Mục tiêu kiểm soát dư luận của chính quyền Trung Quốc đã mở rộng từ người bất đồng chính kiến, đến người dân quan tâm đến tình hình chính trị. Gần đây, một quản lý của Đài Phát thành Truyền hình Tô Châu đã bị cảnh sát triệu tập, đồng thời bị xử lý cách chức vì sử dụng Twitter và truy cập vào trang web ngoài Trung Quốc.

dai truyen hinh to chau
Trụ sở Đài Phát thanh Truyền hình Tô Châu (Ảnh từ internet)

Hôm 4/4, Đài Phát thanh Truyền hình Tô Châu đã công bố “Quyết định xử lý liên quan đến Chu Thành Trác có hành vi vi phạm kỷ luật”, thông báo xử phạt viết, Phó Tổng giám chế chương trình thuộc Trung tâm biên tập tin tức của đài là ông Chu Thành Trác vì đăng ký tài khoảng Twitter “Alexzhuozhucheng”, thường xuyên truy cập theo dõi “trang web phi pháp” bên ngoài Trung Quốc, đã bị cơ quan công an triệu tập thẩm vấn.

Thông báo nói, “Hành vi nói trên của ông Chu Thành Trác, đã vi phạm nghiêm trọng kỷ luật chính trị và quy định chính trị”. Hiện ban lãnh đạo đài đã quyết định cách bỏ chức vụ Phó Tổng giám chế, giáng 3 cấp, cắt thưởng cuối năm.

Ông Chu Thành Trác sử dụng tên tiếng anh của mình để đăng ký Twitter, và không có ý giấu tên, dường như cho rằng người làm truyền thông tại Trung Quốc sử dụng Twitter là không sai.

Trong “Ý kiến liên quan đến quy phạm hành vi trên mạng của đảng viên cán bộ” được Trung Quốc công bố năm 2017 quy định, cấm truy cập vào tất cả các trang web được cho là “phi pháp”.

Tuy nhiên, nhiều người cũng biết, tờ Nhân dân Nhật báo, Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc đều có tài khoản Twitter. Tổng biên tập của Hoàn cầu Thời báo Hồ Tích Tiến không chỉ có tài khoản Twitter cá nhân, mà thỉnh thoảng ông còn phản bác những bình luận trái chiều về Trung Quốc của truyền thông nước ngoài trên Twitter, ông được cư dân mạng châm chọc là người “vâng lệnh vượt tường lửa”.

Về vấn đề này, cư dân mạng cũng bùi ngùi nói, “chỉ cho phép quan chức đốt lửa, không cho phép người dân thắp đèn”.

Nhiều người nắm rõ tình hình cũng chia sẻ với Đài Á châu Tự do rằng, quan chức Trung Quốc nhận được thông báo của cấp trên, không được đăng ký tài khoản các mạng xã hội ở ngoài Trung Quốc, thậm chí cả tài khoản mạng xã hội trong nước Trung Quốc như Wechat, khi đăng ký cũng phải báo cáo lên trên.

Một người dùng Twitter tên Gupin tại Quảng Đông cho biết, người trong thể chế của chính quyền Trung Quốc bị xử phạt vì đăng ký tài khoản Twitter là rất hiếm, “qua việc này, có thể thấy rõ rằng, trong phương diện đàn áp ngôn luận, việc đảng Cộng sản Trung Quốc kiểm soát tư tưởng đã không chỉ nhắm vào người dân, mà hiện tại cũng chuyển sang những người trong thể chế, bước tiếp theo có thể sẽ là kiểm soát chặt.”

Trang web nhân quyền bên ngoài Trung Quốc đưa tin, từ tháng 11 năm ngoái, vòi bạch tuộc của Bộ Công an Trung Quốc đã vươn ra nền tảng mạng xã hội bên ngoài Trung Quốc, tiến hành làm sạch đối với Twitter. Những nhà hoạt động nhân quyền và những người bất đồng chính kiến có tài khoản Twitter tại Bắc Kinh, Trùng Khánh, Sơn Đông, Hồ Bắc, Phúc Kiến, Quảng Đông, v.v, đề bị chính quyền “hẹn gặp”.

Có nhân sĩ tiết lộ, do một số người được “hẹn gặp” đã từ chối xóa những thông từng đăng lên Twitter, nên cuối cùng họ đã bị bắt và bị giam giữ.

Có bình luận nói, mục tiêu kiểm soát ngôn luận của chính quyền mở rộng từ các nhân sĩ bất đồng chính kiến hoạt động sôi nổi, đến những người dân bình thường quan tâm đến thời sự chính trị, và vươn đến không gian tự do ngôn luận ở ngoài Trung Quốc.

Ông Bào Đồng – cựu Thư ký của Cố tổng Bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc Triệu Tử Dương cũng từng nói, “Ông Đặng Tiểu Bình đã làm rất nhiều việc xấu, nhưng có một câu nói mà ông ấy nói đúng: ‘Để cho người ta nói, trời sẽ không sập xuống đâu’, nói ngược lại, ý của câu này chính là không để cho người ta nói, thì trời sẽ sụp xuống.”, “nếu có một chính đảng nào đó không để cho người dân nói, thì chính đảng đó chắc chắn vi phạm hiến pháp. Chính đảng đó không phải đang hoạt động trong phạm vi hiến pháp và pháp luật, chính đảng này cũng giống như tự họ tuyên bố họ vi phạm pháp luật.”

Trí Đạt

Xem thêm: