Trước làn sóng tẩy chay Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh trên khắp thế giới, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã nhiều lần nhấn mạnh không nên “chính trị hóa” thể thao. Tuy nhiên, Thế vận hội Mùa đông được khai mạc vào ngày 4/2, và trong 3 ngày rước đuốc bắt đầu từ ngày 2/2, ĐCSTQ đã sử dụng các hoạt động liên quan để “chính trị hóa” thể thao, khơi dậy sự chỉ trích từ ngoại giới.

Embed from Getty Images

Lễ rước đuốc cho Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh 2022 được tổ chức vào sáng ngày 2/2. Người rước đuốc đầu tiên là ông La Chí Hoán (Luo Zhihuan), 82 tuổi. (Ảnh: Getty Images).

Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh sắp khai mạc, lễ rước đuốc chính thức bắt đầu

Lễ rước đuốc Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh 2022 được tổ chức tại quảng trường bên ngoài Cổng Nam của Công viên Rừng Olympic Bắc Kinh vào sáng sớm ngày 2/2. Khoảng 1.200 người rước đuốc dự kiến ​​sẽ thực hiện rước đuốc tại 3 khu vực thi đấu là Bắc Kinh, quận Diên Khánh (thuộc thành phố Bắc Kinh, cách trung tâm thành phố 70 km) và thành phố Trương Gia Khẩu (tỉnh Hà Bắc), và sẽ rước đuốc qua các địa danh lịch sử như Vạn Lý Trường Thành, Di Hòa Viên, v.v.

Theo tuyên bố chính thức, những người cầm đuốc của Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh đến từ mọi tầng lớp xã hội và hầu hết đều mang tính đại diện. Ngoài những người được chính quyền đánh giá là “đại biểu mẫu mực tiên tiến” các cấp, còn có đại biểu tiên tiến của các lĩnh vực khoa học, giáo dục, văn hóa, y tế và những người nổi tiếng. Những người cầm đuốc trong độ tuổi từ 14 – 86, ngoài ra còn có người nước ngoài đến từ hơn 20 quốc gia và khu vực.

Trang mạng của Thời báo Hoàn cầu đưa tin, người cầm đuốc đầu tiên là ông La Chí Hoán (Luo Zhihuan) 82 tuổi, người đã giành chức vô địch 1.500 m nam tại Giải vô địch trượt băng tốc độ thế giới lần thứ 57 năm 1963, trở thành vận động viên Trung Quốc đầu tiên giành chức vô địch thế giới mùa đông. Và Diêu Minh (Yao Ming), Chủ tịch Hiệp hội Bóng rổ Trung Quốc, là người cầm ngọn đuốc thứ 19 hoàn thành màn rước đuốc, chính thức trở thành người cầm đuốc của “2 Thế vận hội”.

Chính quyền ĐCSTQ bị chỉ trích là “chính trị hóa” thể thao

Điều đáng nói là Trần Thanh Than (Chen Qingqing), một phóng viên của tờ Thời báo Hoàn Cầu phiên bản tiếng Anh, đã viết trên Twitter vào ngày 2/2, “Kỳ Phát Bảo (Qi Fabao), người đứng đầu Trung đoàn Biên phòng của Quân khu Tân Cương của quân đội Trung Quốc (ĐCSTQ), đã bị thương ở đầu trong cuộc xung đột ở Galwan thuộc biên giới Trung Quốc – Ấn Độ. Ông cũng là người tham gia lễ rước đuốc của Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh.”

Theo bài báo trên trang nhất của “Báo Giải phóng quân” vào tháng Hai năm ngoái, “Tháng 6/2020, quân đội Ấn Độ đã ngang nhiên vi phạm sự đồng thuận đã đạt được với Trung Quốc và vượt qua giới tuyến để khiêu khích. Chiếu theo thông lệ xử lý sự kiện biên giới và thỏa thuận song phương đã đạt được trước đó, đoàn trưởng Kỳ Phát Bảo dựa vào thành ý đàm phán giải quyết vấn đề, chỉ dẫn theo vài quan binh đến nói chuyện, nhưng bị đối phương cố ý tấn công bạo lực.”

Đáp lại, Jérémie André Florès, phóng viên khu vực châu Á của tuần báo Pháp Le Point, bình luận trên Twitter: “Bắc Kinh liên tục lặp lại rằng không nên chính trị hóa Thế vận hội (và không nên thảo luận về nhân quyền) … nhưng một khi có cơ hội, họ liền lợi dụng ngọn đuốc Thế vận hội để lan truyền hình thái ý thức của ĐCSTQ. Vụ việc ở Thung lũng Galwan không phải là một vụ khiêu khích của phía Ấn Độ, phía Ấn Độ có  20 người chết.”

Người truyền làm thông tại Đức, ông Steffen Wurzel cũng chỉ ra rằng: “Đây là một ví dụ điển hình về việc chính trị hóa Thế vận hội Mùa đông của giới lãnh đạo Trung Quốc: một trong những người cầm đuốc sáng nay là Kỳ Phát Bảo, một cựu binh của ĐCSTQ, người đã  tận mắt chứng kiến xung đột đẫm máu xảy ra ở biên giới Trung – Ấn vào tháng 6/2020.”

Ông cũng nói thêm: “Ở Trung Quốc, bất cứ ai chỉ trích xung đột biên giới Trung – Ấn sẽ có nguy cơ bị bỏ tù. Khoảng một năm trước, 6 cư dân mạng Đại Lục đã chính quyền bắt giữ vì điều này.”

Không cho phép nghi ngờ, chính quyền bắt giữ 6 người đặt nghi vấn về xung đột Trung – Ấn

Theo báo cáo chính thức của ĐCSTQ vào tháng 2/2021, do nghi ngờ về việc chính quyền công bố dữ liệu về số người chết trong cuộc đụng độ với quân đội Ấn Độ ở biên giới Trung – Ấn vào tháng 6/2020, cảnh sát đã bắt giữ 6 cư dân mạng. Họ là những người ở Bắc Kinh, Hà Bắc, Quý Châu, Quảng Đông, Tứ Xuyên, Giang Tô, Nam Kinh. Một người khác vẫn đang bị truy nã ở nước ngoài. “Kẻ đào tẩu” mà chính quyền đề cập đến là Vương Tĩnh Du (Wang Jingyu), 20 tuổi đến từ Trùng Khánh. Vì để bắt giữ Vương Tĩnh Du, chính quyền từng đưa ra lời đe dọa, cha mẹ cậu ở quê nhà cũng bị đến lục soát, tra khảo.

p2773591a802148735
Hồi đáp về sự kiện xung đột ở Galwan thuộc biên giới Trung – Ấn vào tháng 6/2020, chính quyền Trung Quốc cho biết phía Trung Quốc chỉ có 4 người tử vong. (Ảnh chụp màn hình).

Kể từ tháng 5/2020, liên tục có thông tin về tranh chấp giữa Trung Quốc và Ấn Độ ở biên giới, giữa tháng 6, hai bên xảy ra xung đột ở thung lũng Galwan với thương vong nặng nề nhất trong nhiều thập kỷ. Phía Ấn Độ ngay lập tức thông báo rằng 20 binh sĩ đã thiệt mạng, Trung Quốc chưa tiết lộ con số thương vong vào thời điểm đó nhưng có tin đồn phía Trung Quốc có hơn 40 người thương vong. Cho đến tháng 6/2021, quan chức Trung Quốc lần đầu tiên hồi đáp về cuộc xung đột đẫm máu Trung Quốc và Ấn Độ năm 2020 và nói có 4 người Trung Quốc thiệt mạng. Tuy nhiên, tuyên bố này đã không được ngoại giới đồng tình.

Một số cư dân mạng từng phơi bày rằng Kỳ Phát Bảo, người được chính quyền mạnh mẽ tuyên truyền, đã chửi bới quân đội Ấn Độ vào thời điểm xảy ra vụ việc. Đoạn video trực tuyến cũng cho thấy quân đội Ấn Độ đã kiên nhẫn liên lạc và đàm phán với phía Trung Quốc, nhưng Kỳ Phát Bảo đã gầm lên nhiều lần, “Không muốn đánh thì cút đi”, “Anh hãy nói với họ, nếu họ không đi, tôi sẽ cho họ chết hết ở đây.”, v.v. Đây là một sự khác biệt rất lớn so với tuyên truyền của chính quyền. 

Lê Tử Hy, Vision Times

Xem thêm: