Gần đây, các quốc gia và khu vực lân cận làm Trung Quốc mếch lòng như Đài Loan và Hàn Quốc đã bị nước này trả đũa. Theo truyền thông Đức đưa tin, Trung Quốc đã biến lượng khách du lịch từ quốc gia này trở thành một thứ “vũ khí” có lực sát thương mạnh nhất trong chiến dịch thương mại.

Khách du lịch Trung Quốc tại Đài Loan. (Ảnh: wikipedia)
Khách du lịch Trung Quốc tại Đài Loan. (Ảnh: wikipedia)

Khách du lịch từ Đại Lục trở thành vũ khí thương mại của ĐCSTQ

Tờ “Deutsche Welle” đưa tin, nhằm cản trở việc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao (THAAD) của Mỹ tại Hàn Quốc, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã tìm cách gây áp lực lên lợi ích kinh tế của quốc gia này. Đầu tiên, Trung Quốc triển khai hành động trả đũa Tập đoàn Lotte của Hàn Quốc, khiến cho kết quả kinh doanh của Tập đoàn này ở Trung Quốc rơi vào tình trạng tê liệt; ngoài ra còn liên tục đưa ra những biện pháp trừng phạt ngầm nhằm vào ngành điện ảnh Hàn Quốc, ngành bán lẻ, cùng với ngành du lịch, khiến cho cổ phiếu các công ty Hàn Quốc sụt giá. Điều này khiến cho kinh tế Hàn Quốc gặp không ít khó khăn.

Giám đốc Công ty Du lịch Quốc tế Hàn-Trung cho hay, trước đây bình quân mỗi tháng công ty này tiếp nhận khoảng 4.000 khách du lịch, chủ yếu là người Trung Quốc, nhưng đến nay thì con số này đã giảm đến 85%, xuống còn khoảng 500 khách du lịch/tháng. Người sáng lập công ty này còn nhận định, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến lượng du khách Trung Quốc giảm đi là bởi chính quyền nước này bất mãn với hệ thống THAAD ở Hàn Quốc.

Ông Shaun Rein, Giám đốc điều hành Công ty Nghiên cứu Thị trường CMR chỉ ra rằng nhiều năm trở lại đây, Trung Quốc đã lợi dụng yếu tố lợi ích kinh tế để đàm phán với các quốc gia khác, hòng đạt đến một số đồng thuận nhất định.

Còn theo Giám đốc phân tích khu vực Bắc Á và Trung Quốc thuộc Công ty Tư vấn Kiểm soát Rủi ro, ông Andrew Gilholm, lệnh cấm vận thương mại đã trở thành một công cụ hữu hiệu cho ĐCSTQ tăng cường gây áp lực ngoại giao.

ĐCSTQ thận trọng với chiến lược của Hàn Quốc

Một trường hợp khá điển hình khác là vào tháng 11 năm ngoái, chính quyền Mông Cổ cho phép ông Đại Lai Lạt Ma đến thăm quốc gia này khiến ĐCSTQ bất mãn. Sau đó, Trung Quốc đã cấm xe vận tải chở than đá của Mông Cổ được quá cảnh ở Trung Quốc, điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành công nghiệp khai thác khoáng sản của Mông Cổ.

Ngoài ra, kể từ sự kiện ngày 20/5 năm ngoái, khi bà Thái Anh Văn thắng cử và nhậm chức Tổng thống Đài Loan, quan hệ giữa Trung Quốc và Đài Loan đã xuất hiện những thay đổi nhất định theo chiều hướng không mấy tích cực, lượng khách du lịch Trung Quốc tới Đài Loan cũng giảm thiểu đáng kể.

Hiệp hội Thương mại Đài Loan cho hay, vài tháng gần đây, lượng khách du lịch từ Đại Lục tới Đài Loan giảm đến 50%. Một vị khách du lịch khi đến tham quan Đài Loan tiết lộ: “Có người từng nói với tôi rằng, do hiện nay quan hệ hai bên bờ eo biển Đài Loan rất căng thẳng, nên họ không đi du lịch ở Đài Loan nữa.”

Trước tình trạng lượng khách du lịch Đại Lục đến Đài Loan hay Hàn Quốc giảm đi, ngoại giới đã thể hiện thái độ không tán đồng đối với thủ đoạn trả đũa ngầm liên tục của ĐCSTQ.

Tại Hàn Quốc, Lãnh đạo Đảng Tự do, ông Trịnh Vũ Trạch (Zheng Yuze) đã từng phê phán thủ đoạn của ĐCSTQ là “thấp kém, ngạo mạn”. Ông cho rằng ĐCSTQ với cương vị một thành viên của G20, nên phải đưa thế giới đi vào trật tự chứ không phải là tạo nên hỗn loạn. Còn bà Choo Mi-ae, Chủ tịch Đảng Dân chủ tin rằng thủ đoạn “trả đũa thương mại” của ĐCSTQ đã vượt quá giới hạn.

Tuy nhiên, kể từ khi tân tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in nhậm chức, quan hệ Trung-Hàn dường như đã cải thiện phần nào. Một số nhà phân tích tin rằng, Hàn Quốc sớm muộn gì cũng sẽ trở thành một trong bốn nền kinh tế lớn nhất châu Á, do vậy ĐCSTQ khi đưa ra các chế tài thương mại cũng hết sức thận trọng, đồng thời cũng phải tránh những ảnh hưởng phụ diện kéo theo đối với các doanh nghiệp Trung Quốc.

Hồng Ngọc

Xem thêm: