Liên Hợp Quốc đã xây dựng bộ quy chuẩn quốc tế về nhận dạng khuôn mặt và video giám sát, nhưng họ đã tìm kiếm giúp đỡ từ các công ty công nghệ bị Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) kiểm soát, bao gồm ZTE, Dahua và China Telecom.

Về vấn đề này, Thời báo Tài chính của Anh chỉ ra, trong tương lai các công ty này sẽ có lợi thế trên thị trường quốc tế. Do Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU) của Liên Hợp Quốc không phủ nhận thông tin nên đã bị đông đảo luật sư nhân quyền chỉ trích. Được biết, chủ tịch ITU hiện tại là Triệu Hậu Lân người Trung Quốc, vì vậy chuyện không bình thường này đã kéo theo nhiều tiếng nói chất vấn.

Camera giám sát, nhận diện khuôn mặt
Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU) của Liên Hợp Quốc đã xây dựng các tiêu chuẩn quốc tế về nhận diện khuôn mặt, nhưng đã tìm kiếm ủng hộ của nhiều nhà sản xuất Trung Quốc (Ảnh minh họa: Scharfsinn / Shutterstock)

Vốn dĩ, Bắc Kinh vẫn bị cộng đồng quốc tế chỉ trích vì giám sát người Duy Ngô Nhĩ tại Tân Cương; đồng thời, chính quyền ĐCSTQ cũng đã thông qua sáng kiến “Một vành đai một con đường” để truyền bá công nghệ giám sát tới các nước đang phát triển tại châu Phi, Trung Đông và châu Á.

Dấu hỏi về vai trò của công dân trong quyết sách của ITU

Theo tờ Thời báo Tài chính, bàn tay đen giám sát của ĐCSTQ đã thâm nhập vào châu Phi, hiện nay các công ty Trung Quốc đang tìm cách cải tiến công nghệ nhận dạng khuôn mặt cho người da màu, và nhà phát triển phần mềm nhận dạng khuôn mặt CloudWalk đã hợp tác với Zimbabwe để cải thiện kỹ thuật giám sát của Bắc Kinh đối với 1,1 triệu  người Duy Ngô Nhĩ tại Tân Cương.

Tuy nhiên, ITU đã phản ứng bằng cách tuyên bố rằng quá trình xây dựng các tiêu chuẩn quốc tế như nhận diện khuôn mặt và kiểm duyệt phim là minh bạch, công việc xây dựng tiêu chuẩn lần này chủ yếu được thúc đẩy bởi các đề xuất của các thành viên khu vực tư nhân cũng như các công ty tư nhân, trong khi việc ITU có áp dụng các đề xuất hay không được xác định bởi sự lặp lại, tham vấn và đồng thuận.

Theo thông tin, chính phủ Bắc Kinh hy vọng sẽ lãnh đạo toàn cầu về trí tuệ nhân tạo bằng cách thiết lập các tiêu chuẩn quốc tế.

Liên quan vấn đề này, Steven Feldstein, một chuyên gia giám sát kỹ thuật số tại Quỹ Carnegie vì Hòa bình Quốc tế, chỉ trích rằng do quyết sách của ITU nên công dân hiếm khi được phép tham gia, vì thế có thể nói là thiếu minh bạch.

Mehwish Ansari, người phụ trách Điều 19 của Tổ chức Nhân quyền đã chỉ trích rằng, trên thực tế các tiêu chuẩn quốc tế hiện đang được ITU thảo luận là mối đe dọa đối với quyền con người và quyền riêng tư của người tiêu dùng, đây là một điều “khá nguy hiểm”.

Theo thông tin của Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA), ITU có tổng cộng 192 quốc gia thành viên, còn Chủ tịch hiện tại là Triệu Hậu Lân người Trung Quốc, được bầu lại vào năm 2018, từng rất ca ngợi “Một vành đai một con đường” của Bắc Kinh.

ĐCSTQ bố trí “thiên la địa võng” theo dõi người Duy Ngô Nhĩ

Chính quyền Bắc Kinh cai trị Khu tự trị Tân Cương và đã không chỉ giam giữ cả triệu người Duy Ngô Nhĩ để tẩy não, thậm chí còn giám sát người dân địa phương thông qua công nghệ nhận dạng khuôn mặt. Ngày 14/4 năm nay, Thời báo New York (NYT) đã dẫn thông tin do 5 người quen thuộc với vấn đề này cung cấp, và sau khi xem xét cơ sở dữ liệu mà cơ quan an ninh dùng, mua sắm của Chính phủ và tài liệu của các công ty công nghệ, qua đó tiết lộ Bắc Kinh đã mở rộng áp dụng công nghệ nhận dạng khuôn mặt tại các tỉnh và thành phố khác nhau trên toàn quốc, mục đích là để theo dõi động thái của người Duy Ngô Nhĩ trong thời gian thực.

Theo thông tin, ĐCSTQ đã triển khai “thiên la địa võng” ở Tân Cương, áp dụng một loạt các biện pháp như kiểm soát hộ chiếu, nâng cấp thiết bị giám sát, khuyến khích mọi người giám sát lẫn nhau và mở rộng trạm kiểm soát; đồng thời còn thu thập các đặc điểm sinh trắc học như giọng nói, DNA, mống mắt, bất cứ khi nào cũng có thể nắm bắt được vị trí và thân phận của mọi người, để khi cần thiết sẽ truy bắt.

Theo hai người quen thuộc với hệ thống nhận diện khuôn mặt của ĐCSTQ, hệ thống này cũng đã được áp dụng tại Hàng Châu tỉnh Chiết Giang, thành phố Ôn Châu và toàn bộ tỉnh Phúc Kiến. Thậm chí cơ quan thực thi pháp luật tại thành phố Tam Môn Hiệp ​​tỉnh Hà Nam đã tiến hành 500.000 lần kiểm tra trong vòng một tháng để truy quét xem trong cư dân có người Duy Ngô Nhĩ hay không.

Tuyết Mai

Xem thêm: