Gần đến ngày kỷ niệm 1/7 (ngày Hồng Kông được trả về Trung Quốc, cũng là ngày 100 năm Đảng Cộng sản Trung Quốc), giới truyền thông Hồng Kông tiếp tục bị đàn áp. Tiếp sau Apple Daily bị buộc phải ngừng xuất bản, ngày 27/6, thêm một cựu tổng biên tập của Apple Daily là ông Lư Phong bị bắt. Truyền thông mạng Hồng Kông, nhà bình luận thời sự, các họa sĩ biếm họa chính trị đã xóa các bài báo, ảnh và video, đóng kênh mạng xã hội, hình thành hiệu ứng ‘ve sầu mùa đông’. Hiệp hội phóng viên mạnh mẽ lên án chính quyền một lần nữa nhắm vào những người làm công tác tin tức, hình thành sự khủng bố bao trùm giới truyền thông. 

id13053874 DSC 7043 01 600x400 1
Hình ảnh ngày 24/6/2021, trong buổi tối của ngày cuối cùng Apple Daily xuất bản, người dân tạm biệt Apple Daily trong mưa, thắp sáng đèn điện thoại và hô lớn “Người Hồng Kông cố lên”. (Ảnh: Tống Bích Long / Epoch Times)

Ngày kỷ niệm 100 năm ĐCSTQ sắp đến, ngày 28/6, Trưởng đặc khu Hồng Kông Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam) đã dẫn hơn 70 người đại diện của Chính phủ Hồng Kông ngồi máy bay đến Bắc Kinh, chuẩn bị tham dự hoạt động tuyên truyền. Ông Lý Gia Siêu, người vừa được thăng chức làm Giám đốc Sở Chính vụ tạm thời thay thế Trưởng đặc khu trong thời gian này. Trong cùng ngày, Đài Thiên văn đã ra cảnh báo mưa lớn màu đen đầu tiên trong năm nay. 

Ngày 1/7/1997, Hồng Kông cũng đã phát đi cảnh báo mưa đen. Hiện nay Luật An ninh Quốc gia của ĐCSTQ đã thực thi được 1 năm tại Hồng Kông, trước kỷ niệm tròn 1 năm này, thời tiết lại xuất hiện dị thường.

Ngày 25/6, Quốc vụ viện Trung Quốc tuyên bố sẽ miễn nhiệm chức vụ của Giám đốc sở Chính vụ Hồng Kông Trương Kiến Tông, chức vụ này sẽ do cựu Cục trưởng Cục Bảo an Lý Gia Siêu thay thế, trở thành người đứng thứ hai tại đặc khu này. Ông Lý Gia Siêu là người tích cực trấn áp phong trào phản đối Dự luật Dẫn độ năm 2019, gần đây lại tiếp tục đóng băng tài khoản ngân hàng của Apple Daily, bức bách Apple Daily phải ngừng hoạt động, do đó mà được thăng chức, điều này được cho là sự bắt đầu của thời kỳ “cảnh sát cai trị Hồng Kông”. 

Cảnh sát Hồng Kông tiếp tục bắt chủ bút của Apple Daily

Sau khi bức bách Apple Daily ngừng xuất bản, cơ quan cảnh sát An ninh Quốc gia hôm 27/6 tiếp tục bắt giữ ông Phùng Vĩ Quang (bút danh Lư Phong) – cựu chủ bút của Apple Daily tại sân bay.

Khác với lần trước đó là đến nơi cư trú để bắt giữ chủ bút Dương Thanh Kỳ của tờ Apple Daily, lần này cảnh sát bắt giữ ông Phùng Vĩ Quang tại sân bay. Kênh Youtube “Dương cờ dễ hợp chính nghĩa” đặt nghi vấn, nếu cảnh sát đã sớm nắm được chứng cứ ông Phùng Vĩ Quang “cấu kết với thế lực nước ngoài”, vậy vì sao lại cứ muốn bắt ông ở sân bay quốc tế Hồng Kông? Kênh Youtube này cho rằng cảnh sát Hồng Kông và cơ quan an ninh quốc gia hiện đang reo rắc không khí khủng bố, tạo ra hiệu quả chấn nhiếp, mục đích chính là nói với mọi người rằng: “Anh không đến sân bay thì có thể không có chuyện, nhưng một khi anh đến sân bay, thì có thể sẽ bị bắt.”

Hiệp hội phóng viên: Mất tự do báo chí

Hiệp hội phóng viên Hồng Kông hôm 28/6 đã ra tuyên bố lên án cảnh sát tiếp tục bắt giữ những người làm công tác tin tức, yêu cầu cảnh sát lập tức có lời giải thích. Hiệp hội này nhấn mạnh, tự do ngôn luận và tự do báo chí là giá trị cốt lõi của Hồng Kông, “Nếu ngay cả cây bút của văn nhân cũng không tha cho, thì Hồng Kông sẽ khó để tiếp tục được coi là thành phố quốc tế”. Hiệp hội này chất vấn cảnh sát: “Một cây bút bình dân, làm thế nào cấu kết với thế lực nước ngoài? Nguy hại an ninh quốc gia thế nào?

Hiệp hội phóng viên chỉ ra, gần đây sự kiện chính quyền liên tiếp đàn áp tự do báo chí gần như đã hoàn toàn chôn vùi tự do báo chí của Hồng Kông, “Khi Hồng Kông còn sót lại tiếng nói chỉ biết khen tốt, những người có quyền có thế hống hách không kiêng kỵ gì, doanh nghiệp quốc tế còn tín nhiệm vùng đất này nữa hay không? Hồng Kông còn có thể đóng vai trò là trung tâm tài chính quốc tế nữa hay không?”

Nhà phân tích kinh tế La Gia Thông chia sẻ với Epoch Times rằng sau khi Apple Daily Hồng Kông bị bức bách phải ngừng xuất bản, những kênh truyền thông chủ lưu tại bản địa đã nhất loạt đưa tin thân với chính phủ, không còn kênh truyền thông giám sát chính phủ, chính phủ muốn gì làm nấy. Nếu không có minh bạch thông tin, ngay cả khi có một số sự việc nguy hiểm xảy ra, ngoại giới cũng có khả năng chẳng biết gì. 

Tối cùng ngày 28/6, Hiệp hội phóng viên tiếp tục ra tuyên bố, quan ngại “khủng bố trắng” bao trùm giới báo chí Hồng Kông. Tuyên bố chỉ ra, từ khi Apple Daily dừng xuất bản, ngọn gió “tự kiểm duyệt” của giới truyền thông đã thổi mạnh như cơn bão. Khi tự do ngôn luận tiếp tục bị ăn mòn, Hồng Kông sẽ khó có thể tiếp tục được gọi là thành phố văn minh.

Du Thanh Nguyên xóa ảnh: Khí hậu chính trị như mưa đen

Đối mặt với đàn áp chính trị như mây đen bao trùm, những người làm truyền thông Hồng Kông cũng lần lượt phòng ngừa chu đáo.

Người sáng lập kênh tin tức trực tuyến Post 852, ông Du Thanh Nguyên, hôm 28/6 đã gỡ tất cả các video trên YouTube. Ông đưa ra lời xin lỗi, cho biết hiện tại “xảy ra biến đổi, thời cục bỗng rối loạn”, do bản thân vẫn ở lại Hồng Kông, nên chỉ đành “tạm thời biến đổi trận địa”. 

Ngoài tuyên bố xin lỗi, ngày 29/6, ông cũng đăng một đoạn video xin lỗi lên YouTube. Trong video này, ông nhiều lần biểu thị “xin lỗi”, cũng nhắc đến việc chủ bút Phùng Vĩ Quang của Apple Daily bị bắt, và trang tin Stand News gỡ bài viết chuyên đề, đổi giám đốc. Ông chỉ ra, khí hậu chính trị Hồng Kông chuyển biến theo chiều hướng xấu một cách nhanh chóng, giống như mưa đen đột nhiên tấn công đến, thậm chí là tín hiệu cảnh báo bão cấp 10 (cấp bậc cảnh báo cao nhất trong hệ thống cảnh báo bão của Hồng Kông). 

Ông cũng cho biết sẽ dùng hình thức mới để gặp mặt mọi người, không thể tiếp tục nói những thứ trước đây, nhưng sẽ nói về tình cảm của Hồng Kông, tinh thần Hồng Kông, người Hồng Kông và câu chuyện Hồng Kông, hy vọng có thể dùng phương thức tinh tế để tiếp tục kiên trì trong không gian có hạn. 

Ông Du Thanh Nguyên tiết lộ, chương trình tin tức bắt đầu từ ngày mai có tên “Người Hồng Kông mà Du Thanh Nguyên đã gặp”, tập đầu tiên là liên quan đến cuộc phỏng vấn đặc biệt với Châu Tinh Trì năm 1996. Cuối cùng, ông chuyển lời tới người Hồng Kông, cùng nhau tiếp tục tinh thần Hồng Kông “đánh không chết”. 

Kênh tin tức Post 852 được thành lập năm 2013, do cựu Phó tổng biên tập Viên Diệu Thanh (bút danh Du Thanh Nguyên) của tờ Tạp chí kinh tế Hồng Kông thành lập, công ty từng có thời điểm có hơn 20 nhân viên. Ngày 14/5 năm nay, ông Du Thanh Nguyên cho biết, do lo lắng Luật An ninh Quốc gia và vấn đề tài chính nên đã quyết định tạm ngừng hoạt động kênh, cho 6 nhân viên nghỉ việc, và dùng hình thức công ty một thành viên để tiếp tục lên tiếng.

Họa sĩ biếm họa chính trị ngừng hoạt động trang Fanpage

Họa sĩ biếm họa chính trị Hoàng Chiếu Đạt có 200.000 người theo dõi trang Fanpage “Tranh biếm họa Hoàng Chiếu Minh” trên Facebook, trang này của ông được thiết lập gần 10 năm. Ngày 28/6, ông cũng đăng tuyên bố sẽ tạm dừng cập nhật mới trên trang Fanpage này.

Ông cho biết trên Facebook, thấy bài viết của Stand News bị gỡ và cựu chủ bút Lư Phong của Apple Daily bị bắt, ông cảm thấy rất đau đớn. Ông cho biết, “Mặc dù trong lòng có sợ hãi, nhưng vẫn cảm giác cần cố hết sức giữ nguyên cuộc sống của mình”. Hơn nữa, đối mặt với tình hình Hồng Kông gần đây, mặc dù cũng từng tính toán rằng bản thân không được coi là nhóm người gặp nguy hiểm cao nhất, nhưng hiện tại “tất cả những phân tích tính toán đều không có ý nghĩa”, nên quyết định tạm đóng của Fanpage. 

Ông Hoàng Chiếu Đạt cũng nhấn mạnh, tạm thời đóng của Fanpage nhưng không phải là không sáng tác nữa, mà là “hy vọng đến khi áp lực không còn lớn như thế nữa thì sẽ tiếp tục gặp mặt mọi người”.

Ngoài ra, trang Fanpage của Chu Đình (cựu thành viên Đảng Demosisto) trên Facebook cũng không thể truy cập được. Tạm thời chưa biết liệu có phải do cô tự xóa hay không.

Trang tin Winandmac rút khỏi Hồng Kông

Trang mạng truyền thông Winandmac Media bắt đầu vận hành từ năm 2010, cũng đăng lời cáo biệt trên trang Fanpage ngày 28/6. Thông cáo cho biết, cân nhắc đến an toàn, nên công ty quyết định rút khỏi Hồng Kông, và đã hủy bỏ đăng ký kinh doanh liên quan tại Hồng Kông. 

Thông cáo đề cập đến việc Apple Daily phải đóng cửa và Stand News cũng ra thông cáo điều chỉnh, kênh tin tức tự do tại Hồng Kông đã không phải là dáng vẻ mà mọi người quen thuộc. Winandmac Media cũng giống như các kênh truyền thông khác, thường xuyên nhận được sự đe dọa, khủng bố. Qua cân nhắc, nên đã sớm bắt đầu thủ tục rút khỏi Hồng Kông, nguồn tiền đã sớm rút hoàn toàn khỏi Hồng Kông.

Winandmac Media cho biết, mặc dù công ty đã rút khỏi Hồng Kông, nhưng tại Hồng Kông vẫn sẽ có người công tác tự do, phỏng vấn và báo cáo tình hình Hồng Kông, cố gắng trong những ngày còn lại để lên tiếng cho Hồng Kông.

Nhiều chương trình của Đài Truyền hình Hồng Kông ngừng phát sóng

Cùng với đó, Đài Truyền hình Hồng Kông (RTHK) tiếp tục bị thanh toán. Chương trình được đánh giá tốt như talk show “5 tối nói chuyện” (tên tiếng Anh: RTHK Talk Show) và “Góc nhìn 31” đều bị chấm dứt phát sóng. Ngày 28/6, trong danh sách chương trình phát sóng mới nhất của RTHK đã không còn nhìn thấy “Góc nhìn 31” nữa, và bị thay thế bằng chương trình phát lại là có tên “Đại học vấn”.

Tối ngày 28/6, nhà bình luận thời sự Lương Khởi Trí đã đăng bài viết trên Facebook, ông cho biết ông nhận được thông báo nói RTHK chấm dứt chương trình talk show “5 tối nói chuyện”, hy vọng sẽ có duyên gặp lại [khán giả], “ban đầu đã hẹn là ngày mai lại đến RTHK ghi hình ‘RTHK Talk Show’, hiện giờ không phải đi nữa, chương trình sắp chấm dứt rồi.”

Ông Lương Khởi Trí biểu thị cảm ơn nỗ lực trong suốt thời gian qua của nhóm sản xuất và sự khích lệ của nhiều người dẫn chương trình khách mời, cảm ơn sự ủng hộ khích lệ của khán giả. 

Người làm truyền thông kỳ cựu, ông Âu Gia Lân – người dẫn chương trình “Gió tự do Điện thoại tự do” của RTHK cũng chấm dứt dẫn chương trình 11 năm này vào ngày 28/6. Trong chương trình cuối cùng, ông đã nói lời từ biệt tới thính giả. Ông nói, trong chương trình đều là “nói lời thật, nói đạo lý”, hy vọng lắng nghe ý kiến của rất nhiều người khác nhau. Ông cho biết, bản thân trong vai trò người dẫn chương trình này đã 11 năm, đã tạo được cảm tình với rất nhiều thính giả và đồng nghiệp ở RTHK, “Hy vọng có cơ hội nói lời hẹn gặp lại, nói lời trân trọng tới các vị thính giả, đồng nghiệp ở RTHK.”

Stand News thay đổi, phần lớn nhân viên ở lại

Sau khi Apple Daily ngừng xuất bản, ngày 27/6, kênh truyền thông trực tuyến Stand News cũng đã làm bước chuẩn bị cho việc có thể bị đóng băng nguồn tiền bất cứ lúc nào. Hôm 27/6, Stand News tuyên bố, tạm ngừng nhận tài trợ, ngừng nhận chuyển tiền phí hàng tháng từ hội viên trả phí. Đồng thời tạm thời gỡ các bài blog, các bài viết đăng lại, các bài bình luận do khán gửi tới đã được đăng tải hồi tháng 5 và trước đó.

Để giảm thiểu tổn thất mà nhân viên có thể gặp phải trong trường hợp bị buộc phải nghỉ việc, từ tháng 5, Stand News đã chấm dứt hợp đồng với nhân viên làm việc từ nửa năm trở lên, tiền thâm niên đã được giải quyết với số tiền bồi thường cao hơn mức yêu cầu của pháp luật. Đồng thời ký kết hợp đồng tuyển dụng mới với điều kiện không thấp hơn ban đầu. Stand News cho biết tuyệt đại bộ phận nhân viên đều ở lại, tiếp tục công việc như bình thường. 

“Tiếp tục sống trong chân thật”, Chung Kiếm Hoa kiên trì viết bình luận

Ông Chung Kiếm Hoa – Phó tổng giám đốc hành chính của Viện nghiên cứu dân ý Hồng Kông vẫn kiên trì viết các bài bình luận thời sự. Trước đây, mỗi tuần ông Chung Kiếm Hoa đều có bài viết đăng trên Apple Daily, tổng cộng ông đã viết 256 bài. Sau khi Apple Daily bị ngừng xuất bản, ông vẫn tiếp tục viết bài viết chuyên đề cho Apple Daily, và đăng tải trên Facebook, đồng thời trao quyền cho Epoch Times đăng tải lại. 

Ông Chung Kiếm Hoa viết, đối với việc sau khi Apple Daily ngừng xuất bản thì không cần viết bài chuyên đề, “Có người nói, cũng là chuyện tốt, hiện giờ lằn ranh đỏ khắp nơi, chính quyền không ngừng di chuyển các cột gôn, ngay cả bình luận dựa trên sự thực cũng sẽ có nguy hiểm, tự do ngôn luận của Hồng Kông và tự do bình luận cũng đã tràn ngập nguy cơ.” Nhưng ông nhấn mạnh, vấn đề không phải nằm ở cái gọi là “lằn ranh đỏ”. Trong xã hội pháp trị, luật pháp chính là đường giới hạn thấp nhất, chính là “lằn ranh đỏ” duy nhất.

Ông Chung Kiếm Hoa không thừa nhận cái gọi là “lằn ranh đỏ”. Ông cho biết, cái gọi là “lằn ranh đỏ” hôm nay, cơ bản chính là “xây dựng luật bất hợp pháp”. Tương lai, chính quyền có thể tùy tiện dịch chuyển lằn ranh đỏ, thậm chí tự đưa ra rất nhiều lằn ranh đỏ. “Nếu ai cũng đều lựa chọn im lặng, ai cũng chỉ căn cứ vào cái gọi là ‘lằn ranh đỏ’ do những người có quyền thế tùy ý thiết lập để lấy đó làm chuẩn tắc, thì không nghi ngờ gì chính là từ bỏ tự do nhân thân và quyền lợi cơ bản của bản thân.”

Mặc dù Hồng Kông hôm nay tràn ngập tình cảm bi quan, nhưng ông Chung Kiếm Hoa cho rằng không có ai có thể biết rõ tương lai, người Hồng Kông vẫn có trách nhiệm sáng tạo tương lai, mỗi một cá nhân cũng đều có thể trở thành bằng chứng của lịch sử. “Tôi không dám đánh giá năng lực bản thân mình cao, nhưng tôi hy vọng mỗi một người cũng không nên đánh giá thấp tác dụng của chính mình. Dù là khó khăn thế nào, hãy tiếp tục nói lời thật, tiếp tục sống trong chân thật, dùng nỗ lực của bản thân để sống chân thật.”

Cuối bài viết, ông Chung Kiếm Hoa viết: “Chỉ cần có một một con đom đóm tiếp tục phát sáng, thì bóng tối sẽ bị đánh bại. Nếu có nhiều đom đóm hơn nữa, thì bóng tội dựa vào đâu mà tiếp tục tùy tiện muốn gì làm nấy!”.

Theo Liên Thư Hoa, Epoch Times

Xem thêm: