Theo “Luật An ninh Quốc gia”, tác phẩm nghệ thuật “Cột trụ Quốc tang”, tưởng niệm các nạn nhân của cuộc Thảm sát Thiên An Môn ngày 4/6/1989, sẽ không được phép ở lại Hồng Kông. Thời hạn để Đại học Hồng Kông yêu cầu “Liên minh Hồng Kông ủng hộ các phong trào dân chủ yêu nước” (Liên minh Hồng Kông), dỡ bỏ “Cột trụ Quốc tang”, đã hết hạn vào ngày 13/10.

p3023081a383172078
“Cột trụ Quốc tang” đứng sừng sững trên bục của tòa nhà Hoàng Khắc Cạnh thuộc Đại học Hồng Kông (Ảnh: Studio Incendo / CC BY 4.0)

Ông Jens Galschiot, nhà điêu khắc Đan Mạch, tác giả của bức tượng này, đang tranh thủ kéo dài thời gian với trường đại học này, để chuyển hoàn toàn tác phẩm của mình ra khỏi Hồng Kông, đến triển lãm tại Châu Âu và Hoa Kỳ. Đồng thời kêu gọi Bộ trưởng Ngoại giao Đan Mạch can thiệp vào vụ việc.

Ông chỉ trích Đại học Hồng Kông yêu cầu dời công trình đi là một điều đáng xấu hổ. Những động thái của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) sẽ chỉ khiến “Cột trụ Quốc tang” ngày càng cao hơn và lớn hơn, “khiến cả thế giới đều nhìn thấy.”

Sau khi chính quyền Hồng Kông đàn áp Liên minh Hồng Kông, phe Kiến Chế thân cộng cũng bắt đầu chỉ trích việc “Cột trụ Quốc tang” được đặt trong khuôn viên của Đại học Hồng Kông suốt 24 năm. Dưới áp lực này, Đại học Hồng Kông cuối cùng cũng yêu cầu dỡ bỏ bức tượng. Hạn chót đã hết hạn vào lúc 17:00 ngày 13/10. Nhà trường vẫn chưa thực hiện thêm hành động nào.

Stand News đưa tin, ngày 12/10, ông Jens Galschiot, nhà điêu khắc Đan Mạch, tác giả của bức tượng, đã gửi một lá thư đến Đại học Hồng Kông, yêu cầu điều trần về việc dỡ bỏ bức tượng. Ông cũng nói rằng nếu bức tượng bị phá hủy, hy vọng người dân Hồng Kông sẽ đến trường Đại học Hồng Kông thu thập các mảnh vỡ, tượng trưng cho việc “đế chế đã qua đi, nhưng nghệ thuật sẽ còn mãi.”

Ngày 14/10, ông Galschiot đã đưa ra một tuyên bố cho biết, ông chưa nhận được phản hồi từ Đại học Hồng Kông và Mayer Brown, công ty luật đại diện cho Đại học Hồng Kông, nơi đưa ra lá thư của luật sư. Nếu “Cột trụ Quốc tang” bị di dời khỏi vị trí hiện tại, nó sẽ “xâm phạm quyền lợi của người dân Hồng Kông và Trung Quốc trong việc ghi nhớ và kể lại lịch sử của chính họ.”

Ông nói rằng cần có thời gian sắp xếp “Cột trụ Quốc tang” đến một địa điểm khác. Ông ấy có hai phương án:

Một là chuyển nó đến một nơi khác ở Hồng Kông. Nhưng thẳng thắn mà nói, theo lý giải của ông, theo Luật An ninh Quốc gia, “Cột trụ Quốc tang” không thể được đặt tại Hồng Kông. Mặc dù ông cho rằng rất khó để đánh giá liệu Luật An ninh Quốc gia có được áp dụng cho các tác phẩm nghệ thuật đã được trưng bày ở Hồng Kông suốt 24 năm hay không.

Một kế hoạch khác là ông sẽ đích thân bay đến Hồng Kông, để tháo dỡ “Cột trụ Quốc tang” và chuyển nó ra nước ngoài. Châu Âu, Châu Mỹ và Châu Á đều có cơ hội nhận được bức tượng này.

Ông Galschiot cũng nhấn mạnh rằng “Cột trụ Quốc tang” là một biểu tượng quan trọng về việc Trung Quốc đàn áp các cuộc biểu tình tại Thiên An Môn. Dẫu cố ý viết lại lịch sử và che giấu quá khứ như thế nào, thì nghệ thuật vẫn sẽ phát triển mạnh mẽ hơn. Động thái của ĐCSTQ chỉ khiến “Cột trụ Quốc tang” ngày càng cao hơn, lớn hơn, khiến thế giới có thể nhìn thấy tác phẩm này. Ông cũng chỉ trích cách làm “man rợ” khi chỉ cho thời gian 6 ngày để dỡ bỏ bức tượng, giống như thủ đoạn của “Trùm mafia Ý”.

Ông Galschiot cũng đặt câu hỏi rằng công ty Mayer Brown, với tư cách là một công ty Mỹ, lẽ ra nên tập trung vào các giá trị dân chủ, nhưng lại “ủng hộ ĐCSTQ che giấu luật pháp và truyền thống của Hồng Kông.”

Ông dẫn lời ông Lindsey Graham, Nghị sĩ Đảng Cộng hòa Hoa Kỳ, chỉ trích rằng một công ty luật của Hoa Kỳ, lại giúp Trụ hành ác, tiếp tay cho ĐCSTQ xóa ký ức về những sinh viên Trung Quốc đã hy sinh vì tự do tại Quảng trường Thiên An Môn. Ông kêu gọi công ty luật trên rút lại vụ này.

Ngoài ra, tuyên bố trước đó của ông Galschiot cho biết, Quốc hội Đan Mạch và giới chính trị đang chú ý theo dõi vụ việc. Đồng thời ông cũng kêu gọi mạnh mẽ ông Jeppe Kofod, Bộ trưởng Ngoại giao Đan Mạch, can thiệp và liên hệ với Đại sứ quán Trung Quốc, yêu cầu bảo đảm tài sản của công dân Đan Mạch tại Hồng Kông, và giúp đưa tác phẩm điêu khắc này ra khỏi Hồng Kông. Quốc hội và Thượng viện Hoa Kỳ cũng đang giúp ngăn chặn việc phá hủy bức tượng.

“Cột trụ Quốc tang” được tạc vào năm 1997, cùng năm chuyển giao chủ quyền của Hồng Kông, tạc tượng những người đã chết và bị thương trong cuộc đàn áp đẫm máu ngày 4/6/1989.

Mặt trước của bệ khắc dòng chữ đỏ, gồm chữ Khải, kiểu chữ chính thức, chuẩn mực, và phổ biến nhất hiện nay, (chữ giản thể): “Thảm sát ngày 4/6” và dòng chữ thảo “Người già sao có thể giết sạch người trẻ”. “Cột trụ Quốc tang” hiện đứng sừng sững trên bục của tòa nhà Hoàng Khắc Cạnh thuộc Đại học Hồng Kông, lưng hướng về phía lối vào chính của Hội sinh viên của Đại học Hồng Kông.

“Cột trụ Quốc tang” ban đầu có màu gỉ sắt. Kể từ ngày 30/4/2008, Liên minh Hồng Kông và các thành viên của Nhóm Hành động Ngũ Tứ (một tổ chức chính trị xã hội chủ nghĩa và nhóm áp lực dân sự ở Hồng Kông) đã sơn lại màu cam, để hưởng ứng phong trào màu da cam. Theo truyền thống, hàng năm Liên minh Hồng Kông đều cử người đến dọn dẹp “Cột trụ Quốc tang” vào đêm trước ngày 4/6.

Lý Gia Hoành / Vision Times

Xem thêm: