Chiến dịch chống dự luật dẫn độ ở Hồng Kông vẫn đang căng thẳng, sau cuộc biểu tình đầu tiên của giới tài chính, hôm thứ Sáu (02/8) hơn 40.000 người Hồng Kông gồm cả giới công chức cùng thường dân đã tổ chức một cuộc mít tinh yêu cầu Chính phủ Hồng Kông phải từ bỏ dự luật dẫn độ tà ác. Bà Anson Chan Cựu Tổng thư ký hành chính bày tỏ cảm kích vì các công chức có lương tâm và lòng can đảm đạo đức, đã đồng hành cùng công chúng Hồng Kông.

Hồng Kông, phản đối luật dẫn độ, biểu tình Hồng Kông
Hôm thứ Sáu (02/8), hơn 40.000 người Hồng Kông đã tiếp tục biểu tình yêu cầu chính phủ Hồng Kông từ bỏ dự luật dẫn độ tàn độc. (Ảnh: Vision Times)

Buổi tập trung “Công chức đồng hành cùng nhân dân” do giới công chức phát động đã được tổ chức vào lúc 7:00 tối tại công viên Chater Garden gần Toà nhà Hội đồng Lập Pháp, người tham gia đã ngồi chật kín công viên, nhiều người phải đứng chếch ra phía đường Chater, thậm chí cả Tòa án chung thẩm gần đó. Mọi người cùng nhau mở đèn flash của điện thoại di động và hô vang “Người Hồng Kông cố lên”.

Ông Chia-bao Chang, một trong những người khởi xướng và là người phụ trách vấn đề giao thông đã đọc bản tuyên bố tại buổi mít tinh, nhấn mạnh rằng với tư cách là thành viên của bộ máy cầm quyền, các công chức không thể thờ ơ, “Là nhân viên của bộ máy chính trị, chúng tôi trân trọng và sẵn sàng bảo vệ các giá trị cốt lõi của đội ngũ công vụ. Nguyên tắc là phục vụ người dân Hồng Kông. Vì lý do này, trong thời khắc quan trọng này, chúng ta nên có thái độ cầu thị, sớm hàn gắn những rạn nứt xã hội”.

Chia-bao Chang cũng cho biết rằng, nếu chúng tôi thờ ơ nghĩa là rũ bỏ chức trách của công bộc, phụ lòng ủy thác của người dân. Chỉ khi lấy lại niềm tin của công chúng vào quản trị của chính phủ, chúng ta mới có thể tiếp tục sự nghiệp. Tuyên bố kêu gọi Đặc khu trưởng và các quan chức liên quan hãy tích cực phản hồi về sửa đổi rút lại Dự luật Dẫn độ, thành lập một ủy ban điều tra độc lập để điều tra nguyên nhân và cách xử lý toàn bộ tình hình.

Hồng Kông, phản đối luật dẫn độ, biểu tình Hồng Kông
Bà Anson Chan, Cựu Tổng thư ký hành chính, bày tỏ cảm kích vì các công chức có lương tâm và lòng can đảm đạo đức, đã đồng hành cùng công chúng Hồng Kông. (Ảnh: Vision Times)

Tại buổi mít tinh, một số cựu quan chức cao cấp cũng đã phát biểu. Bà Anson Chan, cựu Tổng thư ký hành chính cho biết một đội ngũ công chức xuất sắc, hiệu quả, tinh thần cao và trung lập cần có Đặc khu trưởng cùng nhóm quản lý giàu lòng cảm thông với công chúng và luôn công chính thì mới đủ sức quản trị Hồng Kông. Bà cũng cho biết rằng e-mail do Cục Sự vụ công vụ công bố ngày 01 rất mạnh mẽ, khiến bà cảm kích các công chức có lương tâm và lòng can đảm đạo đức, đã hồi đáp nguyện vọng của công chúng.

Bà Chan cũng yêu cầu chính quyền thành lập một ủy ban điều tra độc lập, vì không có sự thật không thể hàn gắn được những rạn nứt xã hội. Bà chia sẻ rằng Hồng Kông cho thấy hy vọng lớn về tương lai khi có những công chức xuất sắc đồng hành cùng đông đảo người dân Hồng Kông theo đuổi tự do và dân chủ.

Ông Joseph Wong, cựu Bộ trưởng Bộ Dịch vụ Dân sự Hồng Kông thì cho biết, trước đây ông đã viết Nguyên tắc Công vụ cần tính trung lập chính trị, vì vậy ông có đủ tư cách nói về hoạt động biểu tình lần này mà không vi phạm tính trung lập chính trị. Ông nhấn mạnh rằng các công chức không phải để trung thành với cá nhân Đặc khu trưởng, mà là trung thành với nguyên tắc thể chế.

Ông giải thích, điều khoản đầu tiên của Nguyên tắc Công vụ là yêu cầu công chức phải tuân theo nguyên tắc pháp trị, không ai được phép vượt ra ngoài nguyên tắc pháp trị, nếu quan chức chịu trách nhiệm vi phạm nguyên tắc thì công chức có trách nhiệm tố cáo.

Nhiều nhà lập pháp dân chủ cũng lên sân khấu phát biểu. Phát biểu đầy xúc cảm của bà Tanya Chan thuộc đảng Công dân cho biết, bà không thể tưởng tượng được các công chức đã thế chấp tiền đồ sự nghiệp để chỉ ra sai lầm của chính phủ, nhưng (giới chức cao cấp) chính phủ không biết sai lầm thậm chí lại đe dọa công chức, bà lên án cách làm tàn ác của chính phủ.

Cuộc mít tinh kết thúc lúc 9 giờ tối, nhiều người đã hô vang “bãi công vào thứ Hai”. Ông Yan, một trong những người khởi xướng nhấn mạnh rằng cuộc mít tinh này không liên quan gì đến bãi công vào thứ Hai, ông cũng cho biết hoạt động mít tinh không vi phạm nguyên tắc trung lập chính trị, do đó không phải lo lắng về việc bị chính phủ ghi sổ. Ông nhấn mạnh rằng, tương lai nghiệp công chức có thể từ bỏ, nhưng tương lai của người dân Hồng Kông thì không thể, tôi hy vọng rằng các công chức sẽ kiên định với niềm tin, giữ gìn lương tri sánh bước cùng mọi người dân.

Hồng Kông, phản đối luật dẫn độ, biểu tình Hồng Kông
Công chức Hồng Kông tham dự buổi mít tinh phản đối dự luật dẫn độ. (Ảnh: từ Facebook)

Theo thông tin, buổi mít tinh thu hút hơn 40.000 người tham gia đến từ nhiều ban ngành, bao gồm Cục Giáo dục, Cục Lao động và Phúc lợi, Cục Thực phẩm và Sức khỏe, Cục Môi trường, Cục Phát triển, Cục Giao thông và Nhà ở, Cục Thương  mại và Phát triển Kinh tế, Cục Đổi mới và Công nghệ, Cục Dịch vụ Tài chính, Cục Nội vụ, Cục Hiến pháp và Đại lục, Cục An ninh và Cục Dịch vụ Dân sự.

Bên cạnh đó, vào buổi tối cùng ngày, tại quảng trường Edinburgh khu Central, đã có hơn 10.000 nhân viên y tế biểu tình, nêu ra bốn khiếu nại, bao gồm vấn đề Cục Quản lý Y tế coi thường quyền riêng tư của bệnh nhân; chính phủ ngầm thông đồng cùng cảnh sát reo rắc khủng bố trắng; cảnh sát cản trở việc cứu hộ; an toàn của nhân viên cấp cứu, phóng viên và sinh mạng người dân bị đe dọa.

Trí Đạt

Xem thêm: