Bà Đổng, một học viên Pháp Luân Công ở Hồng Kông, đã thắng kiện trong vụ trưng bày biểu ngữ nơi công cộng. Ngày 12/1, Tòa sơ thẩm quận phía Đông đã bác bỏ yêu cầu phúc thẩm của Bộ Tư pháp đối với bản án trên.

id13905671 74c35e20e4642c12d12fbbae 600x400 1
Bà Đổng, học viên Pháp Luân Công ở Hồng Kông, đã thắng kiện trong vụ trưng bày biểu ngữ nơi công cộng. Ngày 12/1/2023, Tòa sơ thẩm quận phía Đông đã bác bỏ yêu cầu phúc thẩm của Bộ Tư pháp đối với bản án trên. (Ảnh: Epoch Times)

Năm 2022, bà Đổng đã trưng bày một biểu ngữ có nội dung “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân-Thiện-Nhẫn hảo” tại Bến xe buýt Tung Chung. Sau đó, bà nhận được giấy phạt từ Cục Vệ sinh Môi trường và Thực phẩm Hồng Kông, nói rằng bà đã “trưng bày áp phích chưa được cấp phép”, và được tuyên trắng án.

Bộ Tư pháp không phục, quyết định nộp đơn xin phúc thẩm. Ngày 29/12/2021, Thẩm phán Ôn Thiệu Minh đã thụ lý tại Tòa án Sơ thẩm Quận Đông. Ông Ôn Thiệu Minh đã thông báo vào ngày 12/1/2023 rằng tòa án đã bác bỏ đơn của bên công tố.

Khi đọc bản án, Thẩm phán Ôn nói rằng bên công tố phải chứng minh rằng việc trưng biểu ngữ của bị cáo có một mức độ quán tính và mang tính quy luật.

Bên công tố cho rằng việc bị cáo trưng biểu ngữ 2 tiếng là có quán tính và mang tính quy luật, nhưng bị tòa bác bỏ. Xét thấy thời lượng trưng biểu ngữ 2 tiếng không quá dài, cũng không có tính quy luật, nên đơn của bên công tố đã bị bác bỏ.

Sau khi bản án được công bố, bà Đổng đã yêu cầu trả lại các vật dụng cá nhân bị tịch thu tại tòa. Luật sư Phùng Nạp Thiên đại diện cho bên công tố nói rằng Cục Vệ sinh Môi trường và Thực phẩm sẽ xem xét ngày trả lại, sau khi các vụ án khác liên quan đến Cục này kết thúc.

Về việc tòa bác đơn đề nghị xem xét của bên công tố, bên ngoài phiên tòa, bà Đổng cho biết bà tin rằng phán quyết của thẩm phán là công bằng: “Đương nhiên chúng tôi vốn không hề có tội. Tôi mừng cho thẩm phán, cảm ơn ngài thẩm phán!”

Bà cũng nhấn mạnh rằng tòa nên suy xét nguyên nhân tại sao bà lại trưng biểu ngữ, là vì tập đoàn Giang Trạch Dân của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đang giết hại các học viên Pháp Luân Công.

“Pháp Luân Công là hợp pháp ở rất nhiều quốc gia trên thế giới. Chúng tôi đang kêu oan và đang cầu cứu. Kẻ giết người thì không có tội, còn chúng tôi kêu cứu lại có tội, có luật nào như vậy không?”

Hơn nữa, dịch bệnh vẫn đang rất nghiêm trọng, bà hy vọng có thể khuyến khích và an ủi mọi người bằng đức tin của mình, bảo họ ghi nhớ “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân Thiện Nhẫn hảo”, để được Thần Phật bảo hộ, được bình an và khỏe mạnh.

Ngày 28/5/2021, bà Đổng đẩy một chiếc xe đẩy tại Bến xe buýt Tung Chung, bên trên có một tấm biển được dựng lên trên đó, ghi dòng chữ “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân-Thiện-Nhẫn hảo”.

Khoảng 2 giờ sau, đúng lúc bà và một người bạn đang thu dọn đồ đạc và chuẩn bị rời đi, thì nhân viên của Cục Vệ sinh Môi trường và Thực phẩm đến tịch thu đồ đạc của bà.

Sau đó, bà Đổng nhận được phiếu phạt vì đã “trưng bày áp phích / dán áp phích trên đất tư nhân mà không được cấp phép”. Bà phủ nhận các cáo buộc của trát đòi hầu tòa và tự bào chữa cho mình. Vụ kiện đã được tuyên trắng án vào ngày 22/6/2022.

Bộ Tư pháp Hồng Kông đã từ chối chấp nhận phán quyết, và nộp đơn xin phúc thẩm lại phán quyết của thẩm phán Ôn Thiệu Minh tại Tòa án sơ thẩm quận phía Đông vào ngày 29/12/2022.

Viện dẫn vụ án, cơ quan công tố cho rằng không cần thiết phải chứng minh việc bị cáo nhiều lần liên tiếp trưng biểu ngữ là một quán tính mang tính quy luật, và việc bị cáo treo biểu ngữ 2 giờ 9 phút cũng có thể được coi là một quán tính mang tính quy luật.

Thẩm phán Ôn nói rằng vụ kiện của tòa án cấp trên không đề cập đến thời gian phải được đưa ra, nhằm đáp ứng định nghĩa về cáo buộc trên, và theo quan điểm của ông, 2 giờ là không phù hợp.

Ông đưa ra ví dụ: “Nếu 2 giờ là hiển thị trong quy định, thì để tham gia diễu hành từ Công viên Victoria, cũng phải mất 2 giờ, như vậy chẳng phải tất cả mọi người đều bị bắt sao?”

“Nếu tôi có một khẩu hiệu trên quần áo của mình, thì việc đợi ai đó ở nhà ga trong 2 giờ có vi phạm pháp luật không?”

Ông cũng chỉ ra rằng mục đích lập pháp của Điều 104 trong “Quy định về sức khỏe cộng đồng và thành phố” là để quản lý các áp phích trên đường phố, chứ không phải để bắt người biểu tình. Việc giải thích Điều 104A cần phải cân bằng giữa việc duy trì diện mạo thành phố, và việc sử dụng ranh giới của quyền tự do ngôn luận.

Đáp lại quan điểm của bên cáo buộc, bà Đổng nói: “Thật hiếm khi tôi ra ngoài và trưng (biểu ngữ). Nếu nói đây là quán tính, thì một lần làm sao có thể được gọi là quán tính được đây?”

Bà cũng nhấn mạnh rằng tòa nên xem xét nguyên nhân vì sao bà treo biểu ngữ, là vì ĐCSTQ đang giết hại các học viên Pháp Luân Công và thu hoạch nội tạng từ các học viên còn sống.

Cục Vệ sinh Môi trường và Thực phẩm tịch thu biểu ngữ của học viên Pháp Luân Công

Kể từ khi ĐCSTQ bức hại Pháp Luân Công, các học viên Pháp Luân Công ở Hồng Kông đã kháng nghị ôn hòa bằng nhiều cách khác nhau, và nói với mọi người sự thật về Pháp Luân Công.

Các biểu ngữ và bảng trưng bày của học viên Pháp Luân Công thường được nhìn thấy tại trung tâm thành phố và các danh lam thắng cảnh ở Hồng Kông.

Năm 2013, cựu Trưởng đặc khu Lương Chấn Anh (Leung Chun-ying) đã ra lệnh cho Cục Quản lý Thực phẩm và Vệ sinh Môi trường tịch thu một lượng lớn các bảng trưng bày và biểu ngữ của học viên Pháp Luân Công. Hai học viên đã nộp đơn xin thẩm tra tư pháp trong cùng một năm.

Năm 2018, Tòa sơ thẩm của Tòa án cấp cao đã phán quyết rằng Mục 104A của “Sắc lệnh Dịch vụ Thành phố và Y tế Công cộng” “cấm trưng bày các áp phích không được cấp phép” đã khiến Cục Vệ sinh Môi trường và Thực phẩm quá tùy tiện, không phù hợp với nguyên tắc hạn chế quyền tự do dân sự “theo quy định của pháp luật”, và phán quyết rằng các học viên Pháp Luân Công đã thắng kiện.

Tuy nhiên, sau đó Chính phủ đã thắng trong vụ kháng cáo, và các học viên Pháp Luân Công lại nộp đơn xin kháng cáo lên Tòa án Tối cao. Ngày 13/5/2022, cuối cùng tòa án đã thông báo rằng họ sẽ không thụ lý vụ kiện.

Phán quyết của Tòa Tối cao khẳng định quyết định của Tòa Phúc thẩm thuộc Tòa án cấp cao, phán quyết rằng các vật trưng bày trong các cuộc biểu tình cũng được điều chỉnh bởi Mục 104A của “Sắc lệnh Dịch vụ Thành phố và Y tế Công cộng”, nhưng chỉ ở một “mức độ nhất định và mang tính quy luật”.

Ngày 27 và 28/5/2021, Cục Vệ sinh Môi trường và Thực phẩm, Cục Đất đai và cảnh sát đã phối hợp hành động, tịch thu biểu ngữ của học viên Pháp Luân Công ở nhiều nơi tại Hồng Kông.

Theo thống kê chưa đầy đủ của Epoch Times, ít nhất 7 học viên Pháp Luân Công đã nhận được thông báo từ Cục Vệ sinh Môi trường và Thực phẩm sau hoạt động này, đây là vụ án đầu tiên được đưa ra xét xử.

Pháp Luân Công, còn được gọi là Pháp Luân Đại Pháp, là công pháp tu luyện của Phật gia, lấy “Chân, Thiện, Nhẫn” làm chỉ đạo, được người sáng lập là ông Lý Hồng Chí truyền dạy công khai vào năm 1992. Theo thống kê chính thức của ĐCSTQ, đến năm 1999 có khoảng 70 triệu đến 100 triệu học viên.

Vì lòng đố kỵ, cựu lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân đã khởi xướng cuộc đàn áp Pháp Luân Công, dàn dựng vụ án giả Tự thiêu Thiên An Môn, nhằm vu khống Pháp Luân Công, sách nhiễu, giam giữ trái phép, cưỡng bức lao động, tra tấn và buôn bán nội tạng của các học viên Pháp Luân Công còn sống. Vụ việc này đã bị cộng đồng quốc tế lên án.

Tháng 7/2006, ông David Kilgour – cựu Quốc vụ Khanh về các vấn đề Châu Á-Thái Bình Dương của Canada, và Luật sư nhân quyền quốc tế David Matas đã xuất bản một báo cáo điều tra về nạn thu hoạch nội tạng của ĐCSTQ từ các học viên Pháp Luân Công còn sống. Thông tin trên được trích dẫn trong báo cáo của Liên Hợp Quốc và các tổ chức nhân quyền đa quốc gia.

Tháng 6/2022, 12 chuyên gia nhân quyền độc lập của Liên Hợp Quốc đã đưa ra một tuyên bố chung, nói rằng họ vô cùng sốc trước những cáo buộc đáng tin cậy về việc mổ cướp nội tạng học viên Pháp Luân Công và các tín đồ tôn giáo khác, cũng như các dân tộc thiểu số do ĐCSTQ thực hiện.

Theo một báo cáo từ Minghui.org, mặc dù Giang Trạch Dân và ĐCSTQ lợi dụng lẫn nhau để đàn áp Pháp Luân Công một cách tàn bạo, nhưng đến nay, cả Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc, cơ quan lập pháp, hay Hội đồng Nhà nước, cơ quan hành pháp cao nhất ở Trung Quốc Đại Lục, đều không ban hành bất kỳ thông báo nào công khai cấm Pháp Luân Công.

Năm 2005, Bộ Công an, Tổng Văn phòng Trung ương ĐCSTQ và Tổng Văn phòng Quốc vụ viện cùng ban hành “Thông báo về một số vấn đề liên quan đến việc xác định và cấm các tổ chức tà giáo” (công văn [2005] số 39), trong đó xác định rõ 14 tổ chức tà giáo, Pháp Luân Công không nằm trong số đó.