Vào ngày 20/7, thành phố Trịnh Châu, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc hứng chịu một trận mưa xối xả, toàn bộ thành phố đột ngột chìm trong biển nước. Trên mạng lan truyền nhiều video quay trực tiếp hiện trường, trong đó cảnh hành khách chết chìm trong khoang tàu điện ngầm, và hàng ngàn người mắc kẹt trong đó đang cầu cứu, đã gây xúc động không nhỏ đến lòng người cả trong và ngoài nước. Cư dân mạng từ video ước tính, số người chết lên tới hàng trăm, thậm chí hàng ngàn người.

Lũ lụt ở Had Nam
(Nguồn: Cắt từ màn hình video Twitter)

Cư dân mạng ước tính: số người chết có thể lên tới hàng trăm, thậm chí hàng ngàn người

Theo Đài Á Châu Tự Do, trong 2 ngày qua, nhiều người dân bất hạnh đã chết hoặc mất tích trong trận lụt lịch sử ở Trịnh Châu. Phía chính quyền Trung Quốc chỉ thông báo 33 người chết và 8 người mất liên lạc do mưa trút quá lớn. Tuy nhiên, ngoại giới nhận định, chỉ riêng số người chết trong tàu điện ngầm đã nhiều hơn con số này rất nhiều lần.

Theo tờ The Paper của Trung Quốc đưa tin, tối 20/7, đường hầm Kinh Quảng bị ngập trong vòng 5 phút, một lượng lớn phương tiện và người dân bị mắc kẹt. Ngày 22/7, lũ rút dần, hơn trăm phương tiện bị ngập lún ở lối vào và lối ra của đường hầm Bắc Kinh – Quảng Châu bắt đầu trồi lên khỏi mặt nước. Đọc tin này, cư dân mạng thốt lên: “Các xe đều bị ngột nước, trong xe đều có người!”

Trong một đoạn video, có thể nghe thấy một người phụ nữ kêu lên: “Bây giờ không thể rút nước ra hết. Tất cả các xe bên trong đều bị ngột nước. Các xe đều có tài xế và người ngồi trong đó, đều là từng nhà từng nhà một. Làm sao bây giờ? Trời ơi, quá kinh khủng!”

Theo cư dân mạng, mười mấy thi thể đã được tìm thấy trong một số chiếc ô tô trồi lên mặt nước. Cư dân mạng ước tính rằng số người chết có thể lên tới hàng trăm, thậm chí hàng ngàn người.

Một cư dân mạng nhẩm tính sơ bộ: “Tôi vừa thấy lực lượng cứu hộ nói chỗ sâu nhất của hầm là 6 mét nước. Hầm dài 4,3 km với 6 làn xe, tắc đường về lý thuyết có thể có tầm 1.000 xe (nếu tính theo 4 km, mỗi xe chiếm trung bình 24 mét, nhân với 6 làn xe) đến 4.800 xe (nếu tính theo 4 km, mỗi xe chiếm 5 mét, nhân với 6 làn xe), như vậy, lần này số người chết là vô cùng kinh hoàng, nhưng khả năng là Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) sẽ mạnh tay chặn tin tức!”

Hiện tại, cảnh sát đã phong tỏa đường hầm Bắc Kinh-Quảng Châu và không cho bất kỳ phương tiện nào tiếp cận. Cư dân mạng phân tích, bởi vì trong các xe bị ngập đều có người, cảnh sát không để người dân tiếp cận hiện trường là để ngăn công chúng biết được tình hình tử vong thực sự.

Một người dân họ Vương sống gần Đại học Trịnh Châu, nói rằng thảm họa ở địa phương của cô rất nghiêm trọng, nhưng các phương tiện truyền thông không hề đưa tin: “Đại học Trịnh Châu, khu học mới phía Tây, nước cũng rất lớn, nhưng không có báo cáo nào về thương vong ở đó. Tôi không thấy bất kỳ báo cáo nào về tình hình thực tế, tất cả đều chỉ nói rằng có sự cố mất điện và không có internet.”

“Không giải quyết được tai nạn thì giải quyết người thông báo tai nạn!”

Khi mà truyền thông không có báo cáo tương ứng, hoặc chỉ đưa tin hời hợt, giảm nhẹ tình hình, thì cảnh sát Internet cũng như thường lệ, bắt đầu bịt miệng cư dân mạng.

Một số cư dân mạng đã bị cảnh cáo về việc đăng lại các video lên nhóm WeChat, còn các chủ nhóm thì bị cảnh sát mạng cảnh cáo, đe dọa rằng chỉ cần tìm thấy video “năng lượng tiêu cực”, sẽ điều tra ngay lập tức.

Cư dân mạng “KanZha 99″ đã đăng ảnh một người cô gái xấu số được vớt lên và 3 ảnh chụp màn hình mô tả thảm họa lên nhóm WeChat, liền bị chủ nhóm xóa khỏi nhóm chat.

Thậm chí, một cư dân mạng ở Sơn Đông còn bị cáo buộc “công khai xúc phạm người dân Hà Nam bị ảnh hưởng bởi thảm họa trong nhóm WeChat, gây ảnh hưởng xấu”. Ngày 21/7, anh này đã bị Công an thành phố An Sơn kết án giam giữ hành chính 10 ngày .

Trong số đó, “Xiandao Travel”, một thương hiệu dịch vụ du lịch chuyên nghiệp được đầu tư bởi Tập đoàn sản xuất ô tô SAIC của nhà nước, đã buộc phải đưa ra lời xin lỗi vào ngày 21/7 vì đã đưa ra cảnh báo mưa bão và bị chỉ trích là “đưa nhận xét gây bức xúc cho một bộ phận cư dân mạng”. Nội dung xin lỗi viết: “Chúng tôi thưc sự xin lỗi vì đã gây ra sự khó chịu bởi nội dung không phù hợp được đăng tải vào ngày 20/7. Sau khi phát hiện, nhóm Weibo chính thức của thành phố Trịnh Châu đã ngay lập tức xóa nội dung này. Chúng tôi sẽ coi đây là lời nhắc nhở và tăng cường rà soát nội dung để tránh những sai lầm tương tự.”

Trước sự việc này, cư dân mạng đã để lại bình luận: “Xử lý người thông báo thảm họa, thì thảm họa liền được giải quyết sao? Chỉ có chính quyền phát xít mới làm như vậy”.

“Không thể đối phó với thảm họa, thì đi đối phó với những người báo tin thảm họa. Đây đúng là sở trường của đảng!”

“Mọi người xem chuyện như vậy ở trong nước, chính là thế này: Người bình luận nội dung không phù hợp = người đích thân chứng kiến = người báo tin thực tế = người nói sự thật … Từ đó mọi người hãy nghĩ đến sự bùng phát của dịch bệnh ở Vũ Hán.”

Tô Phi, Phi Phi, Vision Times

Xem thêm: