Ngày 1/7 là ngày 100 năm thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc, hoạt động kỷ niệm quy mô lớn được tổ chức tại Thiên An Môn. Tại hoạt động này, chỉ duy nhất ông Tập Cận Bình mặc trang phục màu xám kiểu Mao Trạch Đông. Có học giả chỉ ra, ông Tập Cận Bình đặc biệt mặc bộ trang phục này cho thấy ông sẽ tiếp tục chuyển hướng tả, quay lại thời đại Mao Trạch Đông. Cũng có người nghi vấn, ông Tập Cận Bình mặc trang phục kiểu Mao Trạch Đông một cách kỹ càng, có thể là vì để che giấu áo chống đạn để phòng ngừa ám sát. 

Tập Cận Bình phát biểu tại lễ kỷ niệm 100 năm DCSTQ 2
Ngày 1/7/2021, ông Tập Cận Bình mặc trang phục kiểu Mao Trạch Đông xuất hiện trên cổng thành Thiên An Môn, khiến ông đặc biệt nổi bật so với những quan chức cấp cao mặc Âu phục khác. (Nguồn: Ảnh cắt ghép từ video)

Video trực tiếp của Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) cho thấy, một mình ông Tập Cận Bình mặc trang phục theo phong cách Mao Trạch Đông, đặc biệt nổi bật trong số các quan chức cấp cao của ĐCSTQ. Ngoại giới đồn đoán, ông Tập cố ý mặc trang phục thời kiểu Mao trong ngày lễ kỷ niệm của ĐCSTQ, trên thực tế đã trở thành một kiểu tín hiệu chính trị, ông mô phỏng tạo hình của Mao, báo trước sẽ tiếp tục chuyển hướng tả, quay trở lại thời đại Mao Trạch Đông. 

Ông Chu Hiếu Chính, giáo sư nghỉ hưu của Đại học Nhân dân Trung Quốc nói với Đài Á Châu Tự Do rằng ông Tập Cận Bình hoàn toàn đánh giá chính diện (tích cực) Mao Trạch Đông, và tự sánh ngang mình với Mao Trạch Đông, mượn dịp kỷ niệm 100 thành lập đảng để đưa vào lịch sử đảng phiên bản mới, đây là đang làm trò cười. 

Ông Hạ Nghiệp Lương, phó giáo sư Học viện Kinh tế Đại học Bắc Kinh, hiện đang cư trú tại Mỹ cũng dự đoán, sau Đại hội 20 của ĐCSTQ vào năm tới, Trung Quốc có khả năng sẽ khôi phục lại toàn diện thời đại Mao Trạch Đông. “Xu thế này đã ngày càng rõ ràng, và kết thúc cũng là có thể dự liệu, ông ta (Tập Cận Bình) sẽ chết càng nhanh.”

Cũng có người cho rằng ông Tập Cận Bình đặc biệt cố tình mặc trang phục kiểu Mao trong ngày kỷ niệm đảng, trong ngày hè nóng bức mà bao bọc kỹ càng như thế, có khả năng là xuất phát từ cân nhắc an toàn, trang phục như thế này càng có thể dễ dàng che giấu áo chống đạn bên trong. Cư dân mạng đăng hình ảnh cho thấy, trên lầu của Thiên An Môn, phía sau ông Tập Cận Bình có rất nhiều cận vệ áo đen. 

Tài khoản Twitter “Trần Đường Quan” đăng hình ảnh và nói: “Tập lên tầng lầu của Thiên An Môn vẫy tay, đằng sau có một nhóm vệ sĩ. Chưa bao giờ có lãnh đạo nào mà đằng sau lại có nhiều vệ sĩ trẻ bảo vệ như thế, đây là điển hình của thiếu cảm giác an toàn và biểu hiện của thiếu tự tin, bởi vì ở trên lầu đó không phải là người bình thường có thể tùy tiện lên được …”

Ông Tập Cận Bình mặc không phải là mẫu trang phục Trung Sơn truyền thống, mà mẫu đã qua sửa đổi, bởi vì ông Mao Trạch Đông thường mặc nên nó được gọi là “trang phục Trung Sơn kiểu Mao”, “trang phục Mao”.

Từ Đại hội 18 của ĐCSTQ đến nay, tại các hoạt động lớn như đại duyệt binh năm 2015 kỷ niệm ngày kháng chiến thắng lợi, duyệt binh năm 2019 ở Thanh Đảo, đại duyệt binh năm 2019 mừng quốc khánh, ông Tập Cận Bình đều xuất hiện với “trang phục Trung Sơn kiểu Mao”. Nhà thiết kế thời trang nổi tiếng Hồng Kông Đặng Đạt Trí từng nói với truyền thông Hồng Kông rằng lãnh đạo tối cao mặc bộ trang phục này trong trường hợp trước công chúng, chức năng an toàn là quan trọng nhất, tại trường hợp trước công chúng, ông Tập Cận Bình ngoài việc phải biểu hiện “thân với dân” ra, điều chủ yếu hơn nữa là thuận tiện cho che giấu áo chống đạn ở bên trong. 

Theo nhiều kênh truyền thông nước ngoài trước đó tiết lộ, ông Tập Cận Bình ra ngoài khảo sát thường xuyên mặc thêm áo chống đạn. Từ khi ông lên nắm quyền đã gặp ít nhất 6 lần ám sát, và toàn bộ đều là do người trong nội bộ làm. 

Được biết, ĐCSTQ vì để tổ chức hoạt động kỷ niệm 100 năm thành lập đảng, nên đã điều động lượng lớn quân cảnh để duy trì ổn định. Quân cảnh, công an, an ninh mặc thường phục đi lại khắp các con phố lớn nhỏ để làm cái gọi là duy trì ổn định.

Trong bầu không khí ngột ngạt căng thẳng trong dịp ngày 1/7, trên bầu trời Bắc Kinh ngay cả chim cũng không bay vào được, xe cộ trên mặt đất, dao chế biến thức ăn, những vật phẩm dễ cháy nổ toàn bộ đều bị kiểm soát chặt, cấm người dân trong thành phố mua dao, một số khu vực thậm chí còn cấm người dân châm lửa làm cơm. Các nắp cống của cống rãnh ở Quảng trường Thiên An Môn cũng bị đóng đinh hoặc bịt kín.

Đổng Lâm Sam, Vision Times

Xem thêm: