Trước tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại của Trung Quốc và áp lực thắt chặt quản lý của cơ quan chức năng, những ‘gã khổng lồ’ công nghệ Trung Quốc như Tencent, Alibaba và Didi đang sa thải lượng lớn nhân sự, tỷ lệ sa thải quy mô năm nay là khoảng 20% liên quan đến hàng ngàn nhân viên.

Alibaba
Ảnh minh họa từ Ascannio/ShutterStock

Tờ Wall Street Journal đưa tin vào ngày 21/3 dẫn lời nguồn tin quen thuộc tình hình cho hay, kế hoạch của Tencent (Tencent Holdings Ltd.) năm nay sa thải hàng ngàn nhân sự ở một số bộ phận lớn, bao gồm khoảng 1/5 ở bộ phận đám mây. Hoạt động kinh doanh của Tencent liên quan đến tài chính, đầu tư, giải trí, trí tuệ nhân tạo, công ty này chính là chủ sở hữu phần mềm xã hội QQ và WeChat phổ biến tại Trung Quốc.

Tập đoàn thương mại điện tử khổng lồ Alibaba (Alibaba Group Holding Ltd.) đã bắt đầu sa thải ít nhất vài ngàn nhân viên trong năm nay, bao gồm cả tại các nền tảng bán lẻ của mình.

Còn Didi (Didi Global Inc.) là một công ty gọi xe của Trung Quốc cũng cắt giảm khoảng 2.000 việc làm, bao gồm cả nhân viên trong các đơn vị kinh doanh chủ chốt.

Nguồn tin cho biết làn sóng sa thải nhân sự tại các công ty công nghệ có liên quan đến chính sách thắt chặt kiểm soát của nhà cầm quyền trong năm qua và sự suy thoái của nền kinh tế Trung Quốc hiện nay. Nguồn tin trong ngành tiết lộ rằng mức sa thải mới nhất ở một số bộ phận là khoảng 20%, cao hơn tỷ lệ sa thải mà các công ty thường tái cấu trúc hàng năm.

Tencent, Alibaba và Didi đã không trả lời yêu cầu bình luận của Wall Street Journal.

Theo thông tin, việc sa thải là một phần trong quá trình tái cơ cấu các bộ phận ít sinh lợi và cồng kềnh của các ‘Big Tech’ để cải thiện hiệu suất tổng thể. Ngoài ra do việc sa thải liên quan đến các phòng ban khác nhau nên không có mấy khả năng điều chỉnh chức vụ trong công ty.

tencent shutterstock 1775180234
Tòa nhà trụ sở của Tencent tại Thâm Quyến, Trung Quốc. (Ảnh: katjen/ Shuttersock).

Vài tháng qua, Trung Quốc đã chứng kiến ​​xu hướng sa thải nhân viên trong nhiều ngành khác nhau, tình hình đối với các công ty công nghệ lớn chỉ là một phần trong số đó. Tỷ lệ thất nghiệp được giới chức Trung Quốc công bố vào tháng Hai năm nay là 5,5%, tăng 0,4% so với cuối năm 2021; trong đó tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên từ 14,3% vào cuối năm ngoái đã tăng lên 15,3%.  

Xu thế chung nhận định cho rằng “chính sách hà khắc” của chính quyền Trung Quốc vào năm ngoái đối với các công ty Internet, công ty bất động sản và các cơ sở giáo dục và đào tạo, cùng với làn sóng mới nhất của dịch COVID-19 (viêm phổi Vũ Hán) là những yếu tố ảnh hưởng đến nền kinh tế Trung Quốc.

Nguồn tin cho biết trong năm nay, Tencent trụ sở tại Thâm Quyến có kế hoạch sa thải 20% “nhóm kinh doanh ngành công nghiệp thông minh và đám mây” vốn sử dụng khoảng 20.000 người (lượng lớn khách hàng của họ là cơ sở đào tạo ngoại khóa). Năm ngoái hệ thống dịch vụ đào tạo ngoại khóa đã phải chịu áp lực từ “thắt chặt quản lý” cấm các lớp học thêm vào cuối tuần và ngày nghỉ lễ. Tháng Chín năm ngoái, tổng lực lượng lao động của Tencent là 107.000 nhân viên.

Didi có trụ sở tại Bắc Kinh vào tháng 7 năm ngoái đã bị cơ quan chức năng Trung Quốc ra lệnh xóa bỏ ứng dụng và cấm đăng ký người dùng mới. Trong 1 – 2 tháng tới, công ty này sẽ sa thải khoảng 20% ​​nhân viên liên quan đến các bộ phận chính như gọi xe trực tuyến. Giám đốc điều hành của Didi đã dự kiến vào cuối năm ngoái ​​ứng dụng sẽ hoạt động trở lại bình thường, nhưng vẫn chưa thực hiện được vì công ty đã không xử lý triệt để lo ngại về bảo mật dữ liệu mà nhà quản lý đưa ra. Tính đến cuối năm 2020, Didi có tổng số 16.000 nhân viên.

shutterstock 1902286321
Didi Global (Ảnh: Tada Images / Shutterstock)

Alibaba có trụ sở tại Hàng Châu cũng đang có kế hoạch trong năm nay cắt giảm 20% lực lượng lao động, có khả năng ảnh hưởng đến ít nhất hàng ngàn người.

Nhận định cho rằng do nền kinh tế Trung Quốc đang phát triển chậm lại là thách thức mà các công ty tiêu dùng phải đối mặt, chẳng hạn như những nền tảng đặt hàng trực tuyến sẽ bị ảnh hưởng gồm Taobao Deals, Taocaicai, Freshippo và dịch vụ điều hướng AutoNavi (phần mềm AutoNavi), Ele.me…

Dưới áp lực kép của quy định quản lý và vấn đề suy thoái của kinh tế vĩ mô, một số công ty Internet Trung Quốc đã phải chịu áp lực về hiệu suất. Tăng trưởng trong quý 4 năm 2021 của Alibaba là chậm nhất kể từ năm 2014. Công ty đã thẳng thừng tuyên bố từ bỏ mục tiêu trước đó là “tăng nhanh số lượng người dùng”, thay vào đó tập trung vào việc giữ chân khách hàng cũ.

Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Bilibili niêm yết trên sàn Nasdaq là Chen Rui (Trần Duệ) đã tuyên bố công khai vào đầu tháng này rằng công ty có “mức tăng trưởng số lượng nhân viên rất hạn chế vào năm 2022”.

Cổ phiếu của các công ty Internet Trung Quốc đã giảm mạnh trong năm ngoái. Chỉ trong một năm, Alibaba đã giảm khoảng 60%, Tencent đã giảm 40%. Tháng Bảy năm ngoái, giá phát hành cổ phiếu của Didi trên Sàn giao dịch chứng khoán New York là 14 USD nhưng hiện đã giảm xuống còn 4 USD.