất nghiệp.

id13771678 346958e1 109c 45b5 a0b5 1db0a7fbff37 600x344 1
Ông Lý Khổng Nhạc, Giáo sư tại Học viện Quản lý của Đại học Trung Sơn, Quảng Châu: Gần 1 tỷ người ở Trung Quốc Đại Lục kiếm được ít hơn 2.000 nhân dân tệ (7 triệu VNĐ) một tháng. (Ảnh chụp màn hình video)

Ngày 28/6, tại một loạt cuộc họp báo do Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức, kênh truyền thông của ĐCSTQ – CCTV đưa tin, các quan chức từ Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia nhấn mạnh, Trung Quốc đã đạt được thắng lợi toàn diện trong công cuộc xóa đói giảm nghèo, toàn bộ 98,99 triệu người nghèo ở nông thôn đã thoát nghèo, hơn nữa còn không xảy ra hiện tượng tái nghèo trên quy mô lớn.

Trong khi đó, trong một video lan truyền trên Internet, ông Lý Khổng Nhạc, giáo sư tại Học viện Quản lý, thuộc Đại học Trung Sơn, Quảng Châu, cảnh báo rằng 940 triệu người ở Trung Quốc chỉ kiếm được dưới 2.000 NDT một tháng (khoảng 7 triệu VNĐ). Hơn nữa, 20% người nghèo nhất ở Trung Quốc có thu nhập khả dụng bình quân đầu người là 7.800 NDT (khoảng 27 triệu VNĐ) một năm, tức 600 NDT (2 triệu VNĐ) một tháng. Ông nói: “20% là 280 triệu người”!

(Nội dung tweet: “Thực tế phũ phàng, thu nhập hàng tháng của gần 1 tỷ người chưa đến 2.000 NDT (khoảng 7 triệu VNĐ), hiện 800 triệu người đang lâm vào cảnh nợ nần, hơn 200 triệu người thất nghiệp. Trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế, lại thêm chính sách ‘zero COVID linh động’ của ông Tập Cận Bình! Đánh mất cơ hội cuối cùng cứu vãn nền kinh tế! Đẩy nhanh sự suy sụp kinh tế!)

Ông Lý Khổng Nhạc nói rằng 20% ​​những người có thu nhập thấp thứ hai ở Trung Quốc kiếm được 16.000 NDT (khoảng 55,6 triệu VNĐ) một năm. “16.000 NDT là bao nhiêu? Hơn 1.200 NDT (4 triệu VNĐ) một tháng.” “Nhóm 40% này có thu nhập hàng tháng dưới 1.000 NDT (3,5 triệu VNĐ); có 600 triệu người ở Trung Quốc có mức lương hàng tháng dưới 1.000 NDT, thực tế là 596 triệu (người).”

Tuyên bố 600 triệu người kiếm được ít hơn 1.000 NDT (khoảng 3,5 triệu VNĐ) một tháng, giống với Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã nói vào tháng Năm năm ngoái.

Ngoài ra, ông Lý Khổng Nhạc cũng cho biết, thu nhập bình quân hàng năm của 20% dân số có thu nhập trung bình này chỉ là 25.000 NDT (khoảng 87 triệu VNĐ) một năm. “Nói cách khác, hãy chú ý, mức trung bình của 60% những người này dưới 2.000 NDT (khoảng 7 triệu VNĐ). Thực tế là 940 triệu người.”

Ông Vạn Hải Viễn – Phó Giám đốc Viện Phân phối Thu nhập thuộc Đại học Sư phạm Bắc Kinh, và ông Mạnh Phàm Cường – một nhà nghiên cứu sau tiến sĩ, đã cùng nhau viết bài, chỉ ra rằng số liệu này phù hợp với thực tế.

Bài viết nói: “Trung Quốc vẫn là một quốc gia đang phát triển bị thống trị bởi các nhóm thu nhập thấp, hơn nữa tỷ lệ các nhóm thu nhập thấp ở nước này nằm ngoài sức tưởng tượng.”

Chiến thắng trong cuộc chiến chống đói nghèo bị nghi ngờ

Nhưng ĐCSTQ vẫn luôn khoe khoang rằng họ đã “tạo ra một kỳ tích trong lịch sử xóa đói giảm nghèo của nhân loại”. Vào tháng Hai năm ngoái, ông Tập Cận Bình còn tuyên bố: “Cuộc chiến xóa đói giảm nghèo của Trung Quốc đã đạt được thắng lợi toàn diện”, ám chỉ gần 100 triệu người nghèo ở nông thôn đã thoát nghèo.

Trước đó, ngày 27/6, Thủ tướng Lý Khắc Cường đã đến thăm Bộ Nội vụ, Bộ Nhân lực và An sinh xã hội, ông cho biết tại hội nghị chuyên đề rằng do các yếu tố như dịch bệnh và thiên tai, số lượng người gặp khó khăn hiện ngày càng tăng.

Cuối tháng Năm năm ngoái, ông Lý Khắc Cường cho biết trong cuộc họp báo sau khi bế mạc Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc rằng “thu nhập khả dụng hàng năm bình quân đầu người của Trung Quốc là 30.000 NDT (khoảng 104 triệu VNĐ), nhưng có 600 triệu người có thu nhập thấp và trung bình trở xuống. Thu nhập trung bình hàng tháng của họ chỉ khoảng 1.000 NDT (3,5 triệu VNĐ).” Điều này đã gây ra một sự náo động.

Liệu những người nghèo ở Trung Quốc đã thực sự thoát nghèo?

Theo tiêu chuẩn của Đại Lục, đến năm 2020, thu nhập ròng hàng năm của các hộ gia đình nghèo sẽ đạt 4.000 NDT (khoảng 14 triệu VNĐ), tức là thu nhập hàng tháng của mỗi hộ gia đình là 333,33 NDT (khoảng 1,2 triệu VNĐ) và thu nhập mỗi ngày là 11,11 NDT (khoảng 38.000 VNĐ).

Tiêu chuẩn này thấp hơn chuẩn nghèo tuyệt đối toàn cầu do Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc quy định là 1,9 USD / người / ngày (khoảng 44.000 VNĐ).

Một quan chức họ Lý của ĐCSTQ từng nói với Epoch Times rằng ĐCSTQ có 4 thủ đoạn chính để thoát nghèo: Thứ nhất, hạ thấp tiêu chuẩn xóa đói giảm nghèo; thứ 2, gian lận dữ liệu; thứ 3, an ủi động viên bất ngờ; thứ 4, im lặng một cách man rợ.

Trước đó, ngày 24/5, ông Trần Kiện tại Đại Lục đã đăng tải một video ngắn về đám cưới của người Di ở Đại Lương Sơn, tỉnh Tứ Xuyên, cho thấy mọi người đang ăn tiệc ngay trên bãi bùn đất ven đường, với các món ăn như súp dưa cải kèm đậu phụ, bánh và thịt bò. Ngày 7/6, ông Trần Kiện bị cảnh sát đưa đi “uống trà” và phải ký vào “bản cam kết”. Ngay sau đó, video đã bị xóa.

Trong khi đó gần đây, Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Trung Quốc mới đây công bố bảng thành tích “đả hổ” sau khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền, trong đó hơn 5 triệu quan chức tham ô, hủ bại đã bị điều tra và xử lý.

Đài Tiếng nói nước Đức (Deutsche Welle) đã đăng một bài bình luận vào ngày 30/6, nói rằng với các quy định nghiêm ngặt về chống tham nhũng của ông Tập và các quy định rườm rà của chế độ, cho dù so sánh với các quốc gia khác, bao gồm các nền dân chủ và các quốc gia chuyên quyền, hay với quá khứ của ĐCSTQ và các triều đại trước đây của Trung Quốc, đều là hiếm thấy.

Tuy nhiên, xét từ số lượng quan chức “ngã ngựa” và số lượng tiền tham nhũng, có thể gọi tệ tham nhũng trong ĐCSTQ là vô tận. Vì vậy, gốc rễ của tham nhũng nằm ở chỗ, một chế độ không có đảng đối lập và không được xã hội, đặc biệt là dư luận giám sát, chính bản thân nó là nơi sinh sôi nảy nở tệ nạn tham nhũng, mong chờ vào “sự tự giám sát đốc thúc” của đảng chấp chính để kiềm chế tham nhũng chưa bao giờ là hiện thực.

Bình Minh (t/h)