Sau khi Hồng Kông thực thi “Luật An ninh Quốc gia”, hầu như tất cả các tiếng nói đối lập đều bị đàn áp. Mới đây, nhóm Facebook Kao bei wu mao đã đăng một bức ảnh phản đối cá nhân, khiến cư dân mạng thảo luận sôi nổi.

p3320111a717097170
Một người đàn ông lớn tuổi biểu tình trên đường phố Mong Kok ở Hồng Kông đã thu hút sự chú ý. (Ảnh: FB “Kao bei wu mao”)

Trong ảnh, một người đàn ông lớn tuổi cầm cây thánh giá có khắc hình Chúa Giêsu trên đầu bằng cả hai tay. Trên cổ ông là một tấm bảng với 5 dòng chữ viết tay:

“Luật An ninh quốc gia tước bỏ quyền con người;
Giả danh an ninh quốc gia để thực thi an ninh của đảng;
Giám sát xã hội người dân im tiếng;
Đàn áp những người bất đồng chính kiến ​​và bịt miệng họ;
Trời bảo hộ, chế độ chuyên chế của Hồng Kông sớm sụp đổ.”

Vì lý do bảo mật, khuôn mặt của ông được làm mờ. Khung cảnh là trung tâm thành phố Mong Kok nhưng không rõ thời điểm chụp. Bài đăng không ghi rõ thời gian mà chỉ ghi chữ “Chiến binh”.

Một số cư dân mạng nghi ngờ rằng bức ảnh được chụp trong chiến dịch chống dẫn độ. Xét cho cùng, hiện tại ở Hồng Kông đang có rất nhiều bất ổn. Không nói đến các cuộc biểu tình công khai, những người đăng bài phát biểu phản đối trên diễn đàn thảo luận cũng đều có nguy cơ bị bắt.

Phóng viên đã tìm kiếm bằng hình ảnh, và thấy rằng trước đó bức ảnh này chưa từng được công bố trên Internet. Nói cách khác, đây không phải là một bức ảnh cũ, có lẽ là mới được chụp gần đây.

Bức ảnh trên đã nhận được hàng ngàn lượt thích và rất nhiều bình luận. Cư dân mạng phản hồi:

“Tất cả đều là sự thật, và đó là tiếng lòng của nhiều người.”

“Cả Hồng Kông giận dữ mà không dám lên tiếng, những kẻ giả tạo trực tiếp quy phục (ĐCSTQ)”.

“Người Hồng Kông dũng cảm.”

“Hãy nói lên sự thật.”

“Hy vọng ông ấy được an toàn!”

“Mong người tốt một đời bình an.”

“Trời bảo hộ người tốt một đời bình an.”

“Câu nào cũng đúng, nhưng vi phạm Luật An ninh quốc gia và làm rò rỉ bí mật quốc gia.”

“Thật hiếm có khi những người ở thế hệ của họ suy nghĩ được sáng suốt như vậy… Những người thực sự khôn ngoan sẽ không bao giờ bị chế độ tẩy não.”

“Thật dũng cảm!” “Không sợ hãi!” “Chúa ở bên cạnh ông”.

“Thật hiếm có khi vẫn còn tiếng nói phản đối.”

“Giữa thời loạn lạc như thế này, ông ấy vẫn có dũng khí đứng ra kêu oan cho dân. Thật can đảm, dũng cảm và chính nghĩa! Chúc phúc cho ông.”

“(Có vẻ như) trong mắt ông ấy chẳng có ai.”

“Tôi bắt đầu lo lắng cho ông ấy. Than ôi! … Ông phải bình an nhé!”

“Chúa phù hộ chiến binh.”

“Anh hùng chân chính”, “kẻ sĩ nghĩa hiệp”, “Hồng Kông cần những người như vậy, cố lên”.

“Một chính quyền độc tài dữ hơn cọp, ngày vong đảng, vong quốc đang đến gần!”

Mặc dù phong trào phản đối dẫn độ năm 2019 chủ yếu là giới trẻ, nhưng cũng có rất nhiều “người tóc bạc” tham gia. Bởi nhiều người lớn tuổi ở Hồng Kông được sinh ra ở Đại Lục, họ cùng gia đình di cư đến Hồng Kông để thoát khỏi sự chuyên chế của ĐCSTQ, hoặc đã liều mạng theo đuổi tiếng gọi của tự do, đào tẩu đến Hồng Kông khi còn trẻ. Do đó, họ hiểu biết sâu sắc về ĐCSTQ.

p3320121a481806696
Trong chiến dịch chống dẫn độ, người đàn ông lớn tuổi đã thỉnh nguyện trong một cuộc biểu tình, khiến vô số cư dân mạng xúc động. (Ảnh: Pang Dawei / Vision Times)

Bức ảnh một người cao tuổi thỉnh nguyện trong phong trào chống dẫn độ cũng khiến vô số người biểu tình và cư dân mạng xúc động. Bối cảnh của bức ảnh là cuộc tụ tập chiếm trung tâm.

Một người đàn ông “tóc bạc” treo một tấm biển trên cổ, với dòng chữ viết tay: “Tuổi trẻ ngày nay, hãy cống hiến cho Hồng Kông. Vấn đề vẫn chưa kết thúc. Vài năm nữa, những người xuống đường chính là thế hệ tiếp theo của các bạn.”

Một cư dân Hồng Kông nói với Vision Times lý do vì sao anh ấy yêu và tự hào về Hồng Kông, là vì luôn có những con người dám bước ra đối đầu với chế độ độc tài. Họ không đánh mất lương tri, họ là hoa sen giữa đầm lầy, đem lại hy vọng và dũng khí cho những con người đang trong bóng tối.