Mặc dù 2 nước Mỹ và Triều Tiên đều tạo ra bầu không khí lạc quan trước khi diễn ra hội nghị thượng đỉnh, nhưng cuối cùng ông Trump vẫn nhanh chóng kết thúc cuộc họp do Triều Tiên không có thành ý triển khai hành động phi hạt nhân hóa hoàn toàn.

Embed from Getty Images

Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Bắc Triều Tiên Kim Jong-un trong tại Hội nghị thượng đỉnh Trump – Kim lần thứ 2 diễn ra tại Hà Nội (Ảnh từ Getty Images) 

Do hội nghị thượng đỉnh Trump – Kim diễn ra trước khi cuộc gặp Trump – Tập được dự đoán sẽ tổ chức vào cuối tháng 3, do đó, quá trình của Hội nghị Trump – Kim có thể nói là có tác dụng như mũi tên chỉ hướng gió đối với ông Tập Cận Bình, cũng mang đến nhiều cảnh báo quan trọng cho chính quyền Bắc Kinh trong đàm phán thương mại.

Không có hiệp định nào còn hơn có một hiệp định xấu

Trước Hội nghị Trump – Kim, ông Trump liên tiếp đưa ra nhiều thông tin tốt và thân thiện để làm mặt cho ông Kim Jong-un; nhưng khi vào đến bàn đàm phán, ông Trump kiên quyết giữ vững giới hạn đàm phán, không chút nới lỏng, thậm chí không tiếc khi quay người rời khỏi cuộc đàm phán. Điều này thể hiện việc giữ nguyên tắc đàm phán quan trọng mà ông đã từng trải trong thương trường: Đàm phán một hiệp định xấu, chi bằng không có đàm phán.

“Trước tiên cần hiểu bản thân thông qua cuộc đàm phán này cần phải có được thu hoạch thấp nhất, và có thể bỏ ra chi phí lớn nhất. Nếu như trong khung tiêu chuẩn này, vẫn không thể đạt được hiệp định, vậy thì sẽ sẵn sàng rời đi.”, ông Trump nói.

Lần này, ông Trump quả quyết rời khỏi bàn đàm phán, từ chối đạt được một hiệp định xấu với Bắc Triều Tiên, cũng bất ngờ có được sự nhất trí tán thành của các nhân vật chính trị của lưỡng đảng.

Ngay cả Lãnh đạo đảng thiểu số Thượng viện Mỹ Chuck Schumer trước giờ vẫn luôn đối chọi với ông Trump, không chỉ đồng ý với cách làm của ông Trump, mà còn còn kêu gọi ông Trump giữ vững lập trường như thế trong đàm phán thương mại với Trung Quốc, “cần có dũng khí để lựa chọn hành động như thế, nếu không thể ký một hiệp định tốt thì thôi”.

Có thể thấy, lưỡng đảng trong Quốc hội Mỹ hiện đang nhất trí một lập trường về vấn đề hạt nhân ở Bắc Triều Tiên và đàm phán thương mại với Trung Quốc, họ đều ủng hộ ông Trump dùng thái độ cứng rắn trong đàm phán với Trung Quốc và Bắc Triều Tiên, không chấp nhận cam kết lừa dối không công bằng, dễ làm khó bỏ và giả tình giả ý của đối phương, không tiếp tục bị chính quyền độc tài như Bắc Triều Tiên và Trung Quốc lừa đối, để bảo vệ lợi ích quốc gia của Mỹ.

Về điểm này, đối với ông Trump mà nói, ông đã đổi được sự hậu thuẫn vững chắc.

Còn bản thân ông Trump cũng nói rõ, “Tôi sẵn sàng rời đi bất cứ lúc nào, tôi chưa bao giờ sợ rời khỏi bàn đàm phán. Và tôi cũng sẽ đối đãi như thế đối với phía Trung Quốc, nếu tất cả đều không được thuận lợi.”

Phía Mỹ cần một hiệp định chặt chẽ, lập hệ thống giám sát và trừng phạt

Sau hội nghị thượng đỉnh, khi phóng viên hỏi phía Mỹ liệu vẫn yêu cầu Bắc Triều Tiên đạt được “phi hạt nhân hóa toàn diện, có thể kiểm chứng và không thể đảo ngược”, ông Trump thản nhiên cho biết, bản thân trong lập trường của người đàm phán ông không hy vọng tiết lộ con át chủ bài của mình cho bên ngoài, nhưng “chúng tôi hy vọng họ từ bỏ nhiều thứ”.

Tiêu chuẩn nghiêm khắc đối với Bắc Triều Tiên của ông Trump, cũng sẽ được ứng dụng trong đàm phán thương mại với Bắc Kinh.

Đặc biệt là Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer, khi đối diện với Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc và truyền thông quốc tế, ông đã 3 lần nhấn mạnh “thực hiện cam kết” mới là điều quan trọng nhất đạt để đạt được hiệp định.

Mặc dù Cố vấn kinh tế trưởng Nhà Trắng Larry Kudlow tiết lộ với Fox Business News hôm 1/3 cho biết, đàm phán thương mại Mỹ – Trung đã có đột phá về vấn đề bảo hộ sở hữu trí tuệ, cưỡng chế chuyển giao công nghệ, đánh cắp qua mạng internet và vấn đề làm thế nào thực hiện các cam kết về vấn đề này, nhưng cuối cùng liệu chính quyền Bắc Kinh có ký kết hiệp định hay không? Và khi đã ký kết, liệu có thể thực sự thực hiện một cách thành thật hay không, làm thế nào để giám sát đôn đốc Trung Quốc chấp hành? Nếu Trung Quốc vi phạm cam kết, thì sẽ xử lý thế nào?

Những chi tiết này đều là những chủ đề quan trọng không thể né tránh trong quá trình đàm phán để đạt được cam kết với Trung Quốc.

Mỹ gây áp lực kinh tế, sẽ không dễ dàng nới lỏng

Hội nghị Trump – Kim lần 2 này, có thể thấy ông Trump không dễ dàng nới lỏng cấm vận đối kinh tế đối với Bắc Triều Tiên, bởi đây là đòn bẩy chính mà Mỹ dựa vào để giám sát và gây áp lực với Bắc Triều Tiên. Cũng như thế, ông Trump sẽ không dễ dàng nới lỏng việc gây áp lực kinh tế đối với Trung Quốc.

Nếu Bắc Kinh vẫn dự tính chọn dễ bỏ khó bằng cách chi tiền để mua hàng hóa Mỹ để né tránh vấn đề cải cách kết cấu, vậy theo kinh nghiệm từ hội nghị Trump – Kim, phía Mỹ sẽ không để mặc cho Trung Quốc vượt qua khảo nghiệm.

Đặc biệt là hiện giờ ông Trump có được sự ủng hộ mạnh mẽ từ thành viên của lưỡng đảng và cử tri Mỹ, do đó ông Trump có khả năng sẽ nắm nhiều quân bài về kinh tế và dân ý hơn so với trước khi diễn ra hội nghị Trunp – Kim để tiếp tục cuộc chiến thương mại lâu dài với Trung Quốc.

1/5 doanh nghiệp Mỹ bị thiệt hại do Trung Quốc đánh cắp sở hữu trí tuệ

Hôm 1/3, kênh tài chính CNBC cũng công bố thông tin mới nhất về vụ điều tra Giám đốc Tài chính Huawei và chỉ ra, trong một năm qua, có hơn 20% doanh nghiệp Mỹ từng bị phía Trung Quốc đánh cắp sở hữu trí tuệ, bình quân cứ 5 doanh nghiệp thì có 1 doanh nghiệp bị hại.

Ủy ban phụ trách về việc đánh cắp quyền sở hữu trí tuệ Mỹ (IP Commission) cho biết, Trung Quốc liên tục đánh cắp sở hữu trí tuệ của Mỹ, không chỉ tạo thành tổn thất cho kinh tế Mỹ mỗi năm lên đến 600 tỉ Đô la Mỹ, trong các nghi phạm đánh cắp bí mật thương mại trên nước Mỹ bị truy tố, công dân Trung Quốc chiếm số đông.

Những số liệu điều tra này đã cho thấy hành vi đánh cắp không công bằng và xâm hại vô đạo đức của Trung Quốc đối với doanh nghiệp Mỹ, khiến Trung Quốc hết đường chối cãi, cũng khiến Trung Quốc khó có thể trốn thoát khỏi cáo buộc “đánh cắp sở hữu trí tuệ, cưỡng chế chuyển giao công nghệ”.

Kinh tế Trung Quốc đi xuống, đấu đá nội bộ kịch liệt, Bắc Kinh tiến thoái lưỡng nan

Trước khi diễn ra Hội nghị Trump – Tập, đàm phán thương mại Mỹ – Trung liệu có thể đạt được ranh giới thấp nhất của Mỹ (thuế quan bằng 0, hàng rào phi thuế quan bằng 0, trợ cấp bằng 0; dừng đánh cắp sở hữu trí tuệ và cưỡng chế chuyển giao công nghệ; cho phép người Mỹ thành lập doanh nghiệp của mình ở Trung Quốc), liệu có thể xây dựng được cơ chế giám sát và trừng phạt một cách cụ thể? Đều sẽ là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến hội nghị Trump – Tập liệu thuận lợi hay không.

Đặc biệt trước đó, các số liệu về kinh tế Trung Quốc đều đi xuống, nhất là về vấn đề thất nghiệp, nợ quốc gia. Bắc Kinh đã không còn quá nhiều thời gian và tiền bạc để đối kháng trường kỳ với Mỹ.

Nội bộ Trung Quốc cũng gia tăng mâu thuẫn vì các nhân tố chiến tranh thương mại, chống tham nhũng; trong khi đó, truyền thông của chính quyền Trung Quốc và nội bộ trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc gần đây cũng liên tiếp đưa tin và ra các văn kiên yêu cầu “duy hộ quyền uy và sự lãnh đạo tập trung thống nhất của Trung ương đảng”, cho thấy đấu đá nội bộ cao tầng của đảng Cộng sản Trung Quốc đang nhanh chóng nóng lên.

Trong tình hình khó khăn như thế, chính quyền Bắc Kinh làm thế nào để đạt được hiệp định thương mại với Mỹ? Liệu có bị Mỹ gây áp lực bằng cách tăng thuế quan vì từ chối cải cách kết cấu, từ đó khiến cho kinh tế Trung Quốc tăng nhanh rạn nứt, và lay động đến chính quyền Bắc Kinh?

Hoặc liệu có phải vì Bắc Kinh phối hợp với Mỹ và thực thi cải cách kết cấu, tổn hại đến lợi ích của tầng lớp có quyền có chức trong nội bộ đảng, khiến cho nội bộ phản công, tăng nhanh chia rẽ đấu đá nội bộ?

Tất cả những điều này cần đợi đến hội nghị Trump – Tập sắp tới thì sẽ rõ.

(Bài viết thể hiện quan điểm và lập trường của cá nhân tác giả)

Blog Đường Hạo

Xem thêm: