Đối phó với việc gần đây Trung Quốc bị Mỹ gây áp lực và vây chặn, ông Tập Cận Bình đã công bố video “phát biểu quan trọng” trong Hội đàm cấp cao của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc nhân dịp 75 năm thành lập tổ chức này. Trong phát biểu, ông Tập ngầm lên án Mỹ, nói rằng “không thể cứ nắm tay của người nào to thì nghe theo người đó”. Ông kêu gọi Liên Hiệp Quốc “chủ trì công đạo”. Phát biểu này bị nghi ngờ là đang “kể khổ”. Bên cạnh đó, ông lại đọc sai chữ trong bài phát biểu.

p2781381a940324437 ss
Ông Tập Cận Bình có video “phát biểu quan trọng” tại cuộc hội đàm cấp cao Đại hội đồng LHQ nhân kỷ niệm 75 năm ngày thành lập. (Ảnh cắt từ video).

Truyền thông nhà nước Trung Quốc Tân Hoa Xã đưa tin, hôm 21/9, ông Tập Cận Bình đã có “phát biểu quan trọng”.

Ông Tập nói, thế giới hiện nay đang trải qua biến đổi cục diện trăm năm mới có, dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán đột nhiên ập đến là một lần kiểm tra nghiêm ngặt đối với toàn thế giới.

Ông nói, thúc đẩy hợp tác là mục đích ban đầu khi thành lập Liên Hiệp Quốc, dựa vào tư duy chiến tranh lạnh, vạch ra đường lối bằng ý thức hệ và chơi trò chơi có tổng bằng 0, đã không giải quyết được vấn đề của các quốc gia, càng không ứng phó nổi những thách thức chung mà nhân loại đối mặt. Do đó, càng nên dùng đối thoại để thay thế xung đột.

Ông Tập “kể khổ” với Liên Hiệp Quốc rằng: “Bất cứ quốc gia nào cũng không có quyền lực ôm đồm hết vấn đề quốc tế, chi phối vận mệnh nước khác, độc chiếm ưu thế phát triển, càng không thể muốn làm gì thì làm trên trường quốc tế, bá quyền, bắt nạt và độc đoán”, “không thể cứ nắm tay của ai to thì phải nghe theo người đó”. 

Bài phát biểu của ông Tập Cận Bình mặc dù không đề cập đến tên của Tổng thống Mỹ Donald Trump, nhưng dường như hô ứng với những ngôn luận gần đây của ĐCSTQ lên án chính sách của ông Trump đối với Trung Quốc.

Từ đầu năm đến nay, do ĐCSTQ che giấu dịch bệnh dẫn đến virus Trung Cộng (virus corona mới, COVID-19) lây lan ra toàn cầu. Hơn nữa nhân lúc dịch bệnh đang bùng phát, ĐCSTQ cũng xuất kích tứ phía, liên tiếp điều máy bay quân sự, tàu chiến đến vùng biển Đài Loan, Biển Đông, Biển Hoa Đông để “diễu võ dương oai”. Đồng thời xảy ra xung đột biên giới với Ấn Độ lớn nhất vài thập kỷ qua, khiến cho mối quan hệ của ĐCSTQ và các quốc gia xung quanh liên tiếp xấu đi.

Trong vài tháng qua, quan hệ Mỹ – Trung tiếp tục xấu đi. Chính quyền Tổng thống Trump đã liên tiếp ra đòn nặng chế tài ĐCSTQ. Chỉ từ ngày 21/7 đến ngày 7/8, chưa đầy 3 tuần, Nhà Trắng liên tiếp “nổ súng” về Bắc Kinh về các phương diện tài chính, khoa học kỹ thuật, an ninh quốc gia, nhân quyền, v.v.

Thời báo Tự do Đài Loan cho rằng, lần này ông Tập đang muốn Liên Hiệp Quốc “chủ trì công đạo”, còn Epoch Times (Mỹ) chỉ ra là ông Tập là đang “kể khổ”.

Cũng trong video phát biểu này của ông Tập, cư dân mạng phát hiện ông lại đọc sai chữ.

Người dùng Twitter chia sẻ video nói: “Lại đọc sai chữ, ‘trật tự quốc tế’ đọc thành ‘trật tự đỏ quốc tế’, virus đỏ bắt cóc Liên Hiệp Quốc!”. (Ghi chú: chữ “trật,  秩” trong trật tự đọc là “zhi”, ông Tập đọc thành chữ “xích, 赤” (đọc là chi)  nghĩa là màu đỏ, phát âm sai).

Trước đó, ngày 8/9, ĐCSTQ tại Bắc Kinh đã tổ chức cái gọi là “Đại hội biểu dương chống dịch viêm phổi toàn quốc”. Thủ tướng Quốc vụ viện Lý Khắc Cường chủ trì hội nghị. Ông Tập Cận Bình đeo huân chương và huy hiệu cho những người được khen thưởng, đồng thời có bài phát biểu dài 80 phút.

Tại hội nghị lần đó, ĐCSTQ đã tiến hành tuyên truyền rầm rộ, nhưng không ngờ đến chuyện ông Tập đọc sai chữ lại trở thành tin tức hàng đầu.

Đài Á châu Tự do đăng một đoạn video trên Twitter, cho thấy trong bài phát biểu đó, ông Tập có 2 lần đọc sai chữ, bao gồm chữ “thù” (shu) đọc thành chữ “xuất” (chu) (phát âm sai), đọc chữ “hào” (xiao, 淆) thành chữ “hào” (yao, 肴) (đọc sai do nhìn nhầm chữ).

Đối với bài phát biểu mới nhất của ông Tập Cận Bình, truyền thông Hồng Kông Apple Daily dẫn lời của ông Trần Gia Lạc, giáo sư khoa Quan hệ quốc tế và Chính trị học Đại học Baptist Hồng Kông. Ông Trần chỉ ra, những năm gần đây, ĐCSTQ đã chiếm cứ nhiều chức vụ quan trọng trong các cơ quan của Liên Hiệp Quốc. Xuất phát điểm là truyền vào đó ý thức hệ, muốn lật đổ giá trị phổ quát và lý giải của xã hội quốc tế đối với những vấn đề nào đó. Bởi vì quá khứ có nhiều báo cáo đã chỉ ra, ĐCSTQ thông qua cơ chế Liên Hiệp Quốc, để thay đổi nhìn nhận về giá trị nhân quyền phổ quát và nhấn mạnh xóa đói giảm nghèo ở quốc gia đang phát triển, chứ không đặt nhân quyền, tự do ngôn luận, tự do bầu cử lên trên. Hơn nữa, đại biểu của ĐCSTQ lại ngăn chặn những quốc gia và đoàn thể bất đồng ý kiến vào cơ quan Liên Hiệp Quốc, ngăn chặn họ chỉ ra các vấn đề như Tây Tạng và Tân Cương không có nhân quyền, ngoại giới không thể lên tiếng về vấn đề Hồng Kông. Ngoại giới đã thấy được dã tâm độc tài của ĐCSTQ tại Liên Hiệp Quốc.

Ông Trần Gia Lạc cho biết, do không thể chỉ dựa vào riêng mình để đạt được dã tâm, ĐCSTQ đã lợi dụng thủ đoạn viện trợ kinh tế và “Một vành đai, Một con đường” để thiết lập quan hệ mật thiết với các nước thế giới thứ ba, dưới sự cưỡng bức dụ dỗ của cái gọi là cùng có lợi cùng thắng, khiến cho ĐCSTQ được biểu quyết tại Liên Hiệp Quốc. “Ví dụ khi chuyên gia nào đó muốn đề xuất ý kiến đối với Trung Quốc, ĐCSTQ liền thực hiện biện pháp đối phó, cùng với các nước đang phát triển khác liên hợp lại để tiến hành ký tên chung, từ đó lật đổ hệ thống của Liên Hiệp Quốc.” 

Hiện tại trong 15 cơ quan chuyên môn của Liên Hiệp Quốc, đã có 4 chức vụ mà người đứng đầu (Tổng thư ký) là do người Trung Quốc đảm nhận, trong đó có Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU), Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO), Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên Hợp Quốc (UNIDO) và Tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc (FAO). Ngoài ra, phó Tổng thư ký của 7 cơ quan khác cũng do người Trung Quốc đảm nhận.

Tờ Le Figaro của Pháp nói rằng, sách lược “tranh cử mang tính xâm lược” của Trung Quốc (ĐCSTQ) bị coi là “Con ngựa thành Troy” ảnh hưởng đến quy tắc quốc tế.

Lâm Trung Vũ

Xem thêm: