Sau khi Hồng Kông trải qua đàn áp phong trào phản đối Dự luật Dẫn độ, ngày càng có nhiều người gọi ngày “quốc khánh” 1/10 của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) là “ngày quốc thương” (hy sinh vì nước) hoặc “Cảng thương” (hy sinh vì Hồng Kông). Mặc dù người dân không còn tổ chức các hoạt động tuần hành kháng nghị quy mô lớn do Luật An ninh Quốc gia Hồng Kông đã được thực thi, nhưng cảnh sát Hồng Kông vẫn rất coi trọng duy trì ổn định. Theo thông tin, trong 2 ngày chính quyền Hồng Kông đã huy động hơn 8.000 cảnh sát đi tuần tra các nơi, và còn phong tỏa trước một ngày tại địa điểm diễn ra lễ kéo cờ và tổ chức tiệc mừng. Có nhà bình luận đặt câu hỏi, kẻ địch ở nơi nào? “Chúc mừng” như thế này là thể hiện sức mạnh hay yếu kém? 

p2791381a60179588
Ngày 1/10/2020, cảnh sát Hồng Kông bắt giữ hơn 80 người dân xuống đường biểu đạt yêu cầu. (Ảnh: Li Tianzheng / Vision Times).

Theo Hong Kong Citizen News đưa tin, trong 2 ngày từ 30/9 – 1/10, cảnh sát Hồng Kông sẽ bố trí hơn 8.000 cảnh sát ở 9 khu vực của Hồng Kông để bảo vệ lễ kéo cờ, tiệc mừng quốc khánh và các hoạt động liên quan được tiến hành một cách tuần tự. 

Trong ngày 30/9, Trung tâm Hội nghị và Triển lãm Wan Chai cùng Quảng trường Kim Tử Kinh, nơi tổ chức kéo cờ và tiệc mừng, đã được bao vây bởi nhiều lớp hàng rào di động. Nhiều lối đi bị chặn và nhiều cảnh sát được bố canh phòng ở khu vực xung quanh.

Hong Kong Citizen News đưa tin, những ngày nhạy cảm tại Hồng Kông trong năm nay, cảnh sát đều canh phòng nghiêm ngặt. Ví dụ như trong ngày 4/6 (sự kiện Lục Tứ, thảm sát Thiên An Môn), mặc dù chính quyền đã cấm tập trung kỷ niệm, nhưng phía cảnh sát Hồng Kông vẫn bố trí 7.000 nhân viên cảnh sát canh gác tại các nơi. Trong ngày 1/7 (ngày chủ quyền Hồng Kông được trao lại cho Trung Quốc), 3 tổ chức dân sự xin tổ chức tuần hành, tuy nhiên cảnh sát vẫn tiếp tục bị cấm không cho tổ chức; cảnh sát còn huy động động hơn 10.000 nhân viên cảnh sát, quy mô tương đương với thời điểm năm 2017 khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm Hồng Kông 3 ngày để kỷ niệm 20 năm chuyển giao chủ quyền Hồng Kông. Lần trước đó cảnh sát huy động tới 8.000 cảnh sát viên là thời điểm diễn ra “cuộc tuần hành phản đối luật cấm che mặt” vào ngày 20/10/2019 trong phong trào phản đối Dự luật Dẫn độ. 

Liên minh Xã hội dân chủ Hồng Kông sẽ tuần hành: Kêu gọi bầu cử phổ thông, thả tù nhân chính trị

Trong những năm gần đây, vấn đề đảm bảo an ninh trong ngày 1/10 được làm ngày càng nghiêm ngặt. Năm 2019, cư dân mạng Hồng Kông đã kêu gọi hành động ở nhiều nơi và chặn sân bay, cảnh sát Hồng Kông đã điều động ít nhất 5.000 cảnh sát viên. Năm 2020, vào ngày 1/10 đầu tiên sau khi Luật An ninh Quốc gia Hồng Kông có hiệu lực, cảnh sát đã điều động 6.000 người để đảm bảo an ninh. Ngày 1/10 năm nay, trên mạng không có ai kêu gọi hành động gì, nhưng cảnh sát vẫn bố trí 8.000 cảnh sát viên để phòng bị và duy trì an ninh, giống như lâm đại địch. 

Tuy nhiên, trong người dân vẫn có nhiều người kiên trì biểu đạt yêu cầu của mình. Liên minh Xã hội dân chủ Hồng Kông (League of Social Democrats) cho biết, lúc 7 giờ sáng ngày 1/10 sẽ tuần hành từ Hiệp hội Kế hoạch hóa Gia đình Hồng Kông ở Wan Chai đến nơi tổ chức kéo cờ ở Trung tâm Hội nghị và Triển lãm để thỉnh nguyện, yêu cầu chính quyền “trả lại quyền lực cho người dân, thực thi bầu cử phổ thông, thả tất cả tù nhân chính trị”. Người liên lạc tổ chức cuộc tuần hành này là bà Trần Bảo Bảo, vợ của ông Lương Quốc Hùng – người vẫn đang bị giam giữ trong tù. 

Trong thông báo của Liên minh Xã hội dân chủ chỉ ra, gần đây Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đưa ra “thịnh vượng chung”, mục đích là thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, xây dựng xã hội thịnh vượng và bình đẳng. Tuy nhiên, chế độ chính trị và kinh tế xưa nay đều ảnh hưởng lẫn nhau và không thể tách rời, không có phổ cập và bình đẳng về chính trị, thì khó có được bình đẳng trong phân phối tài nguyên; không có xã hội thịnh vượng chung, thì cũng khó có thể khiến người dân tham dự chính trị. Nhưng gần đây, hàng loạt những cải cách về hệ thống bầu cử, đang khiến Hồng Kông lùi một bước lớn trên con đường dân chủ và xã hội cùng thịnh vượng.

Dương Kiện Hưng: Duy trì ổn định quy mô lớn, ai đang khiếp đảm?

Ông Dương Kiện Hưng, một người làm truyền thông kỳ cựu và là cựu chủ tịch Hiệp hội Phóng viên Hồng Kông, đã đăng bài viết trên Hong Kong Citizen News. Ông chỉ ra, Hồng Kông đã bước sang thời đại “võ quan trị cảng”, được miêu tả là “thành phố cảnh sát”. Luật An ninh Quốc gia thực thi được một năm, chính quyền nói xã hội phần lớn đã khôi phục lại yên ổn, diện mạo và bầu không khí xã hội đang dần dần khôi phục lại bình thường. Tuy nhiên lực độ thực thi pháp luật của nhà cầm quyền không hề giảm, một tay tiếp tục ứng phó với những người phe dân chủ và đoàn thể xã hội dân sự, một tay duy trì ổn định. “Đặc biệt là đều sẽ canh phòng nghiêm ngặt, điều động lượng lớn cảnh sát vào bất cứ ngày đặc biệt nào để tạo ra sự răn đe và không khí sợ hãi, khiến người dân sợ không dám dùng bất cứ hình thức công khai nào để biểu đạt bất mãn, để duy trì ổn định ít nhất là trên bề mặt.” Một cuộc bầu cử chọn Ủy ban bầu cử chỉ có khoảng 4.500 người bỏ phiếu hồi tháng 9, đã huy động gần 6.000 nhân viên cảnh sát; “ngày quốc khánh” không có đoàn thể nào xin phép tuần hành biểu tình, nhưng lại huy động đến 8.000 nhân viên cảnh sát.

Ông Dương Kiện Hưng nói, tại một hội nghị truyền hình về chủ đề liên quan đến tình hình Hồng Kông trước Hội đồng nhân quyền Liên Hiệp Quốc ngày 23/9, ông Đặng Bính Cường (người đứng đầu Cục Bảo an Hồng Kông) một mặt nói rằng Hồng Kông vẫn là một trong những thành phố an toàn nhất thế giới, nhưng cũng lại nói rằng “vẫn cần giữ cảnh giác đối với những hành vi nguy hại đến an ninh quốc gia”. Ông Dương đặt vấn đề, trước ngày bầu cử và ngày quốc khánh đều như gặp đại địch, “ai là kẻ địch? kẻ địch ở đâu?”.

Ông Dương Kiện Hưng nói, quân đội của Trung ương đồn trú tại Hồng Kông, lực lượng cảnh sát Hồng Kông có gần 37.000 người, Văn phòng An ninh quốc gia cáo buộc có người kích động lật đổ quốc gia và chính quyền. “Bài viết, hình ảnh, khẩu hiệu làm thể nào có thể lật đổ quốc gia và chính quyền? Là quốc gia và chính quyền yếu đuối? Hay là người cầm quyền, người thực thi pháp luật sợ hãi? Ngày quốc khánh theo lý thì nên là ngày để quốc gia thể hiện sự tự tin và thực lực, nhưng lại phòng bị mức độ cao, huy động lực lượng duy trì ổn định quy mô lớn? Không giống là chúc mừng?”

Lý Gia Hoành, Vision Times

Xem thêm: