Khủng hoảng chính trị ở Venezuela không chỉ động tới dây thần kinh của chính quyền Trung Quốc, mà nó còn thu hút được sự chú ý mạnh mẽ từ người dân nước này. Số tiền hàng chục tỷ Đô la Mỹ mà Trung Quốc cho Venezuela vay liệu cuối cùng có có thu lại được hay không cũng trở thành vấn đề thu hút sự chú ý của người Trung Quốc.

venezuela
Hàng triệu người Venezuela diễu hành hồi tháng 5/2017 (Ảnh từ wikipedia)

Hôm 10/2, Tạp chí “Lợi ích Quốc gia” (The National Interest) tại Mỹ đăng bài viết nói, khoản tiền mà Trung Quốc cho Venezuala vay được trả bằng dầu mỏ e là sẽ tan biến cùng với sự thay đổi chính trị của Venezuela.

Bài viết nói, từ lý luận mà nói, nguồn tài nguyên dầu mỏ khổng lồ của Venezuela đủ để trả khoản vay hàng chục tỉ USD (Đô la Mỹ) của Trung Quốc mà Venezuela đã vay từ năm 2007 đến nay. Tuy nhiên, dầu mỏ của Venezuela không phải là món hàng cầm cố chính thức của số nợ này, mà là phương thức “đẻ ra tiền” để tiếp tục trả nợ. Đối với chủ nợ chịu ảnh hưởng bởi chính trị Venezuela như Trung Quốc mà nói, việc đảm bảo khoản vay bằng dầu mỏ ngày càng ảo tưởng.

Hiện trạng của Veneuela ảnh hưởng đến “Một vành đai, Một con đường” của Trung Quốc

Bài viết nói, hình thức này đang trở thành ví dụ kinh điển về “sai lầm về địa lý kinh tế học”, và cũng thể hiện ra một hiện thực, đó chính là ở nơi đầy hỗn loạn dù có rải ra nhiều tiền thì thông thường cũng không thể mua được sức ảnh hưởng chiến lược một cách lâu dài. Ngược lại, sức ảnh hưởng này chỉ là “thuê dùng”, trong trường hợp người cho vay khó kiểm soát, ngay cả khi ảnh hưởng không bị phá hủy hoàn toàn, nó sẽ nhanh chóng giảm mạnh. Ngoài ra, bài học này cũng có thể có ảnh hưởng sâu sắc tới “Một vành đai, Một con đường” do Bắc Kinh khởi xướng.

Tác động của sự suy giảm sản lượng dầu dài hạn ở Venezuela đối với các khoản vay bên ngoài đang bị làm trầm trọng thêm bởi nhiều sức mạnh vĩ mô. Khi giá dầu mỏ thế giới tương đối thấp và giao động giá tương đối lớn, điều này sẽ buộc Venezuela phải cam kết cung cấp nhiều dầu mỏ hơn dự tính để phục vụ cho khoản vay, hoặc buộc người cho vay phải gia hạn thêm cho người vay, và thông thường người cho vay sẽ yêu cầu người vay trả một cái giá nào đó.

Venezuela, nơi ngành công nghiệp dầu mỏ rơi vào hỗn loạn, hiện lại đang trong một cuộc khủng hoảng chính trị nghiêm trọng. Vị trí tổng thống lâm thời của nhà lãnh đạo phe đối lập Juan Guaido được Mỹ và một số nước láng giềng gần Venezuela ủng hộ và công nhận, đối kháng lại với chính quyền Maduro.

Hiện tại Trung Quốc phát hiện mình đã ở một vị trí hoàn toàn khác 10 năm trước; 10 năm trước, khoản vay trả bằng dầu mỏ dường như là biện pháp hợp lý và hiệu quả để cung ứng cho nhu cầu dầu mỏ cấp thiết của Trung Quốc, cùng với đó, việc Trung Quốc cũng xây dựng mối quan hệ với Venezuela cũng có thể để Trung Quốc âm thầm tạo một chỗ đứng phía sau sân của Mỹ.

Bài viết nói, Venezuela đang nợ Trung Quốc khoảng 20 tỉ USD, con số này đối với Trung Quốc mà nói vẫn chưa thể coi là một thách thức tài chính. Tuy nhiên, nếu Maduro hoàn toàn rút lui, chính phủ của tân Tổng thống Venezuela tiến hành tái cơ cấu hoặc cắt giảm nợ, cú sốc này đối với Trung Quốc mà nói sẽ là sự nhắc nhở đau đớn, đó chính là rủi ro khi cung cấp khoản vay cho chính quyền bất ổn định và thiếu pháp trị.

Nợ xấu của Trung Quốc tại Venezuela

Tạp chí “Lợi ích Quốc gia” cho rằng, nếu Maduro từ bỏ quyền lợi, chủ nợ chính của Venezuela như Trung Quốc và Nga có thể sẽ bị thu nhỏ lại. Ngày 4/2, Carlos Vecchio – Đại sứ Venezuela tại Mỹ chia sẻ với Bloomberg News cho biết, chính phủ Venzuela mới sẽ thực hiện “nợ hợp pháp” mới, tuy nhiên liệu có thực hiện thỏa thuận “lấy dầu mỏ đổi nợ” hay không thì hiện vẫn chưa rõ.

Theo Torino Capital cho biết, Venezuela đang gánh rất nhiều khoản nợ, trong đó cuối năm 2018 khoản nợ nước ngoài dự tính là 157 tỉ USD, ước chiếm 150% GDP.

Trung Quốc là một trong những chủ nợ lớn nhất của Venezuela, và đang nằm trong tầm ngắm tái cơ cấu nợ trong tương lai. Chính phủ mới của Venezuela có thể sẽ coi khoản vay trả bằng dầu mỏ mà chính phủ trước của Venezuela đã đạt được với Trung Quốc là sự trấn lột dầu mỏ của Venezuela.

Do đó, Trung Quốc không mong muốn Venezuela thay đổi chính phủ. Đến hiện nay, Trung Quốc vẫn mạnh mẽ công khai ủng hộ ông Maduro.

“Họ lo lắng sau khi phe đối lập nắm quyền, có thể sẽ không muốn thực hiện hợp đồng trong quá khứ, hoặc sẽ tìm ra sơ hở trong hợp đồng đó”, Russ Dallen – đối tác quản lý của ngân hàng đầu tư Caracas Capital Markets nói.

Tuy nhiên, ông Russ Dallen cũng chỉ ra, sự ủng hộ của Bắc Kinh đối với ông Maduro có thể sẽ không kéo dài được lâu. “Phía Trung Quốc không biết nên là thế nào. Họ không có được sự thông báo từ ông Maduro, và tình hình vẫn đang tiếp tục xấu đi”.

Huệ Anh

Xem thêm: