Kể từ khi “Luật An ninh Quốc gia” được thực thi ở Hồng Kông vào ngày 1/7/2020, đã diễn ra một làn sóng di dân chưa từng có và chưa có dấu hiệu suy giảm. Theo số liệu thống kê do Cục quản lý Xuất nhập cảnh Hồng Kông cung cấp, trong hai năm qua, lượng người dân Hồng Kông di cư xuất cảnh qua sân bay lên tới gần 380.000 người.

id13059171 210630122244100311 600x400 1
ĐCSTQ chuẩn bị mừng kỷ niệm 100 năm vào ngày 1/7, đồng thời cũng là ngày kỷ niệm chuyển giao chủ quyền Hồng Kông. Người dân lo lắng ĐCSTQ lực độ đàn áp của ĐCSTQ sẽ tiếp tục tăng mạnh, không ít người đã vội vàng rời Hồng Kông trước ngày này năm 2021. Hình ảnh tại Sân bay quốc tế Hồng Kông tối ngày 30/6/2021, người Hồng Kông xếp hàng dài chờ rời khỏi Hồng Kông. (Ảnh: Tống Bích Long / Epoch Times)

Hồng Kông cho phép cư dân có nhiều quốc tịch, và không có cái gọi là “công dân”. Nói cách khác, người Hồng Kông không cần thông báo cho chính phủ nếu họ di cư ra nước ngoài. Do đó, lượng cư dân Hồng Kông xuất nhập cảnh thông qua sân bay được coi là một trong những con số tham chiếu để tính toán lượng người di cư.

Theo số liệu thống kê từ Sở Di trú do nhà bình luận chứng khoán Hồng Kông David Webb trích dẫn, từ ngày 1/7/2020 đến ngày 30/7 năm nay, trong vòng 2 năm 1 tháng, (không bao gồm các cảng biển và đất liền khác), số lượng cư dân Hồng Kông nhập cảnh từ Sân bay Hồng Kông là 668.000 người, số người rời đi là 1,046 triệu người và số người di cư thuần là hơn 378.000 người.

p3196851a869563950 ss
Nhà bình luận chứng khoán Hồng Kông David Webb trích dẫn dữ liệu từ Sở Di trú để thống kê số lượng người ra vào Hồng Kông tại các cảng khác nhau hàng ngày. (Nguồn: Ảnh chụp màn hình từ trang web của David Webb)
p3196852a628342117 ss
Từ 1/7/2020 đến 30/7/2022, số lượng người Hồng Kông xuất nhập cảnh qua sân bay. (Nguồn ảnh: Vision Times)

Nếu tính theo từng năm, trong 12 tháng đầu tiên (từ ngày 1/7/2020 đến ngày 30/6 năm sau) khi Luật An ninh Quốc gia có hiệu lực, lượng người Hồng Kông đi qua sân bay là 108.700 người. Trong 12 tháng tiếp theo đó (1/7/2021 đến 30/6 năm nay), dòng chảy ròng tăng vọt lên 252.700 người, gấp 2,3 lần so với con số trước đó. Có thể thấy, số lượng cư dân rời khỏi Hồng Kông đang tăng gấp đôi qua từng năm.

p3196853a331476931 ss
Số lượng người dân Hồng Kông xuất nhập cảnh qua sân bay sau khi thực thi Luật An ninh Quốc gia Hồng Kông. (Nguồn: Vision Times)

Lần cuối cùng làn sóng di cư bùng phát ở Hồng Kông là vào những năm 1980, khi Trung Quốc và Vương quốc Anh tổ chức các cuộc đàm phán về tương lai của Hồng Kông, cộng thêm sự kiện Lục Tứ xảy ra năm 1989, tận mắt chứng kiến Đảng Cộng sản Trung Quốc thảm sát người dân trong nước, người dân Hồng Kông lắng về tương lai sau năm 1997. Do đó lượng lớn người đã di dân ra nước ngoài.

Theo số liệu do Cục Bảo an Hồng Kông cung cấp cho BBC, trong 12 năm từ 1985 đến 1997, có tổng cộng 576.000 người Hồng Kông di cư ra nước ngoài. So với làn sóng di cư lần này, 378.000 người đã rời đi từ ngày 1/7/2020 đến ngày 30/7/2022, và chỉ trong 2 năm, dòng chảy ròng đã lên tới 65% so với trước đây (1985-1997). Làn sóng di dân này có thể được mô tả là lớn nhất kể từ khi cảng Hồng Kông mở cửa.

Vào tháng Ba năm nay, một cuộc thăm dò do Viện Nghiên cứu Dân ý Hồng Kông công bố cho thấy, khoảng 24% người được hỏi dự định rời Hồng Kông vĩnh viễn. Con số 24% bao gồm những người đang chuẩn bị, sẵn sàng và dự định di cư. Nếu tính theo dân số Hồng Kông là 7,4 triệu, có nghĩa là 1,77 triệu người Hồng Kông đã sẵn sàng di cư. Ông Chung Kiếm Hoa, Phó giám đốc điều hành của Viện nghiên cứu Dân ý cho biết, cơ quan này đã tiến hành 3 cuộc khảo sát về vấn đề di cư, mong muốn di cư của người dân ngày càng gia tăng, 24% người được hỏi dự định di cư, đây chắc chắn là một con số không hề nhỏ. Chỉ một tháng sau, bản thân ông Chung Kiếm Hoa cũng không chịu nổi áp lực chính trị và phải chuyển đến Anh.

Số người rời Hồng Kông trong 2 năm qua không chỉ là con số đơn giản, cùng với làn sóng di cư là một lượng lớn nhân tài chuyên nghiệp, chắc chắn sẽ dẫn đến sự cạn kiệt đồng thời về tri thức, công nghệ và sự giàu có ở Hồng Kông

Nhân tài là một trong những trụ cột tại sao Hồng Kông trở thành trung tâm tài chính quốc tế. Dữ liệu cho thấy hiện tại hầu hết những người Hồng Kông di cư là tầng lớp trung lưu và nhiều người đã thuộc tầng quản lý công ty. Sự ra đi của họ sẽ tạo ra khoảng cách về nhân tài trong xã hội và khiến cho vầng hào quang của Hồng Kông với tư cách như một trung tâm tài chính quốc tế không còn nữa.

Dù chính quyền khẳng định rằng Hồng Kông vẫn hấp dẫn, người di cư từ Hồng Kông sẽ quay trở lại Hồng Kông với số lượng lớn như làn sóng di cư trước đó. Tuy nhiên, theo tác giả bài viết tìm hiểu, hầu hết những người di cư lần này cho biết họ sẽ không quay trở lại. Như ông Chử Giản Ninh, một người có thâm niên trong lĩnh vực truyền thông Hồng Kông đã chuyển đến New York năm ngoái, nói rằng những người Hồng Kông di cư trước năm 1997 dù có ra nước ngoài nhưng “trái tim thực sự không nỡ rời xa”, nên rất nhiều người đã quay trở lại. Tuy nhiên, “những người ra đi lần này, rất có khả năng sẽ không quay lại nữa”.

Ông lấy bản thân làm ví dụ để chỉ ra rằng ông đã rời Hồng Kông và chuyển đến các nơi như London, Washington, Seattle, và cuối cùng trở lại Hồng Kông, “Hồng Kông, nơi sinh của tôi, vẫn là nơi thu hút tôi trở lại”. Nhưng bây giờ nếu ai đó hỏi ông có trở lại Hồng Kông hay không, ông sẽ chỉ trả lời: “Chỉ trở lại để thăm người thân và bạn bè”.

Hiện nay, làn sóng di cư ồ ạt này vẫn đang diễn ra, về cơ bản, mỗi người Hồng Kông đều có gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, hàng xóm di cư hoặc chính họ cũng nằm trong số những người di cư. Nhiều người Hồng Kông thở dài, Hồng Kông còn lại gì sau khi bị ĐCSTQ giày xéo?