Mã Vân (Jack Ma) chính thức tuyên bố giải nhiệm chức Chủ tịch Hội đồng quản trị Alibaba, việc ông chủ động nghỉ hưu được cho là mở ra kỷ lục mới về việc người sáng lập công ty về mạng Internet tại Trung Quốc chủ động bàn giao quyền lực. Ngoại giới phân tích chỉ ra rằng, Jack Ma bị đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) ép phải rút lui. Trước đó, trong trường hợp công khai, Jack Ma từng tiết lộ rơi vào tình thế hung hiểm “suýt chết vì trúng độc”, đoạn video về Jack Ma này một lần nữa được cư dân mạng lục lại và thu hút được nhiều sự bàn tán.

Jack Ma, Alibaba, Liễu Truyền Chí
Đoạn video ngắn quay lại cuộc nói chuyện giữa JacK Ma và Liễu Truyền Chí được cư dân mạng lục lại và chia sẻ sau khi Jack Ma chính thức tuyên bố nghỉ hưu. (Ảnh cắt từ video)

Tối ngày 10/9, lễ kỷ niệm 20 năm Alibaba tổ chức tại Trung tâm Thể Thao Olympic Hàng Châu. Tại buổi lễ này, Jack Ma chính thức tuyên bố giải nhiệm chức Chủ tịch Hội đồng quản trị Alibaba. Sau khi Jack Ma giải nhiệm, chức Chủ tịch Hội đồng quản trị tập đoàn này sẽ do đương nhiệm CEO Trương Dũng lên thay. 

Tại buổi lễ, Jack Ma cho trả lời rằng, việc ông từ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị Alibaba không phải là “ý nghĩ nông nổi, càng không phải là bị áp lực nào đó”. 

Ngày 10/9 năm ngoái (2018), Jack Ma tuyên bố sẽ từ chức tại Alibaba sau một năm, trong thời điểm đó cũng có không ít ông chủ của các doanh nghiệp tư nhân Trung Quốc xảy ra chuyện. Trong ngày Jack Ma tuyên bố kế hoạch từ chức, nền tảng thanh toán trực tuyến Alipay trực thuộc Alibaba cũng bị UnionPay “thu nạp”, do đó việc Jack Ma từ chức cũng đã khiến dư luận có nhiều đồn đoán. 

Jack Ma chủ động nghỉ hưu, được cho là mở ra kỷ lục về việc người sáng lập công ty về Internet của Trung Quốc chủ động bàn giao quyền lực. Tuy nhiên, dư luận cho rằng, Jack Ma nghỉ hưu trước tuổi, cho thấy tình trạng “quốc tiến dân lùi” (doanh nghiệp nhà nước lấn át doanh nghiệp tư nhân) đã khiến đem đến nhiều khó khăn cho doanh nghiệp tư nhân. 

Nhà bình luận chính trị Trần Phá Không tại Mỹ hôm 11/9 đã chia sẻ quan điểm cho biết, thực tế, Jack Ma bị ĐCSTQ ép phải rút lui. Trong tình hình kinh tế đi xuống, những doanh nghiệp tư nhân như Alipay mà Jack Ma nắm giữ hay như TenPay của Mã Hoa Đằng đã khiến cho ĐCSTQ đố kỵ, và đe doạ đến địa vị độc quyền của các ngân hàng nhà nước, do đó ĐCSTQ đã động “sát tâm”, cố gắng đoạt lại quyền quản lý doanh nghiệp tư nhân. 

Năm 2015, truyền thông Trung Quốc Đại lục đưa tin, một đoạn video “rò rỉ” dài khoảng 35 giây bắt đầu lan truyền chóng mặt trên nền mạng xã hội WeChat và Weibo tại Trung Quốc. Nhân vật chính trong đoạn video này là hai người đứng đầu doanh nghiệp nổi tiếng gồm Jack Ma và Liễu Truyền Chí, Jack Ma nói đã bị trúng độc, suýt chút nữa thì chết. 

Gần đây, cư dân mạng lại lục lại đoạn video ngắn về Jack Ma, và tiếp tục thu hút được nhiều tranh luận.

Nội dung đoạn video như sau:

Liễu Truyền Chí: “Không phải là nói có thể đến sao? Đến rồi sao anh lại không hát?”

Jack Ma: “Không có tâm trí để hát! … Tâm trạng không tốt, trạng thái không tốt! … Mấy hôm trước buổi tối TMD (câu tục cửa miệng của người Trung Quốc) suýt chết!” 

Liễu Truyền Chí: “Thật à? Bị sao vậy?”

Jack Ma (ghé tai Liễu Truyền Chí nói): “Trúng độc! Tôi không tiện nói, …”

Dương Truyền Chí: “Anh cho rằng người trên cả nước đều biết anh hát hay rồi [nên không phải thể hiện ư]? Không phải đâu! [Người ta] chỉ biết anh làm giỏi Taobao, không ai biết anh hát hay, cho nên anh cần phải hát nhiều [để cho người ta biết]!”

Từ năm 2016, ông Trương Đình Tân – nguyên Phó Tổng biên tập tờ “Nhật báo Tài chính Kinh tế số 1”, nhà sáng lập Trung tâm nghiên cứu Trung Hoa Nguyên, từng đăng một bài biết có tiêu đề “Trong 3 năm tới, Trung Quốc có 80% người giàu bị nghèo trở lại, những đại gia bất động sản là những người đứng đầu trong đó”, bài viết được chia sẻ rộng rãi trên WeChat. 

Bài viết này dự tính, trong 3 năm tới, 80% người giàu tại Đại lục sẽ không giữ được tài sản, và đứng đầu trong đó chính là từ những đại gia giàu lên từ ngành công nghiệp nặng, gây ô nhiễm như khai khoáng, bất động sản, luyện gang thép. Theo xu thế phát triển kinh tế hiện nay của Trung Quốc mà nói, dự đoán của bài viết này có lẽ sắp thành hiện thực. 

Gần đây, sau khi chuyên gia về vấn đề Trung Quốc Nicholas Lardy tiến hành khảo sát Trung Quốc đã phát hiện, tình trạng “quốc tiến dân lùi” nghiêm trọng hơn so với dự báo trước đó, do chính sách của chính quyền gây bất lợi cho doanh nghiệp tư nhân, nên nhiều doanh nghiệp tư nhân không thể tiếp tục tồn tại, trong đó có một số bị doanh nghiệp nhà nước thôn tính. 

Ngày 7/2/2019, trong bài viết “Doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc chèn ép doanh nghiệp tư nhân như thế nào” của Wall Street Journal có nói, doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc không chỉ được hưởng ưu thế về nguồn vốn vay từ ngân hàng, mà còn dựa vào địa vị chi phối thị trường để chèn ép các nhà cung cấp tư nhân; doanh nghiệp nhà nước mặc dù có hiệu suất thấp, nhưng lại biểu hiện hành vi tranh đoạt, doanh nghiệp tư nhân Trung Quốc ngày càng chịu xung kích, tức là hiệu ứng lấn át mà các nhà kinh tế học nói đến cũng được thể hiện rõ hơn trong trường hợp này.

Đối với cách nói doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc lấn át doanh nghiệp tư nhân, ông Giang Kỳ Sinh – một học giả Trung Quốc từng là Tiến sĩ Đại học Nhân dân Trung Quốc cho rằng, Trung Quốc là một quốc đảng, doanh nghiệp quốc hữu chính là doanh nghiệp đảng của ĐCSTQ, trong vấn đề doanh nghiệp quốc hữu, lối suy nghĩ của ĐCSTQ rất rõ ràng, trong đó ĐCSTQ nhiều lần nhấn mạnh cần làm mạnh chứ không được làm yếu doanh nghiệp nhà nước, đối với doanh nghiệp nhà nước thì không thể tiến hành cải cách thị trường hoá. Ông Giang Kỳ Sinh nói, chính quyền ĐCSTQ trước sau vẫn luôn cho rằng sự sống còn của doanh nghiệp nhà nước có liên quan đến sự sinh tồn của chính quyền ĐCSTQ.

Trí Đạt

Xem thêm: