Giữa thời đại dịch, khoảng 170 người tham dự tiệc sinh nhật của một quan chức liên lạc tại Hồng Kồng rồi sau đó bị cách ly vì có người nhiễm COVID-19. Vụ việc cũng vô tình phơi bày mạng lưới những người thuộc phe Giang Trạch Dân tại Hồng Kông tham dự buổi “Đại tiệc Hồng Môn” này. 

5fbb1040c6d0f72581768653
Tập Cận Bình (Ảnh: English.www.gov.cn)

Hồng Vi Dân (Hong Weimin), đại biểu Nhân đại khu vực Hồng Kông, quan chức liên lạc các vấn đề Hồng Kông thuộc Cục quản lý ‘Khu hợp tác công nghiệp dịch vụ hiện đại Thâm Quyến-Hồng Kông’ Tiền Hải, hôm 3/1 đã tổ chức tiệc sinh nhật với khoảng 170 người tham dự. Trong đó có 1 người xác nhận lây nhiễm viêm phổi Vũ Hán (COVID-19), khiến hàng trăm người phải cách ly, bao gồm hơn 10 quan chức cấp cao trong chính quyền Hồng Kông và nghị sĩ Hội đồng lập pháp Hồng Kông.

Nhà bình luận thời sự Tang Phổ trong chương trình phát sóng trên mạng đã đặt nghi vấn, Hồng Vi Dân là người thuộc phe nào mà sinh nhật của ông ta lại được nhiều quan chức và giới kinh doanh Hồng Kông tham dự trong lúc dịch bệnh đang lây lan? Ông phân tích, Hồng Vi Dân là đảng viên ngầm, trong khi đa số đảng viên ngầm tại Hồng Kông đều là “tàn dư triều đại trước” thuộc phe Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng. “Hồng Môn Yến” lần này đã vô tình phơi bày mạng lưới người của phe Giang Trạch Dân tại Hồng Kông. Dự đoán ông Tập Cận Bình nhất định sẽ xử lý những người này, “kịch hay ở phía sau”.

Danh sách khách “Hồng Môn Yến” bị phơi bày, liên quan đến các nhân vật trong giới chính trị – kinh doanh

Cách đây vài ngày, Sở Y tế Hồng Kông thông báo có khoảng 170 người tham dự “Hồng Môn Yến”, tuy nhiên danh sách cụ thể vẫn chưa được công bố. Hiện tại, công chúng chỉ biết tên của 13 quan chức cấp cao, 20 thành viên Hội đồng Lập pháp và 10 nhân vật nổi tiếng có liên quan. Cựu phóng viên của Apple Daily Trần Giác Minh đã công bố danh sách một số khách đã tham dự yến tiệc, các nhân vật liên quan bao trùm trong giới chính – thương Hồng Kông, rất nhiều người trong giới kinh doanh còn kiêm chủ tịch của các hội đồng hương lớn. 

Và nhân vật chính của “Hồng Môn Yến” Hồng Vi Dân cũng có rất nhiều chức vụ. Theo thông tin trên mạng, Hồng Vi Dân, sinh tại Thượng Hải vào tháng 1/1969, là đại biểu của Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc (Nhân đại) khu vực Hồng Kông, chủ tịch điều hành Hiệp hội dữ liệu lớn người Hoa, phó chủ tịch Hiệp hội xúc tiến hợp tác ngành công nghiệp, đại học và cơ quan nghiên Hồng Kông, và phó chủ tịch Hiệp hội Khoa học và Công nghệ Ngọc Sơn Hồng Kông, Trưởng ban liên lạc phụ trách các vấn đề Hồng Kông thuộc Cục quản lý ‘Khu hợp tác công nghiệp dịch vụ hiện đại Thâm Quyến-Hồng Kông’ Tiền Hải, thành phố Thâm Quyến.

Hồng Vi Dân là đảng viên ngầm?

Ông Tang Phổ cho rằng chỗ hiển hách của Hồng Vi Dân nằm thân phận đại biểu Nhân đại khu vực Hồng Kông, dự đoán rằng Hồng Vi Dân có thể được trọng dụng ở cả Trung Quốc và Hồng Kông. Ông Tang Phổ cũng đánh giá Hồng Vi Dân là một đảng viên ngầm. “Nhìn sơ qua có thể biết ông ta là một đảng viên ngầm, và ông ta là một đảng viên ngầm đang ‘cắm rễ sâu’ trong giới kinh doanh ở Hồng Kông”, nếu không thì không thể nào làm được các chức vụ như kể trên, việc nhấn mạnh ông ta là đảng viên ngầm là hoàn toàn chính xác. 

Ông Tang Phổ chỉ ra, Hồng Kông có một lô đảng viên ngầm, còn có một lô thái tử đảng, những đảng viên ngầm và thái tử đảng này lại gặp gỡ và cấu kết với giới kinh doanh tại Hồng Kông, “giống như Hội Tây Sơn của Lệnh Kế Hoạch”. 

“Hồng Môn Yến” vô tình phơi bày phe phái Giang Trạch Dân?

Đảng ngầm Hồng Kông là “tàn dư triều đại trước” của thời đại Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng, họ cùng những thái tử đảng chống Tập Cận Bình hình thành một thế lực. Ông Tang Phổ cho rằng “Hồng Môn Yến” đã vạch trần những người này, từ danh sách do Trần Giác Minh phơi bày, có thể thấy mạng lưới mối quan hệ trải rộng khắp các cơ quan chính phủ như Hải quan Hồng Kông, Sở Di trú, Sở Cảnh sát.

Ông cho biết sự việc được đưa ra ánh sáng một cách bất ngờ khi một phụ nữ tham dự bữa tiệc đã nhiễm virus. Đây là cơ hội tốt cho ông Tập Cận Bình. Ông Tang Phổ suy đoán rằng ông Tập Cận Bình sẽ ra lệnh cho bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga giải quyết sự việc một cách nghiêm túc.

Gần đây, bà Lâm tuyên bố rằng sẽ tiến hành một cuộc điều tra kỷ luật đối với 13 quan chức chính phủ tham dự “Hồng Môn Yến”.

Cuộc điều tra sẽ bao gồm thông tin chi tiết về từng quan chức tham dự bữa tiệc, bao gồm thời gian đến và ở, hành vi trong bữa tiệc, v.v. Cuộc điều tra cũng sẽ xem họ có sử dụng phần mềm phòng chống dịch bệnh để “An tâm xuất hành” và đeo khẩu trang hay không. Bà Lâm cũng chỉ đạo tất cả các cán bộ thuộc diện kiểm dịch không được làm việc trong thời gian này và phải sử dụng thời gian nghỉ phép để cách ly.

Ông Tập Cận Bình cho truyền thông Hồng Kông phê bình quan chức liên quan đến vụ việc

Truyền thông Hồng Kông “HK01″, được ngoại giới coi là thuộc phe Tập, đã đăng một bài bình luận về vụ việc với tiêu đề “Những người cai quản Hồng Kông ‘trong lòng giữ sự may rủi’ là một dạng tham nhũng”.  Bài báo chỉ trích 13 quan chức cấp cao và 20 thành viên của Hội đồng Lập pháp tham dự “Hồng Môn Yến”, nói rằng với tư cách là “những người cai trị Hồng Kông”, họ thiếu ý thức quản trị và “không có sự kính nể quyền lực và sứ mệnh của chính mình” , đó là lý do tại sao trong lòng họ giữ sự may rủi đối với dịch bệnh.

Bài viết cũng điểm tên và chỉ trích những người phe kiến chế đã nói giúp cho các quan chức liên quan đến vụ việc: Thành viên kỳ cựu của Liên minh dân chủ vì sự tốt đẹp và tiến bộ của Hồng Kông Diệp Quốc Khiêm và thành viên Hội đồng Lập pháp thuộc Liên đoàn Công đoàn Hồng Kông Lục Tụng Hùng. Bài viết chỉ trích họ vì không nhận thức được rằng “cán bộ công chức phải nêu gương”, “cán bộ công chức phải trắng hơn giấy”. Cuối bài viết, tên của 13 quan chức và 20 đại biểu quốc hội liên quan được liệt kê từng người một.

Ông Tập có trừng phạt họ hay không cũng là điều đáng chú ý

Ông Tang Phổ nói rằng ông cũng nhận thấy rằng các tổ chức “đảng ngầm của Hồng Kông”, chẳng hạn như Liên đoàn Công đoàn, đã nói những lời tốt đẹp cho các quan chức cấp cao liên quan sau vụ việc. Ông nói rằng bây giờ phụ thuộc vào việc bà Lâm và ông Tập có trừng phạt nghiêm khắc những người này hay không. “Nếu bà Lâm giúp ông Tập tiêu diệt lực lượng này, thì bà ấy có khả năng tái đắc cử”, cái gọi là “tiêu diệt” chính là “khai trừ, cách chức, truất quyền”, dùng đại dịch để diệt trừ kẻ thù chính trị của Tập Cận Bình ở Hồng Kông.

Ông Tang Phổ nhấn mạnh rằng “Hồng Môn Yến” này có sự tham gia của nhóm người là thái tử đảng, đảng ngầm và giới đặc quyền đặc lợi kinh doanh phụ thuộc vào thế lực Giang, Tăng. Bây giờ một phần danh sách khách mời đã bị lộ ra ngoài và “mạng lưới đã rõ ràng”, lời xin lỗi của Hồng Vi Dân không thể giải quyết được vấn đề. Ông Tang Phổ cho rằng một bộ phận rất lớn của phe kiến chế ở Hồng Kông là thế lực của Giang, Tăng, cho nên ông Tập Cận Bình muốn răn đe họ. 

Ông cho rằng hiện tại cần quan sát xem “liệu ông Tập Cận Bình có chỉ thị cho bà Lâm hay không, và liệu bà Lâm có tuân theo mệnh lệnh để xử lý những người này hay không”. “Thời điểm chín muồi để thu lưới vẫn chưa rõ, nhưng phải tìm những nhân vật nổi bật để trút giận“, do dó “bản chất của vụ việc không phải là vấn đề phòng chống dịch, mà là sự tranh giành quyền lực”.

Ông Tang Phổ nói: “Trước Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 20 của Đảng Cộng sản Trung Quốc, ông Tập Cận Bình làm cho mọi chuyện được yên bình.” Những người bị vạch mặt trong danh sách “Hồng Môn Yến”, hoặc là chủ tịch của các hội đồng hương lớn, hoặc là giám đốc cảnh sát Hồng Kông, giám đốc sở nhập cư và giám đốc hải quan, “ông Tập Cận Bình chắc chắn sẽ xử lý những băng nhóm này khi ông ấy nhìn thấy”, hơn nữa sẽ xử lý mạnh, “kịch hay còn ở hồi sau”.

Lý Hoài Quất, Vision Times

Xem thêm: