Năm nay là kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Hội nghị Toàn thể lần thứ 6 của ĐCSTQ đã thông qua nghị quyết lịch sử lần thứ 3, tung hô những “thành tựu trọng đại”. Tuy nhiên, dẫu có nhiều hoa thơm hơn nữa cũng không thể che lấp được “vũng bùn” suy tàn của đảng này.

id13409496 content 567 600x400 1
Từ sau Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ 18 của ĐCSTQ, tổng cộng 7 thượng tướng đã ngã ngựa, gồm: Từ Tài Hậu (Xu Caihou), Quách Bá Hùng (Guo Boxiong), Phòng Phong Huy (Fang Fenghui), Trương Dương (Zhang Yang), Điền Tu Tư (Tian Xiusi), Vương Kiến Bình (Wang Jianping), Vương Hỷ Bân (Wang Xibin) (Ảnh ghép Epoch Times)

(Bài viết của Tiến sĩ Vương Hữu Quần, nhà văn, cựu Giám sát viên Ủy ban Kỷ luật Trung ương ĐCSTQ, thể hiện quan điểm riêng của tác giả.)

9 năm qua, kể từ khi ông Tập Cận Bình phát động chiến dịch đả hổ chống tham nhũng năm 2013, theo thống kê sơ bộ của tôi, hơn 160 tướng lĩnh đã bị điều tra. Con số này vượt quá tổng số tướng lĩnh đã ngã xuống trong các cuộc “nội chiến, ngoại chiến và Cách mạng Văn hóa” của ĐCSTQ suốt một thế kỷ. Từ các vụ án đã được điều tra về những vị tướng này, sự hủ bại của quân đội ĐCSTQ có thể nói đứng đầu trên thế giới.

Hơn 160 tướng lĩnh được tính như thế nào?

Đầu tháng 4/2017, bộ phim truyền hình chống tham nhũng dài 55 tập có tên “Nhân danh nhân dân” (In the Name of the People) lần đầu được khởi chiếu trên đài truyền hình vệ tinh Hồ Nam. Ông Chu Mai Sâm (Zhou Meisen), biên kịch của bộ phim, đã viết kịch bản theo sự chỉ đạo của Trung tâm Điện ảnh và Truyền hình của Viện Kiểm sát Tối cao.

Mở đầu chương trình phát sóng, ông Chu Mai Sâm nói trong một cuộc phỏng vấn với các phóng viên tại nhà riêng của mình ở Nam Kinh: “Các bạn có thấy tình trạng tham nhũng hiện nay nghiêm trọng như thế nào không? Nó nghiêm trọng đến mức bạn không còn cách nào nói về nó. Họ nói rằng đã quá thối nát. Chỉ huy quân sự hễ diễn tập là có thể mang cả xe (báo hỏng), cả xăng đi bán. Rõ ràng là bắn 10 phát đạn, lại báo cáo thành 100 phát đạn, để tham ô chi phí quân sự. Những cán bộ này của chính ủy buôn quan bán chức, bắt đầu từ chức tiểu đội trưởng trở đi, cho đến chức tướng trong quân đội. Khi ấy tôi đã không tin vào điều này. Bây giờ, thì tôi đã tin! Hơn 140 vị tướng.”

Tính từ cuộc bạo động Nam Xương do ĐCSTQ phát động ngày 1/8/1927, “Tướng lĩnh bị quân địch tiêu diệt trong tất cả các cuộc chiến cộng lại, cũng không đến vài người. Kết quả là một chiến dịch chống tham nhũng lại có hơn 140 tướng lĩnh bị xóa sổ. Thật đáng sợ biết chừng nào?

Bạn cảm thấy họ có thể lâu dài được không? Có thể tiếp tục đùa bỡn lâu dài như vậy không? Chắc chắn sẽ vong đảng, vong quốc, làm sao có thể không diệt vong đây? Đây còn chưa phải là thời chiến. Hễ chiến tranh xảy ra, ai sẽ chiến đấu cho bạn? Ai sẽ bán mạng cho bạn? Chức quan là do tôi mua được thì dựa vào đâu tôi phải bán mạng cho bạn? Điều này thật khủng khiếp.”

Ngày 19/10/2017, ông Dương Hiểu Độ (Yang Xiaodu), Phó Bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương, kiêm Bộ trưởng Bộ Giám sát, cho biết tại một cuộc họp báo rằng kể từ Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ 18, Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương đã yêu cầu kiểm điểm 440 cán bộ quân sự cấp tỉnh trở lên và các cán bộ quản ký cấp Trung ương khác. Vào thời điểm đó, có khoảng 280 quan chức thuộc cấp quản lý trung ương và chính phủ bị điều tra. Dựa trên tính toán này, có thể có 160 tướng lĩnh quân đội đang bị điều tra.

Đầu tháng 4/2017, ông Chu Mai Sâm cho biết trong một cuộc phỏng vấn, ông biết rằng hơn 140 tướng lĩnh đã bị điều tra. Tính đến tháng 10/2017, có khả năng rất cao là 160 tướng lĩnh đã bị điều tra.

Kể từ Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ 19 của ĐCSTQ vào tháng 10/2017, 5 tướng lĩnh của ĐCSTQ đã ngã ngựa.

7 thượng tướng bị điều tra và trừng phạt

7 thượng tướng này gồm:

  • Từ Tài Hậu (Xu Caihou): Cựu Ủy viên Tổng cục Chính trị ĐCSTQ, kiêm Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương;
  • Quách Bá Hùng (Guo Boxiong): Nguyên Ủy viên Tổng cục Chính trị ĐCSTQ, kiêm Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương;
  • Trương Dương (Zhang Yang): Nguyên Cục trưởng Cục Công tác chính trị của Quân ủy Trung ương;
  • Phòng Phong Huy (Fang Fenghui): Nguyên Tham mưu trưởng Bộ Tham mưu Quân ủy Trung ương;
  • Vương Kiến Bình (Wang Jianping): Nguyên Phó Tham mưu trưởng Bộ Tham mưu Quân ủy Trung ương, kiêm nguyên Tư lệnh Lực lượng Cảnh sát Vũ trang;
  • Điền Tu Tư (Tian Xiusi): Nguyên Chính ủy Lực lượng Không quân;
  • Vương Hỷ Bân (Wang Xibin): Nguyên Hiệu trưởng Đại học Quốc tế.

Ngày 13/11, tôi đã đăng bài “Từ Tài Hậu, cựu phó chủ tịch Quân ủy Trung ương, hủ bại như thế nào?” trên Epoch Times, giới thiệu vấn nạn tham nhũng kinh hoàng của y.

Tuy nhiên, Từ Tài Hậu lại tin rằng vấn đề của mình không phải là nghiêm trọng nhất. Trước khi chết, ông ấy đã nói với lực lượng đặc nhiệm rằng: “Vấn đề của Quách Bá Hùng nghiêm trọng hơn tôi rất nhiều.” Có thể thấy, vấn đề của Quách Bá Hùng còn gây sốc hơn.

Vấn nạn tham nhũng của Từ Tài Hậu và Quách Bá Hùng đủ để gây chấn động cả Trung Quốc và thế giới. Tuy nhiên, họ vẫn chưa phải là những kẻ tham nhũng nhiều nhất trong quân đội.

Ngày 18/8/2018, trong một cuộc phỏng vấn với phóng viên của tờ “Beijing News” (Tin tức Bắc Kinh), Lưu Nguyên (Liu Yuan), con trai của Lưu Thiếu Kỳ – cựu Chủ tịch ĐCSTQ, cho biết: “Vấn đề của Trương Dương nghiêm trọng hơn Quách Bá Hùng và Từ Tài Hậu.”

Vì sao Lưu Nguyên lại nói như vậy? Tôi tin rằng có ít nhất 2 nguyên nhân.

Thứ nhất, chiếc mũ quan và quân hàm của Trương Dương đều được mua từ Từ Tài Hậu và Quách Bá Hùng. Y không chỉ “kiếm” lại số tiền đã hối lộ cho 2 người này, mà nhất định sẽ noi gương lão đạo, “màu xanh xuất phát từ màu lam, nhưng lại hơn cả màu lam”, các ông tham lam, ta còn tham lam hơn các ông!

Thứ hai, sau khi 2 nhà lãnh đạo này bị bắt, Trương Dương có lẽ đã “cống nạp” cho các nhà lãnh đạo quân sự lão thành khác để bảo vệ bản thân, hoặc âm mưu câu kết với người khác, chờ cơ hội đảo chính.

Trương Dương có phải là kẻ tham nhũng nhất trong quân đội ĐCSTQ hay không?

Y vẫn chưa được tính đến, chức quan của y vẫn còn rất nhỏ.

Sân sau chung của 7 thượng tướng này là Giang Trạch Dân, cựu Chủ tịch Quân ủy Trung ương.

Tháng 9/1999, Giang Trạch Dân đã thăng chức cho Từ Tài Hậu lên thành Ủy viên Quân ủy Trung ương, kiêm Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị. Đồng thời thăng cấp cho Quách Bá Hùng lên chức Ủy viên Quân ủy Trung ương, kiêm Phó tổng tham mưu trưởng, đồng thời đích thân trao tặng quân hàm thượng tướng cho Từ và Quách.

Giang Trạch Dân không phải xuất thân từ một quân nhân và không có nền tảng trong quân đội. Để mua chuộc lòng người, y đã áp dụng chiến lược “cai trị quân đội bằng sự hủ bại”, dung túng cho Từ Tài Hậu và Quách Bá Hùng tham nhũng, hòng nuôi dưỡng lực lượng trung thành với mình trong quân đội .

Chính dưới sự dung túng của Giang, họ Từ và Quách đã chơi đùa với quyền lực trong tay đến mức cực đoan. Họ tham gia vào các giao dịch quyền lực và tiền bạc, cấp trên dẫn động cấp dưới, khiến quân đội ĐCSTQ trở thành một đại siêu thị “mua quan bán chức.”

Các cựu sĩ quan cấp cao của Lực lượng Cảnh sát vũ trang gần như cùng “một giuộc”

Theo tạp chí “Động Hướng” (Dong Xiang) của Hồng Kông, tối ngày 25/8/2016, ông Vương Kiến Bình, Phó tham mưu trưởng Bộ Tham mưu Quân ủy Trung ương, kiêm cựu Tư lệnh Lực lượng Cảnh sát Vũ trang, đã bị cảnh sát đặc nhiệm Viện Kiểm sát Quân sự bắt giữ tại trong căn hộ của mình tại Thành Đô. Kể từ sau Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ 18 của ĐCSTQ, ông Vương Kiến Bình là thượng tướng quân đội đầu tiên bị giáng chức.

Thông cáo của Hội nghị Toàn thể lần thứ 6 của Ban Chấp hành Trung ương khóa 18 ban hành ngày 27/10/2016 cho biết, phiên họp toàn thể đã xem xét và thông qua báo cáo điều tra của Quân ủy Trung ương, về hành vi vi phạm kỷ luật nghiêm trọng của ông Ngưu Chí Trung (Niu Zhizhong), và xác nhận việc ông Ngưu Chí Trung bị Tổng cục Chính trị ĐCSTQ trục xuất trước đó. Tin tức này xác nhận: Ông Ngưu Chí Trung (Trung tướng), cựu Phó Tư lệnh Lực lượng Cảnh sát Vũ trang, đã bị cách chức và điều tra.

Ngày 21/10/2016, “Trang web của Lực lượng Không quân Thế giới” của Đại Lục thông báo rằng ông Đới Túc Quân, phó chỉ huy của Lực lượng Cảnh sát Vũ trang, đã bị Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Quân ủy đưa đi. Thông tin này đã bị xóa sau khi được lưu truyền. Kể từ đó, trên mạng không có thêm thông tin nào về ông Đới Túc Quân. Người ta dự đoán rằng ông ấy đã bị cách chức và điều tra, chỉ là không báo cáo công khai mà thôi.

Toàn bộ 4 quan chức cấp cao của Bộ Tư lệnh Cảnh sát Giao thông Vũ trang đều bị cách chức, gồm: Tư lệnh Lưu Chiêm Kỳ (Thiếu tướng), Phó Tư lệnh Cù Mộc Điền (Thiếu tướng), Chính ủy Vương Tín (Thiếu tướng) và Kỹ sư trưởng Mậu Quý Vinh (Thiếu tướng).

Khi còn là Tư lệnh Lực lượng Cảnh sát Vũ trang, Vương Kiến Bình phải chịu trách nhiệm trực tiếp trước Chu Vĩnh Khang – Ủy viên Thường vụ Tổng cục Chính trị ĐCSTQ, kiêm Bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật Trung ương trong hệ thống chính trị và pháp luật. Trong hệ thống quân đội, Vương Kiến Bình phải chịu trách nhiệm trực tiếp trước Từ Tài Hậu và Quách Bá Hùng – Ủy viên Tổng cục Chính trị ĐCSTQ, kiêm Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương.

Chu Vĩnh Khang là phần tử tham nhũng cấp cao nhất trong hệ thống chính trị và pháp luật của ĐCSTQ. Còn Từ Tài Hậu và Quách Bá Hùng là những phần tử tham nhũng cấp cao nhất trong hệ thống quân sự của ĐCSTQ. Dưới sự lãnh đạo của họ Chu, Từ và Quách, giới lãnh đạo trong lực lượng cảnh sát vũ trang cấp cao do Vương Kiến Bình đứng đầu, có thể không tham nhũng chăng?

Một nhóm trung tướng, thiếu tướng lũ lượt ngã ngựa

Các trung tướng bị điều tra, truy tố kể từ sau Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ 18 của ĐCSTQ gồm:

  • Cốc Tuấn Sơn (Gu Junshan): Nguyên Phó chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần Quân ủy Trung ương;
  • Nhiêu Khai Huân (Rao Kaixun): Nguyên Phó tư lệnh, kiêm Tham mưu trưởng Lực lượng Hỗ trợ Chiến lược;
  • Lưu Tranh: Nguyên Phó tổng cục trưởng Tổng cục Hậu cần;
  • Dương Kim Sơn (Yang Jinshan): Nguyên Phó tư lệnh Quân khu Thành Đô;
  • Phạm Trường Bí (Fan Changmi): Nguyên Phó chính ủy Quân khu;
  • Vu Đại Thanh (Yu Daqing): Nguyên Phó chính ủy Quân đoàn Pháo binh số 2;
  • Dương Thế Quang: Nguyên Cục trưởng Cục Chính trị Hải quân.

Các thiếu tướng gồm:

  • Tiền Vệ Bình (Qian Weiping): Phó Cục trưởng Cục Phát triển Trang bị Quân ủy Trung ương,
  • Tống Học: Phó Tham mưu trưởng Hải quân,
  • Từ Hướng Hoa (Xu Xianghua): Phó Tư lệnh Lục quân Chiến khu phía Tây,
  • Chu Hồng Đạt: Cục trưởng Cục Hậu cần Không quân,
  • Trương Đông Thủy: Phó Chính ủy Lực lượng Pháo binh số 2,
  • Cao Tiểu Yến (Gao Xiaoyan): Phó Chính ủy Trường Đại học Kỹ thuật Thông tin Quân Giải phóng Nhân dân, kiêm Bí thư Ủy ban kiểm tra kỷ luật.

Ngày 6/7/2016, ông Lưu Á Châu (Liu Yazhou), Chính ủy Đại học Quốc phòng lúc bấy giờ, đã phát biểu tại một hội nghị rằng: “Trong 10 năm qua (chỉ 10 năm khi Quách Bá Hùng và Từ Tài Hậu kiểm soát Quân ủy Trung ương), tất cả chúng ta đều ở trong quân đội. Quân đội đã trở thành thứ gì? Quân đội đã trở thành một đại siêu thị. Điều mà chúng ta đối mặt không là chiến trường, mà là thị trường. Thậm chí không phải là thị trường, chúng ta đang đối mặt với một cửa hàng. Mọi thứ đều có giá và mọi thứ đều có thể được niêm yết giá. Dưới sự kiểm soát của họ, quân đội đã trở thành một vũng bùn. Vũng bùn này không phải vì kẻ địch mắc kẹt vào đó không rút chân ra được, mà là bản thân chúng ta mắc kẹt vào đó không rút chân ra được.”

Trong số các thượng tướng, trung tướng, thiếu tướng nói trên, những người mua quan bán chức từ Quách Bá Hùng và Từ Tài Hậu rất nhiều.

Ví dụ, mũ quan và quân hàm của Cốc Tuấn Sơn (Gu Junshan) được mua từ Quách và Từ. Ông Lưu Á Châu tiết lộ: “Cốc Tuấn Sơn có trình độ học vấn rất thấp, nhưng đầu óc lại rất nhanh nhạy. Bộ não của ông ấy là một chiếc máy tính. Vì sao lại nói như vậy? Chỉ dựa vào trí nhớ của mình, ông ấy đã có thể khai ra hơn 1.000 người. Ai biếu xén, mỗi khoản bao nhiêu tiền, biếu khi nào, ở đâu (ông ấy đều nhớ rất rõ.)”

Từ trung tướng đến thiếu tướng đều có người tự sát

Từ năm 2013 đến năm 2017, ông Tập Cận Bình đã dựa vào Thường vụ Bộ Chính trị ĐCSTQ khi đó và Bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương để chống tham nhũng và ‘đánh hổ’.

Vào thời điểm đó, có một câu nói khá phổ biến trong chính quyền ĐCSTQ là: “Thà gặp Diêm Vương còn hơn gặp lão Vương.” “Lão Vương” ở đây ám chỉ Vương Kỳ Sơn. Ông Vương ‘tay sắt đả hổ’, khiến nhiều quan chức cấp cao của ĐCSTQ tham tiền háo sắc vô cùng sợ hãi. Một số người tội lỗi chồng chất đã chọn cách tự sát.

Ông Lưu Á Châu cho biết: “Tôi đã cho thống kê. Từ năm ngoái (2015) đến hôm nay (ngày 6/7/2016), hơn 30 người trong quân đội đã tự sát.” Nếu cộng thêm cả những người trước đó và sau này, con số sĩ quan tự sát có thể còn nhiều hơn.

Ngày 28/11/2017, Tân Hoa Xã đưa tin Trương Dương, nguyên Ủy viên Quân ủy Trung ương, kiêm Cục trưởng Cục Công tác chính trị Quân ủy Trung ương, đã chết vì treo cổ tự vẫn. Trương Dương là “lão hổ quân đội” đầu tiên được ĐCSTQ chính thức xác nhận đã tự sát.

Ngày 2/9/2014, ông Khương Trung Hoa (Jiang Zhonghua, Thiếu tướng), Bộ trưởng Bộ Trang bị của Hạm đội Biển Đông, đã nhảy lầu tự tử tại khách sạn Khải Lệ Di Đông (Yidong Kaili) tại thành phố Chu Sơn, tỉnh Chiết Giang. Bức ảnh đã bị Weibo Đại Lục phanh phui.

Theo Nam Hoa Tảo Báo (SCMP) của Hồng Kông, ngày 13/11/2014, ông Mã Phát Tường (Ma Faxiang, Trung tướng) Phó Chính ủy Hải quân, đã nhảy lầu tự tử trong một tòa nhà thuộc Khu liên hợp Hải quân Bắc Kinh. Giới chức ĐCSTQ nói ông “tử vong vì bệnh tật.”

Ngày 8/8/2016, tờ “Ming Pao” (Minh Báo) của Hồng Kông loan tin: Ông Trần Kiệt (Chen Jie, Thiếu tướng), Chính ủy Tập đoàn quân số 42 thuộc Quân khu Quảng Châu, đã tự sát vào sáng ngày 5/8.

Tháng 9/2016, tạp chí “Dong Xiang” (Động Hướng) của Hồng Kông tiết lộ ngày 19/8, trong một cuộc điều tra, ông Trương Minh (thiếu tướng), cựu Tham mưu trưởng Quân khu Tế Nam, nhảy từ ban công tầng 4 và cuối cùng đã tử vong vì cấp cứu không thành.

Nửa đêm ngày 13/9/2016, “Độc Gia” (Bạn Đọc), tài khoản Weibo chính thức của truyền thông Đại Lục, thông báo ông Khúc Duệ (Thiếu tướng), Phó cục trưởng Cục Tác chiến, thuộc Bộ Tham mưu Quân ủy Trung ương, đã treo cổ tự sát trên một sợi dây được kết bằng vải trong quá trình bị điều tra.

Danh sách các vụ tự tử này có thể còn rất dài. Do giới hạn về khuôn khổ bài viết, tôi sẽ không liệt kê từng trường hợp một tại đây.

Nhận 10 triệu nhân dân tệ (1,57 triệu USD) cho một đám tang?

Năm 2015, tại Đại Lục một bài viết có tên “Cảm thán về một ‘Thế hệ đỏ thứ 2’” được đăng tải, đã thu hút sự chú ý rộng rãi. Tác giả được cho là ông Đặng Lỗ Diên, cựu Phó Tư lệnh Quân khu Phúc Châu, và là con trai cả của Thiếu tướng Đặng Khắc Minh thời ĐCSTQ được thành lập.

Mở đầu bài báo viết: “Hiện tượng tham nhũng trong quân đội rất nghiêm trọng. Về phương diện vơ vét tiền tài, chỉ có thể đen tối hơn, khốc liệt hơn và tràn lan hơn so với các tham quan tại chính quyền địa phương.”

Tác giả kể cũng một câu chuyện mà ông và em gái thứ 3 của mình Đặng Nghênh Tiệp, đã đích thân trải qua.

Tháng 8/2011, bà Tả Anh, vợ của ông Lưu Bồi Thiện, cựu Chính ủy Quân khu Phúc Châu (cựu Phó chủ nhiệm Đại hội Nhân dân thành phố Thượng Hải), qua đời vì bệnh tật. Tại Phúc Châu, con cái của hơn 20 quân nhân đã đến dự lễ chia buồn. Ông Đặng Lỗ Diên đã rất sốc khi nhìn thấy các vị khách đã trao một lượng lớn quà cáp và tiền bạc.

Tối hôm đó, ông nói chuyện với một người bạn về vấn đề này. Người bạn ấy nói: “Con trai cả của Lưu Bồi Thiện là Lưu Hiểu Dung (Trung tướng), Phó chính ủy (kiêm Bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật) của Tổng cục Hậu cần Quân Giải phóng Nhân dân. Còn em trai Lưu Thắng (Trung tướng) là Phó cục trưởng Tổng cục Vũ trang Quân Giải phóng Nhân dân. Ông có biết Tổng cục Hậu cần và Tổng cục Vũ trang tại Thượng Hải có bao nhiêu đơn vị cấp dưới không? Hàng chục đơn vị! Đơn vị cấp dưới nào dám sơ suất khi dự đám tang mẹ họ? Nếu lần này thu nhập có lên đến 10 triệu nhân dân tệ (khoảng 1,57 triệu USD) thì cũng là chuyện rất bình thường!”

Bài báo viết: “Sau khi từ Thượng Hải trở về Phúc Châu, suốt 6 tháng tôi hiếm khi mở miệng nói chuyện. Ngày 28/10, vào ngày mất của cha tôi, tôi đến nghĩa trang và nói với cha mẹ tôi: ‘Đảng của chúng ta kết thúc, quân đội đã kết thúc, đất nước đã kết thúc, và nhân dân cũng đã kết thúc rồi.'”

Bài báo này có thể được tìm thấy trên “Mạng thanh niên trí thức Chiết Giang”, được đăng vào ngày 15/8/2015. Câu chuyện rất cụ thể. Đến nay, tôi chưa thấy ông Đặng Lỗ Diên phản bác lại tin đồn rằng bài báo này không phải do ông ấy viết. Do đó, độ tin cậy khá cao.

Kết luận

Tại sao vấn nạn tham nhũng của quân đội ĐCSTQ lại đứng đầu thế giới? Có 3 lý do chính:

Thứ nhất, ông Tập “bắt trộm nhưng không bắt vua.”

Giang Trạch Dân, cựu độc tài của ĐCSTQ, là sân sau chống lưng cho những phần tử tham nhũng nghiêm trọng nhất, tại cấp cao nhất của ĐCSTQ. Đến nay, ông Tập vẫn chưa bắt giữ Giang Trạch Dân.

Thứ 2, ông Tập chỉ điều tra và xử lý một số rất nhỏ, còn rất nhiều người khác chưa bị điều tra.

Ví dụ, Thiếu tướng Trương Kim Xương của ĐCSTQ đã đăng một bài viết trên tờ “Viêm Hoàng Xuân Thu” (Yanhuang Chunqiu) tiết lộ rằng: “(Cựu Phó Tư lệnh Hải quân) Vương (Thủ Nghiệp, Wang Shouye) đã khai ra hơn 40 đồng phạm của mình. Con số này khá lớn. Tuy nhiên, điều kỳ lạ là không ai trong số họ bị truy cứu hoặc bị điều tra. Ngược lại, họ còn được thăng chức, trọng dụng. Hiện họ đều đang giữ các chức vụ lãnh đạo ở cấp quân đội và cấp sư đoàn.”

Thứ 3, căn nguyên của vấn nạn tham nhũng trong quân đội của ĐCSTQ là do “sự lãnh đạo tuyệt đối của đảng đối với quân đội.” Quyền lực tuyệt đối tất yếu sẽ dẫn đến sự băng hoại tuyệt đối.

Vương Hữu Quần / Epoch Times
(Bài viết chỉ thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả.)

Xem thêm bài cùng tác giả: