Ngày 13/1, tổ chức “Theo dõi Nhân quyền” (Human Rights Watch, HRW) đã công bố Báo cáo Nhân quyền Thế giới năm thứ 32. Chương trình này của HRW đã thực hiện liên tục 32 năm qua.

id13467002 DSC 5756 02 600x400 1
Ngày 29/12/2021, lượng lớn cảnh sát ập vào tòa nhà nơi đặt văn phòng của Stand News Hồng Kông ở Kwun Tong để lục soát. (Ảnh: Song Bilong / Epoch Times).

Báo cáo năm 2022 này dài 752 trang, trong phần Trung Quốc cho biết vào năm ngoái, tình hình đàn áp của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) ở trong và ngoài nước đã gia tăng rất nhiều, ngày càng đàn áp mạnh những ngôn luận bị quy chụp là “không yêu nước”; đặc biệt, nhà cầm quyền này đã phá hoại nền tự do và hệ thống bảo đảm nhân quyền ở Hồng Kông, đã nhân danh Luật An ninh Quốc gia thực hiện bắt bớ trên diện rộng đối với những nhà dân chủ và truyền thông bị quy kết có các hành động “lật đổ chế độ”.

Phần Hồng Kông của Báo cáo Thế giới về Nhân quyền 2022 mô tả Bắc Kinh và chính quyền Hồng Kông đang hành động điên cuồng trong việc làm suy thoái nghiêm trọng nhân quyền của Hồng Kông. Báo cáo lên án về việc ĐCSTQ bắt và giam giữ tùy tiện các nhà hoạt động ủng hộ dân chủ, vài trường hợp tiêu biểu như: tháng 1/2021, bắt giữ 53 nhân vật chính trị tham gia bầu cử sơ bộ ủng hộ dân chủ vì nghi ngờ “mục đích lật đổ”; vào tháng 9/2021, bắt giữ 3 thành viên của nhóm chính trị sinh viên (Student Politicism); ngoài ra còn nhiều công dân bình thường bị bắt vì giăng các khẩu hiệu phản đối vào năm 2019. Kể từ khi ĐCSTQ thực hiện luật an ninh quốc gia hà khắc, 150 người Hồng Kông đã bị bắt vì bị kết tội vi phạm luật này.

Như vậy hệ thống bán dân chủ của Hồng Kông đã bị ĐCSTQ biến thành “thể chế bù nhìn”. Vào tháng 3/2021, ĐCSTQ đã công bố “cải cách bầu cử”, quy định rằng chỉ những người trung thành với ĐCSTQ mới có thể được bầu vào Hội đồng Lập pháp Hồng Kông, tháng 4/2021 đã sửa luật bầu cử cấm “xúi giục cử tri bỏ phiếu trắng”, người vi phạm có thể bị phạt tù tới 3 năm. Vào tháng 9, chính phủ đã yêu cầu tất cả nghị viên Hội đồng Quận phải “tuyên thệ” [trung thành], dẫn đến việc gần một nửa trong số họ từ chức.

Nhà chức trách cũng cấm tổ chức đêm tưởng niệm ngày 4/6 liên quan Thảm sát Thiên An Môn năm 1989, trong ngày tưởng niệm, đã bắt giữ phó chủ tịch Liên minh Hồng Kông ủng hộ các phong trào dân chủ yêu nước; vào tháng 9 đã đóng băng tài sản 2,2 triệu đô la Hồng Kông, hủy đăng ký pháp nhân, niêm phong Nhà tưởng niệm ngày 4/6 của Liên minh Hồng Kông ủng hộ các phong trào dân chủ yêu nước, và bắt giữ 4 người của tổ chức này vì cáo buộc tội “kích động lật đổ chính quyền”.

Trong năm qua, hàng chục tổ chức xã hội dân sự ở Hồng Kông đã tuyên bố giải tán, bao gồm Mặt trận Nhân quyền Dân sự, Quỹ Hỗ trợ Nhân đạo 612, các đoàn thể lao động lớn như Hội Chuyên gia Giáo dục Hồng Kông và Nghiệp đoàn Công nhân Hồng Kông… đều tan rã.

Đồng thời nhà cầm quyền tiếp tục đàn áp tự do báo chí. Tờ báo lớn thứ hai của Hồng Kông là Apple Daily đã bị buộc phải đình chỉ xuất bản vào tháng 6, đã bắt giữ người sáng lập Lê Trí Anh (Jimmy Lai) cùng một số thành viên cấp cao và biên tập viên. Bản thân ông Lê Trí Anh vào tháng 4/2021 đã bị kết án 14 tháng tù vì tham gia biểu tình, ngoài ra ông cũng bị buộc 6 tội danh trong 4 vụ án khác. Đài Truyền hình Hồng Kông vốn hoạt động độc lập đã bị cải tổ, các chương trình bình luận về các vấn đề thời sự bị kiểm duyệt, một số phóng viên và người dẫn chương trình trò chuyện đã bị sa thải vì những quan điểm chỉ trích chính phủ.

Tình trạng tăng cường đàn áp của ĐCSTQ đối với Hồng Kông cũng được phản ánh trong việc kiểm duyệt phát ngôn trực tuyến, làm biến dạng tự do học thuật và kiểm duyệt các hoạt động nghệ thuật. Vào tháng 1/2021, cảnh sát Hồng Kông đã lệnh các nhà cung cấp dịch vụ Internet chặn “Biên niên sử Hồng Kông” (HKChronicles.com), yêu cầu công ty của Israel hủy trang web “Hiến chương Hồng Kông 2021” và chặn trang “Nhà tưởng niệm tội ác Thiên An Môn ngày 4/6”. Giới chức các trường đại học Hồng Kông đã có thái độ thù địch với hội sinh viên, nhiều học giả đã bị đình chỉ tham gia học thuật hoặc không được gia hạn. Nhà cầm quyền cũng kiểm duyệt các bộ phim, buộc tất cả các rạp chiếu phim phải dỡ bỏ phim tài liệu phản đối năm 2019.

Ngoài ra, báo cáo của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền cũng tập trung vào cuộc đàn áp nhân quyền của ĐCSTQ ở Tân Cương và Tây Tạng. Báo cáo cho biết: “Nhiều chính phủ đã thực hiện các biện pháp trừng phạt có mục tiêu đối với công ty hợp tác với quan chức ĐCSTQ vi phạm nhân quyền nghiêm trọng, nhiều nghị sĩ Quốc hội đã kêu gọi chính phủ của họ không tham gia Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh vào tháng 2/2022”.

Gia Hoành, Vision Times

Xem thêm: