Lũ lụt ở tỉnh Hà Nam, Trung Quốc đã gây ra thương vong về người và thiệt hại về tài sản. Sau trận lụt, vô số xe ô tô mới bị ngâm nước sẽ phải đối mặt với các vấn đề về bảo dưỡng và xử lý. Vậy, những chiếc xe mới bị ngâm nước này sẽ đi đâu về đâu? Ngành Bảo hiểm Vật chất Phương tiện cũng đang phải đối mặt với thiệt hại nặng nề hậu lũ lụt.

Sau trận lụt, một lượng lớn xe ô tô mới bị ngâm nước ở Trịnh Châu chảy vào thị trường

Theo Nhật báo Kinh doanh Quốc gia (của Trung Quốc), một người trong ngành tiết lộ rằng “xe ngâm nước chắc chắn sẽ tràn ra thị trường toàn quốc, đặc biệt là thị trường đang chìm xuống.”

Mặc dù hầu hết các cửa hàng tại Trung tâm thương mại ô tô Hà Nam ở Trịnh Châu đều khẳng định không có phương tiện nào bị ảnh hưởng, nhưng vẫn có nhiều xe ô tô mới đang đậu trong bãi đã bị ngấm nước. Trong công viên ô tô Uy Giai (Weijia), một trung tâm ô tô quy mô lớn khác ở Trịnh Châu, có rất nhiều ô tô mới không niêm yết đã bị ngâm nước được bọc trong túi bảo vệ, đậu trong công viên.

Nhiều người có thể sẽ lựa chọn mua xe ngâm nước, BMW đang trở thành mẫu xe bán chạy nhất tại một cửa hàng kinh doanh xe sang cũ ở Trịnh Châu. Các nhân viên của cửa hàng này chia khách hàng đến mua xe ngâm nước thành hai loại: mua về để sử dụng hoặc kiếm tiền từ hoạt động này.

Embed from Getty Images

Ảnh chụp ngày 22/7/2021, một lượng lớn xe ô tô ngâm nước chất đống trên đường, sau trận lụt ở thành phố Trịnh Châu, tỉnh Hà Nam . (NOEL CELIS/AFP/Getty Images)

Nói chung, xe ngâm nước chủ yếu được chia thành ba loại theo mức độ lội nước, đó là: “xe ngâm lốp”, tức là ngập nước quá lốp, vấn đề nói chung không lớn, “xe ngập nửa” nghiêm trọng nhưng chưa phải là phế thải; “xe ngập toàn bộ”, tức là bị ngập nước lên nóc xe, là loại xe phế thải.

Khi bán xe ngâm nước, các cửa hàng cho biết trong hợp đồng sẽ không ghi là “xe ngâm nước”, thay vào đó sẽ ghi tình trạng xe là “xe bị tai nạn”.

Một người trong ngành cho biết: “Cơ bản là chúng chắc chắn sẽ chảy ra thị trường cả nước”. Ông cũng cho biết, sau một số đợt lũ trước đây, cũng có rất nhiều xe ngâm nước, nhưng quy mô không lớn như lần này ở Hà Nam.

Ông nhận xét, nếu một người tiêu dùng cá nhân bắt gặp một chiếc xe ngâm nước do tư nhân sửa chữa như vậy thì thực sự rất khó phát hiện. Ông cho biết, điều này chỉ có thể phụ thuộc vào sự chuyên nghiệp của người bán xe và liệu người đó có nói thật hay không. 

Video bãi xe được đưa ra khỏi đường hầm của tuyến cao tốc Bắc Kinh – Quảng Đông:

Sau lũ lụt Hà Nam, ngành Bảo hiểm Vật chất Phương tiện ước tính thiệt hại 5,2 tỷ NDT, thị trường giảm xuống mức đóng băng

Theo số liệu của Hiệp hội Công nghiệp Bảo hiểm Hà Nam, đã phát sinh 180.000 yêu cầu bồi thường sau thảm họa mưa lớn này. Trong đó, Bảo hiểm Vật chất Phương tiện chiếm gần 95%, thiệt hại ước tính lên tới 5,2 tỷ Nhân dân tệ, con số vẫn đang tăng lên. Số lượng yêu cầu bồi thường khổng lồ đã khiến thị trường Bảo hiểm Vật chất Phương tiện vốn ế ẩm nay càng trở nên trầm trọng hơn.

Theo báo cáo của Chứng khoán Quốc Thái Quân An (Guotai Junan Securities), trong quý 2 năm nay, lĩnh vực bảo hiểm đã phải chịu sự sụt giảm trên diện rộng trong việc phân bổ nguồn vốn, thị trường kéo dài lo lắng về bên nợ, tỷ lệ phân bổ chỉ còn 1,02%, đã đạt đến điểm đóng băng lịch sử.

Kể từ cuối năm 2020, trong khoảng hơn nửa năm, cổ phiếu của Bảo hiểm Bình An Trung Quốc đã giảm hơn 40%. Tính đến thời điểm báo cáo cuối ngày 26/7 năm nay, giá trị thị trường của Bảo hiểm Bình An đã giảm xuống dưới một nghìn tỷ NDT. Không có cổ phiếu nào trong ngành phân bổ vượt mức, động lực tăng trưởng của ngành bảo hiểm không đủ, sẽ mất thời gian cho bước ngoặt sau khi chạm đáy.

Đồng thời, doanh thu phí bảo hiểm một tháng của 5 công ty bảo hiểm niêm yết lớn nhất rơi vào tình trạng “một bước tiến, bốn bước lùi”, liên tục chạm mức thấp nhất trong lịch sử. Theo số liệu từ Ủy ban Điều tiết Bảo hiểm và Ngân hàng Trung Quốc, tính đến tháng 5 năm nay, tốc độ tăng trưởng Tổng Doanh thu Phí bảo hiểm gốc của ngành bảo hiểm tài sản là 2,6%, giảm 4,2% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong số các loại bảo hiểm, chỉ có Bảo hiểm Xe cơ giới và Bảo hiểm Bảo đảm tiếp tục tăng trưởng âm. Bảo hiểm Vật chất Phương tiện chiếm phần lớn doanh thu phí bảo hiểm tài sản và đang trong tình trạng giảm liên tục trong những năm gần đây. Hiện tại, Bảo hiểm Vật chất Phương tiện vẫn chiếm hơn 50% doanh thu Bảo hiểm Tài sản, ngành Bảo hiểm Vật chất Phương tiện tiếp tục suy giảm, tốc độ tăng trưởng chung của Bảo hiểm Tài sản quá chậm, và áp lực cạnh tranh trên thị trường Bảo hiểm Vật chất Phương tiện ngày càng lớn. 

Mộc Lan (t/h)

Xem thêm: