Ngày 30/6/2020, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã thi hành Luật An ninh Quốc gia (ANQG) tại Hồng Kông. Đến nay, chỉ trong 12 tháng sau khi luật được thực thi, thế giới đã thấy rõ thứ luật rừng này là công cụ để ĐCSTQ đàn áp xã hội Hồng Kông, “lằn ranh đỏ” bao vây khắp nơi khiến ngày càng nhiều người hoặc công ty chọn rời khỏi Hồng Kông.

200630095758100311 600x400 1
Trong một năm ĐCSTQ thực thi Luật ANQG ở Hồng Kông đã làm thay đổi hoàn toàn Hồng Kông. Người dân Hồng Kông đã bị tước đoạt cả quyền biểu tình ôn hòa (Nguồn: Epoch Times).

ĐCSTQ ban hành Luật ANQG Hồng Kông vào ngày 30/6/2020 và có hiệu lực ngay lập tức, không cần tranh luận công khai. Hãng tin Bloomberg có nhận định, luật này đã thay đổi hoàn toàn cục diện chính trị và luật pháp của Hồng Kông: từ thay đổi toàn bộ chương trình giảng dạy trong trường học đến kiểm duyệt phim, không thành lập hội đồng xét xử những ai vi phạm Luật ANQG; từ việc buộc đóng cửa Apple Daily đến việc các khẩu hiệu phản đối ĐCSTQ của người Hồng Kông bị nghiêm cấm…. Hiện nay hàng chục ngàn cư dân Hồng Kông đang tìm cách chuyển đến những nơi như Canada và Vương quốc Anh. Vào tháng trước, trong khảo sát đối với thành viên Phòng Thương mại Mỹ tại Hồng Kông, cho thấy hơn 40% đang cân nhắc việc rời đi.

Sau đây là tổng hợp những thảm họa tại Hồng Kông ở 10 khía cạnh chính:

1. Bỏ tù phe đối lập

Trong nhiều thập kỷ, người Hồng Kông luôn tự do tranh luận sôi nổi về các vấn đề nhạy cảm của ĐCSTQ, chính điều này phân biệt xã hội Hồng Kông và xã hội Trung Quốc Đại Lục. Nhưng trong một năm qua, Luật ANQG đã khiến người dân Hồng Kông không còn được hưởng quyền này nữa. Một số lượng lớn người đã bị bắt vì những lời bình luận, khẩu hiệu, xuất bản bài viết, hoặc giơ biểu ngữ [lên án ĐCSTQ].

Một năm sau khi Luật ANQG có hiệu lực, ít nhất 117 người đã bị bắt, trong đó 64 người đã bị truy tố. Những người bị bắt bao gồm một số nhà vận động dân chủ nổi tiếng nhất, chẳng hạn như cựu Tổng thư ký Demosisto Hồng Kông Hoàng Chi Phong, người sáng lập Apple Daily Lê Trí Anh cùng nhiều nhà truyền thông tự do khác. Các nhà lập pháp đối lập như Mao Mạnh Tĩnh (Claudia Mo) và Dương Nhạc Kiều (Alvin Yeung)… đi đầu phản biện các chính sách của ĐCSTQ đã bị kết án tù giam.

2. Cải cách bầu cử để loại bỏ phe đối lập

Vào tháng 11/2020, Ban Thường vụ Nhân đại ĐCSTQ và chính quyền Hồng Kông đã tước bỏ tư cách thành viên Hội đồng Lập pháp của 4 thành viên phe dân chủ là Dương Nhạc Kiều (Alvin Yeung), Quách Vinh Khanh (Dennis Kwok), Quách Gia Kỳ (Kwok Ka-ki), và Lương Kế Xương (Kenneth Leung Kai-cheong); ngày hôm sau, 15 thành viên còn lại của phe dân chủ đã phản đối tập thể và cùng từ chức. Deutsche Welle (Đức) có chỉ ra sự kiện đánh dấu “Nhân đại hóa”  Hội đồng Lập pháp Hồng Kông, sẽ không còn phe đối lập.

Vào cuối tháng 3/2021, Ban Thường vụ Nhân đại ĐCSTQ đã thông qua cải cách hệ thống bầu cử của Hồng Kông. Trong tình trạng không còn phe đối lập, Hội đồng Lập pháp Hồng Kông đã nhanh chóng thông qua “Dự luật Cải thiện Hệ thống Bầu cử 2021”. Đây là cuộc cải cách chính trị đầu tiên ở Hồng Kông mà không qua tham vấn của cộng đồng.

Luật Cải cách Bầu cử đã tăng số ghế trong Hội đồng Lập pháp từ 70 lên 90, nhưng số ghế được bầu trực tiếp đã giảm đáng kể từ 35 xuống 20. Luật Cải cách đã bổ sung “Ủy ban xét duyệt tư cách ứng viên” để xem xét tư cách của các ứng cử viên, cho phép Ban Quốc an hỗ trợ xem xét tư cách của các ứng viên xem họ có phải là “người yêu nước” không, có “trung thành” với Đặc khu hành chính Hồng Kông của ĐCSTQ hay không.

Thời điểm đó Chủ tịch Đảng Dân chủ Lo Kin-hei đã lên án rằng luật cải cách bầu cử thực sự là một bước lùi so với chế độ phổ thông đầu phiếu: “Chúng ta đã thay đổi  (hệ thống bầu cử), giảm bớt một phần tham gia của thị dân, hạn chế khả năng thị dân có thể thay đổi hoặc ảnh hưởng đến thành viên tham gia Hội đồng lập pháp, vấn đề này là một bước đi lùi”.

3. Đàn áp các cuộc biểu tình

Trong nhiều thập kỷ, người dân Hồng Kông được hưởng quyền tổ chức biểu tình ôn hòa trên đường phố, nhờ hoạt động phản đối ôn hòa này mà vài năm trước chính quyền Hồng Kông phải rút lại kế hoạch “giáo dục lòng yêu nước”. Những cuộc biểu tình kiểu này đạt quy mô lớn chưa từng có vào năm 2019 khi người Hồng Kông chống lại Dự luật Dẫn độ.

Nhưng trong thời đại của Luật ANQG, các cuộc biểu tình ôn hòa và biểu tình đòi dân chủ của người dân Hồng Kông đã đi vào lịch sử. Ngày 4/6/2021, lần thứ hai liên tiếp với lý do phòng chống dịch bệnh, cảnh sát Hồng Kông đã cấm người Hồng Kông tụ tập ở Công viên Victoria để tưởng nhớ tội ác Thiên An Môn của ĐCSTQ ngày 4/6/1989, cảnh báo rằng những người tham gia có thể bị phạt tù 5 năm.

Ngoài ra cũng không còn cuộc diễu hành ngày 1/7 nữa: đăng ký diễu hành của Liên minh Dân chủ Xã hội dân chủ Hồng Kông (LSD) vào ngày 1/7 năm nay đã bị cảnh sát từ chối…

4. Đàn áp tự do ngôn luận

Những đảm bảo trước đây của Hồng Kông về quyền tự do ngôn luận cộng thêm tư cách là một trung tâm tài chính đã khiến Hồng Kông là một trong những thị trường truyền thông năng động nhất trên thế giới. Nhưng bây giờ, chính quyền Hồng Kông đã viện dẫn Luật ANQG để đột kích vào tòa nhà của cơ quan truyền thông dân chủ Apple Daily, bắt giữ giám đốc điều hành, phong tỏa tài sản và buộc Apple Daily phải đóng cửa.

Lý do được cảnh sát đưa ra cho cuộc truy quét là hàng chục bài báo bị nghi vi phạm Luật ANQG. Đây là trường hợp đầu tiên chính quyền Hồng Kông thanh trừng tổ chức truyền thông vì cáo buộc vi phạm Luật ANQG.

Ngoài ra một số tổ chức truyền thông toàn cầu như New York Times… cũng đang chuyển nhân viên khỏi Hồng Kông, một số trang web tin tức hiện đang gỡ bỏ các bài báo vì họ lo lắng rằng những bài báo này có thể trở thành mục tiêu tiếp theo của chiến dịch “trấn áp các tổ chức truyền thông độc lập và đàn áp các ý kiến ​​bất đồng”.

5. Độc lập tư pháp bị tấn công

Hệ thống luật pháp của Hồng Kông vốn độc lập trước chính quyền hành chính. Trước khi Luật ANQG được thực thi, xếp hạng chỉ số pháp quyền của “Dự án Tư pháp Quốc tế” (World Justice Project) đã xếp Hồng Kông thứ 16/126 khu vực tư pháp, trong khi Trung Quốc Đại Lục đứng thứ 88. Tuy nhiên, sau khi thực thi Luật ANQG độc lập tư pháp của Hồng Kông bị tấn công nặng nề.

Luật ANQG đã ban hành luật trao quyền cho Trưởng Đặc khu Hồng Kông Carrie Lam (Lâm Trịnh Nguyệt Nga) có quyền bổ nhiệm các thẩm phán xử lý các vụ việc liên quan đến ANQG. Một báo cáo từ Đại học Georgetown cho biết điều này “làm dấy lên lo ngại về tính độc lập tư pháp (của Hồng Kông)”.

Luật ANQG thậm chí còn tạo điều kiện cho Bắc Kinh chuyển một số trường hợp vụ án nhạy cảm về Đại Lục. Hàng chục chính trị gia dân chủ nổi tiếng, trong đó có một số người ở độ tuổi 60, đã bị từ chối bảo lãnh và bị giam giữ trong vài tháng trước khi bị xét xử vì tội [kháng nghị] bất bạo động.

Mặc dù Luật ANQG tái khẳng định việc bảo vệ nhân quyền ghi trong Luật Cơ bản; nhưng nhiều quy tắc đã vi phạm Luật Cơ bản Hồng Kông như không được bảo lãnh tại ngoại, xét xử kín, không có bồi thẩm đoàn…

Luật ANQG cũng khiến các thẩm phán nước ngoài phải từ chức. Trong số 23 thẩm phán của Tòa phúc thẩm Hồng Kông chiếm hơn một chục thẩm phán là người nước ngoài đến từ Vương quốc Anh, Úc và Canada, tất cả đều là thẩm phán không thường trực. Đầu tháng này có tin truyền thông cho biết thẩm phán không thường trực của Tòa phúc thẩm cuối cùng Hồng Kông là Baroness Brenda Hale sẽ rời đi sau khi hết nhiệm kỳ vào tháng Bảy. Ông Baroness Brenda Hale đề cập đến tác động của Luật ANQG đối với Hồng Kông và nói rằng Luật ANQG do Bắc Kinh thực hiện ở Hồng Kông là “đầy bất ổn”.

6. Kỷ lục về giáo viên muốn bỏ nghề

Ngày 15/4 năm nay, chính quyền Hồng Kông đã lần đầu tiên thúc đẩy “Ngày Giáo dục ANQG”. Hôm đó, cơ quan quản lý giáo dục Hồng Kông đã “đặc biệt khuyến cáo” các trường phải thực hiện nghi thức kéo cờ Tổ quốc và hát Quốc ca. Hãng tin Deutsche Welle của Đức đưa tin hôm đó thậm chí tại Học viện Cảnh sát Hồng Kông còn diễn cảnh học sinh tiểu học Hồng Kông cầm súng nước mô phỏng việc trấn áp người biểu tình trong toa tàu MTR. Cảnh gợi nhớ đến cảnh sát Hồng Kông sử dụng súng để trấn áp công dân trong “Biến cố ngày 31/8/2019 tấn công nhà ga Thái Tử” gây chấn động, khiến nhiều phụ huynh bất an hơn và muốn nhanh chóng di cư.

Giáo dục ANQG sẽ thâm nhập vào nhiều lĩnh vực. Tháng Hai và tháng Năm năm nay, Cục Giáo dục Hồng Kông đã công bố “Khung Chương trình Giáo dục ANQG Hồng Kông” và 15 môn học liên quan.

Đồng thời, môn bồi dưỡng kiến thức phổ thông trong bậc học phổ thông bị “khai tử”. Môn học này từng là môn học bắt buộc ở trường trung học, nhấn mạnh việc trau dồi tư duy phản biện và quan tâm đến các vấn đề thời sự, nhưng hiện bị nhà cầm quyền Bắc Kinh và chính quyền Hồng Kông coi là nguồn cảm hứng để học sinh tham gia vào các phong trào xã hội và thậm chí là ghét bỏ ĐCSTQ. Tháng Tư năm nay, Cục Giáo dục Hồng Kông đã đổi chủ đề của môn này thành “Công dân và Phát triển Xã hội”.

Ngoài buộc phải giảng dạy môn giáo dục an ninh quốc phòng, giáo viên còn phải chịu áp lực chính trị  chặt chẽ.  Một cuộc khảo sát do Hiệp hội Giáo dục Hồng Kông công bố vào tháng Năm cho thấy, trong số gần 1.200 giáo viên và hiệu trưởng (ở các trường mẫu giáo, tiểu học và trung học) được phỏng vấn, có 40% bày tỏ ý định rời ngành giáo dục và gần 20% có ý định từ chức hoặc nghỉ hưu sớm, họ gọi [“Ngày Giáo dục ANQG”] là “Ngày áp lực chính trị”. Khi được hỏi khi nào họ sẽ có hành động thực tế như tuyên bố, có 11,3% cho biết họ đã hoặc sẽ nghỉ việc trong hoặc cuối năm học này.

Dĩ nhiên giáo dục bậc đại học cũng không thể yên ổn. Một cuộc khảo sát do Viện Công luận Hồng Kông công bố vào tháng Năm năm nay cho thấy gần 60% số người tin rằng Luật ANQG gây những hạn chế nghiêm trọng đối với quyền tự do học thuật.

7. Sách cấm và cản trở sáng tạo phim ảnh

Hồng Kông từng được mệnh danh là “thiên đường sách cấm”, nhưng sau khi Luật ANQG được thực thi, không chỉ “sách cấm chính trị” liên quan đến quan trường Trung Quốc biến mất mà cả những cuốn sách về các nhân vật mang tính biểu tượng của giới dân chủ Hồng Kông cũng đã không được lưu hành.

Vào tháng Bảy năm ngoái và tháng Năm năm nay, Thư viện Công cộng Hồng Kông đã loại bỏ nhiều sách khỏi kệ, bao gồm sách của cựu Tổng thư ký Demosisto Hồng Kông Hoàng Chi Phong và cựu Ủy viên Hội đồng lập pháp Trần Thục Trang… Thư viện công cộng cũng loại bỏ tất cả các tác phẩm của người sáng lập Apple Daily Lê Trí Anh…

Luật ANQG cũng tấn công vào hoạt động phim ảnh, trong đó có những bộ phim liên quan chống Dự luật dẫn độ đã bị hạn chế như phim “Chiếm hội đồng lập pháp” và “Cuộc vây hãm PolyU”; cơ quan kiểm duyệt đã đánh giá bộ phim là “Cấp độ 3”, cấm trẻ vị thành niên xem, và yêu cầu bổ sung lời cảnh cáo trước bộ phim…

8. 21% người Hồng Kông có ý định rời Hồng Kông

Sau khi Luật ANQG được thực thi đã có số lượng lớn người Hồng Kông chọn cách rời khỏi Hồng Kông. Tháng Ba năm nay, Viện Quan điểm Công chúng Hồng Kông (Hong Kong Public Opinion Research Institute) đã phỏng vấn khoảng 5.700 công dân Hồng Kông cho thấy, 21% số người được hỏi dự định rời Hồng Kông lâu dài. Khảo sát cho thấy những người muốn di dân không chỉ thuộc nhóm ủng hộ “phe dân chủ” mà 14% số người tham gia khảo sát tự nhận ủng hộ “phe phi dân chủ”.

Đáng chú ý là mặc dù 69% số người được khảo sát cho biết họ không có kế hoạch rời Hồng Kông lâu dài, nhưng 42% trong số họ nói rằng nếu tình hình trở nên không thể chấp nhận được thì sẽ cố gắng rời đi. Các nước trong kế hoạch di cư của họ là Vương quốc Anh, Canada, Úc… Hồi tháng Năm năm nay, Chính phủ Anh cho biết số lượng đơn xin thị thực cư trú từ Hồng Kông đã lên tới 34.000 đơn, vượt xa số đơn xin từ Liên minh châu Âu.

9. Cảnh sát và công chức Hồng Kông phải tuyên thệ trung thành

Giới quan chức cấp cao Hồng Kông đã xảy ra đợt “thay máu” vào trước ngày kỷ niệm năm đầu tiên thực thi Luật ANQG có hiệu lực. Ngày 25/6 năm nay Tổng thư ký Hành chính Trương Kiến Tôn (Matthew Cheung), đã phục vụ trong chính quyền Hồng Kông trong nửa thế kỷ bị cách chức, nhân vật được thay thế là cựu Cục trưởng Cục An ninh là Lý Gia Siêu (John Lee); một nhân vật hắc ám khác là cựu “đại ca” cảnh sát Đặng Bính Cường (Chris Tang) được thăng chức Cục trưởng An ninh.

Deutsche Welle cho biết Tổng thư ký Hành chính là người quyền lực thứ hai của chính quyền Hồng Kông và là người đứng đầu giới công chức, vị trí này vốn dĩ do quan chức hành chính ưu tú với nhiều kinh nghiệm đảm trách, nhưng lần này là lần đầu tiên do quan chức xuất thân an ninh phụ trách cho thấy giới “quan võ” lên ngôi với tiêu chí dùng người chọn “hồng hơn chuyên” (trung thành hơn chuyên môn).

Vào cuối năm ngoái chính quyền Hồng Kông bắt đầu yêu cầu các công chức tuyên thệ hoặc ký cam kết ủng hộ Luật Cơ bản và trung thành với chính quyền Đặc khu Hồng Kông. Các biện pháp này đã gây phản ứng mạnh trong giới công chức. Tính đến ngày 1/4 đã có 129 người từ chối ký hoặc trả lại yêu cầu tuyên thệ. Ngoài ra, còn có làn sóng từ chức, thông tin từ hồ sơ Cục Vấn đề Công chức cho thấy trong năm 2020-2021 có 21 người từ chức (trong đó có 8 người là công chức hành chính đứng đầu một ban/ngành), tăng hơn gấp đôi so với năm trước và đạt mức cao kỷ lục mới trong nhiều năm gần đây.

10. Nguồn đầu tư nước ngoài xuống thấp kỷ lục

Sau khi Luật ANQG được thực thi, các công ty công nghệ đa quốc gia đã đi đầu tuyên bố rút khỏi Hồng Kông. ‘Gã khổng lồ’ công nghệ Naver của Hàn Quốc đã chuyển máy chủ dự phòng lưu trữ dữ liệu người dùng từ Hồng Kông sang Singapore và đã xóa toàn bộ dữ liệu ở Hồng Kông. Công ty trò chơi Nhật Bản Sony Interactive Entertainment đã chuyển địa điểm hoạt động ở châu Á sang Singapore.

Nhiều tổ chức tài chính nước ngoài cũng lần lượt rời khỏi Hồng Kông: quỹ đầu cơ của Mỹ có trụ sở 15 năm tại Hồng Kông là Elliott Management đã chuyển các chức năng liên quan tại Hồng Kông sang văn phòng ở London (Anh); công ty tư vấn đầu tư Mỹ Motley Fool tuyên bố rằng do các yếu tố chính trị như Luật ANQG, họ đã quyết định đóng cửa chi nhánh Hồng Kông, chuyển nguồn lực đầu tư đó vào việc mở rộng kinh doanh toàn cầu.

Động thái nước ngoài rút khỏi Hồng Kông đã thành một xu thế. Theo thống kê từ công ty dịch vụ bất động sản thương mại DTZ (Debenham Thouard Zadelhoff), kể từ năm 2019 tỷ lệ trống văn phòng ở Hồng Kông đã đạt mức cao nhất trong 15 năm, và 80% là do công ty đa quốc gia rời khỏi Hồng Kông.

Theo Trương Đình, Epoch Times 

Xem thêm: