Ngày 25/4, Sở giáo dục tỉnh Hồ Nam cho biết, Bí thư Đảng bộ Sở giáo dục tỉnh Hồ Nam, Bí thư Ủy ban Giáo dục tỉnh Hồ Nam, Giám đốc Sở giáo dục Hồ Nam Tưởng Tinh Trung cho biết, cần đẩy nhanh công việc xây dựng Học viện Mao Trạch Đông thuộc Đại học Tương Đàm, đồng thời xây dựng học viện này thành trường tiêu biểu của Đại học Tương Đàm. Những phát biểu liên quan khiến dư luận đặt ra nhiều câu hỏi.

mao trạch đông
Ông Mao Trạch Đông (giữa) (Ảnh từ internet)

Trang tin ThePaper tại Trung Quốc Đại lục đưa tin, chiều ngày 18/4, Giám đốc sở Giáo dục tỉnh Hồ Nam, Bí thư Ủy ban Công tác tỉnh Hồ Nam Tưởng Tinh Trung đi đến Đại học Tương Đàm (Xiangtan University, tỉnh Hồ Nam) để khảo sát công việc xây dựng Học viện Mao Trạch Đông. Trong thời gian này, ông Tưởng Tinh Trung đã khảo sát tình hình kiến thiết khuôn viên mới của trường Đại học Tương Đàm.

Ông phát biểu, cần đẩy nhanh tiến độ xây dựng Học viện Mao Trạch Đông, bởi vì Tư tưởng Mao Trạch Đông thể hiện ra “Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc”.

Đại học Tương Đàm được thành lập năm 1958, tên trường là do đích thân ông Mao Trạch Đông chỉ định; ngày 10/9/1958, đích thân đề bút tên trường “Đại học Tương Đàm”, đồng thời dặn dò “nhất định phải thực để Đại học Tương Đàm vận hành tốt”.

Mao Trạch Đông làm gì trong kháng chiến?

Tuy nhiên, ông Mao Trạch Đông thực sự có thể đại diện cho giáo dục bậc cao của Trung Quốc? Dư luận vẫn còn rất nhiều nghi ngờ.

Ông Đới Hoàng – Cựu phóng viên nổi tiếng của Tân Hoa Xã, tác giả cuốn “Hồ Diệu Bang và Đặng Tiểu Bình xét lại án oan, án giả, án sai”, khi còn sống đã nói thẳng “Mao Trạch Đông là kẻ đại bịp”, không chỉ lừa ông ấy (Đới Hoàng) mà còn lừa toàn bộ Trung Quốc.

Ngoài ra, mấy năm gần đây, chính quyền Trung Quốc Đại lục tiến hành cải cách sách giáo khoa lịch sử, trong đó đổi số năm kháng chiến chống Nhật từ 8 năm thành 14 năm, vô tình đã tiết lộ tai tiếng về việc ông Mao Trạch Đông dẫn dắt bộ đội kháng chiến.

Tư liệu lịch sử cho thấy, ngày 7/7/1937, đội quân Quan Đông của Nhật Bản công phá Bắc Kinh và Thiên Tân, khi đó quân Nhật cho rằng trong 3 tháng có thể ép Trung Quốc chia đất cầu hòa. Nhưng không ngờ, Tưởng Giới Thạch dẫn quân liều mạng với quân Nhật, 3 tháng sau Thượng Hải mới Thất thủ.

Sau khi Thượng Hải thất thủ, quân Nhật tấn công vào thủ đo Nam Kinh của Trung Hoa Dân Quốc, tháng 6/1938 lại lần nữa giao chiến với quân đội Quốc dân Đảng của Tưởng Giới Thạch, mặc dù 4 tháng sau, quân Quốc dân Đảng rút lui về giữ Trùng Khánh, nhưng quân Nhật đã bị tổn hao nặng. Do đó, quân Quốc dân Đảng chiếm được căn cứ Tứ Xuyên, lại phối hợp với quân Quốc dân tại Hồ Nam, Vân Nam, Hà Nam, giao chiến với quân Nhật, chỉ riêng Trường Sa, nhưng đến mấy năm mà quân Nhật vẫn không thể tấn công được.

Sau đó, tháng 12/1941, quân Nhật đánh úp quân Mỹ, vì để phối hợp với quân đồng minh để tác chiến, Tưởng Giới Thạch phái quân đến Myanmar, phối hợp với quân Anh để chống quân Nhật. Tháng 8/1945, quân Nhật bị ném bom nguyên tử nên phải đầu hàng.

Một mặt khác, Mao Trạch Đông dẫn quân đội Đảng Cộng sản Trung Quốc trữ lương trữ quân, cướp địa bàn trong 8 năm kháng chiến. Mao Trạch Đông ra lệnh rõ ràng, không được giao chiến chính diện với quân Nhật. Nhưng có một lần duy nhất ngoại lệ là, cuối năm 1940, quân đội Bành Đức Hoài chống lệnh, khơi mào trăm đoàn đại chiến tại Hoa Bắc.

Toàn bộ cuộc chiến chống quân Nhật, quân đội Quốc dân Đảng có hơn 200 tướng lĩnh và quan quân tử chiến tại chiến trường, còn quân Đảng Cộng sản chỉ có 2 – 3 người chết.

Mao Trạch Đông từng sống buông thả?

Không chỉ có vậy, nhiều năm nay, dân gian liên tiếp đồn đại các vụ bê bối của Mao khi còn sống, còn tiết lộ Mao từng có quan hệ bất chính với nhiều phụ nữ.

Truyền thông Đại lục từng điểm lại cuối đời Mao Trạch Đông có 8 người phụ nữ bên cạnh, bao gồm Thư ký cơ yếu của Mao Trạch Đông là Tạ Tĩnh Nghi, Y tá trưởng chăm sóc sức khỏe Ngô Húc Quân, Thư ký sinh hoạt Trương Ngọc Phụng, bạn khiêu vũ “chuyên trách” Mạnh Cẩm Vân, nữ quan chức ngoại giao đầu tiên của Ủy ban Trung ương Đường Văn Sinh, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Vương Hải Dung.

Tháng 6/2012, một bài viết đăng tải bên ngoài Trung Quốc có tên “Lịch sử dâm loạn của Mao Trạch Đông – phụ nữ bị ông ta chà đạp lên đến nghìn người” đã tiết lộ, hành cung của Mao Trạch Đông ngoài Trung Nam Hải, còn có 15 chỗ ở khắp nơi.

Bài viết hình dung, những phụ nữ có quan hệ bất chính với Mao “nhiều như cá bơi dưới sông”. Sau đó, những phụ nữ không có tên tuổi sẽ bị đưa đến núi Ngũ chỉ, ngọn núi Hưng An  ở Đảo Hải Nam, sống ẩn cư cách biệt với thế giới bên ngoài để chờ chết.

Trong số những người phụ nữ này có cả nữ ngôi sao điện ảnh, ngôi sao kịch, thành viên Đoàn văn công, nhân viên phục vụ, nữ binh lính.

Trí Đạt

Xem thêm: