Ngày 5/4, thêm một nam cảnh sát trưởng 46 tuổi tại Hồng Kông được chẩn đoán nhiễm virus Trung Cộng (virus corona chủng mới). Ông phát bệnh ngay sau ngày tham gia vào việc giải tán đám đông trong lễ kỷ niệm 831 chống Dự luật Dẫn độ tại Mong Kok (31/3).

Cảnh sát Hồng Kông
Đồn cảnh sát Shek Kip Mei bùng phát dịch virus Trung Cộng, hai cảnh sát bị nghi ngờ dùng chung nhà vệ sinh lần lượt nhiễm bệnh. (Ảnh: Tksteven/Wikipedia/CC BY-SA 2.5)

Đã tăng thêm 4 cảnh sát Hồng Kông được chẩn đoán nhiễm viêm phổi Trung Cộng (còn được gọi là viêm phổi Vũ Hán, viêm phổi corona mới, COVID-19). Người mới nhất là một nam cảnh sát trưởng 46 tuổi thuộc Đội cơ động (PTU) khu vực West Kowloon. Nhà chức trách tuyên bố rằng ông đã tham gia vào các hoạt động quản lý đám đông gần đồn cảnh sát Mong Kok vào tối ngày 31/3. Trong buổi tối diễn ra sự kiện, cư dân thành phố đứng ngoài trời kỷ niệm sự kiện khủng bố ngày 31/8/2019, 54 người đã bị bắt giữ. Sau khi hết ca trực, vị cảnh sát trưởng này bắt đầu bị sốt vào ngày hôm sau, tới ngày 5/4 thì chính thức được chẩn đoán nhiễm bệnh.

Các cuộc điều tra của nhà chức trách tiết lộ rằng vị cảnh sát trưởng này cùng một nam sĩ quan cảnh sát 31 tuổi họ Hà, người được chẩn đoán nhiễm bệnh trước đó, thuộc Đội cơ động đại đội Y của khu vực West Kowloon. Họ cùng làm việc tại đồn cảnh sát Shek Kip Mei, nhưng không cùng một tiểu đội. Hai người từng dùng chung nhà vệ sinh trên cùng một tầng trong đồn cảnh sát, không loại trừ trường bị lây nhiễm thông qua tay nắm cửa, bồn rửa tay. Trương Trúc Quân, giám đốc Khoa Truyền nhiễm Trung tâm Bảo vệ Sức khỏe cho biết, đây là lần đầu tiên có nhiều người lây nhiễm trong đồn cảnh sát. “Chúng tôi đang tìm hiểu xem liệu có dùng chung trang thiết bị, phòng thay đồ, nơi đăng ký hay không. Bước đầu thì không phải là mọi người ở cùng nhau, chúng tôi đang tìm hiểu xem họ có thời gian nào tiếp xúc gần không.”

122 cảnh sát Hồng Kông tiếp xúc mật thiết được đưa đi cách ly kiểm dịch

Chính quyền đã quyết định đưa 122 nhân viên cảnh sát có liên quan, là những người tiếp xúc mật thiết với người nhiễm, đi cách ly và kiểm dịch trong 14 ngày. Trương Trúc Quân chỉ ra rằng 3 trong số những người này đã xuất hiện các triệu chứng về đường hô hấp. Tờ “Headline Daily” đã trích dẫn thông tin rằng 120 cảnh sát được đưa đi cách ly này là nam cảnh sát từ bốn đội PTU, đã từng sử dụng nhà vệ sinh bị nghi lây nhiễm từ ngày 28-31/3. Hai người còn lại là 2 nữ cảnh sát đã ngồi chung xe với cảnh sát trưởng.

Vị nam cảnh sát trưởng này đã tham gia vào việc giải tán cư dân thành phố đứng tụ tập bên ngoài nhà ga Prince Edward vào ngày 31/3. Ngày hôm đó, hơn 10 nghị viên phe dân chủ đã đứng bên ngoài nhà ga Prince Edward thuộc quận Yau Tsim Mong. Ngày 5/4, họ đã ký một bức thư chung trình lên ông Đào Huy, chỉ huy của khu vực West Kowloon, yêu cầu cảnh sát giải thích khẩn cấp, liệu vị cảnh sát được chẩn đoán nhiễm bệnh này có tiếp xúc với người bị bắt hay không, cũng như số lượng cảnh sát tham gia hoạt động vào ngày hôm đó, có bao nhiêu người xuất hiện triệu chứng bệnh, liệu họ còn đi tuần tra như bình thường tại các khu dân cư hay không. Ngoài ra, nhiều nghị viên của Hội đồng quận Yau Tsim Mong, bao gồm Dư Đức Bảo, Phó chủ tịch Hội đồng huyện, cũng đã chủ động đến các phòng khám tư nhân để xét nghiệm virus.

Nam cảnh sát 31 tuổi thuộc đồn cảnh sát Shi Kip Mei, người trước đó đã được chẩn đoán nhiễm bệnh, và nữ cảnh sát họ trịnh, 21 tuổi, thuộc đồn cảnh sát Sham Shui Po, đã bị phát hiện từng tới tiêu khiển tại một ổ dịch là quán bar All Night Long tại Tsim Sha Tsui. Hai cảnh sát này bị cáo buộc đã vi phạm các chỉ dẫn phòng chống dịch của Chính phủ Hồng Kông về việc yêu cầu nhân viên giảm thiểu tiếp xúc xã hội. Ngày 20/3, nữ cảnh sát này từng tháo khẩu trang nói chuyện với một người bạn gái 36 tuổi trong khoảng 20 phút. Người bạn này sau đó cũng được chẩn đoán nhiễm bệnh.

(Ghi chú của biên tập viên: Virus gây bùng phát viêm phổi Vũ Hán là đến từ Trung Quốc dưới sự cai trị của ĐCSTQ, do chính quyền ĐCSTQ che giấu sự thật dẫn đến dịch bệnh lan ra toàn cầu. Người Vũ Hán, người Hồ Bắc và tất cả người Trung Quốc cùng nhân dân toàn thế giới đều là những người bị hại. ĐCSTQ không phải là Trung Quốc, cũng không đại biểu được cho Trung Quốc, do đó, loại virus xuất hiện dưới sự cai trị của ĐCSTQ này nên được gọi là “virus Trung Cộng.”)

Minh Tú

VIDEO XEM THÊM: “Bức tranh toàn cảnh về sự xâm nhập của “Virus Trung Cộng” trên toàn cầu”

RADIO: “Từ thủ phạm biến thành anh hùng – ĐCSTQ đã dối trá như thế nào”

Xem thêm: