Chính sách “nước tiến dân lùi” của ông Tập Cận Bình đã lan đến Hồng Kông. Thứ Sáu tuần trước (17/9), một báo cáo từ “Reuters” đã gây chấn động toàn thành phố. Bài báo nói rằng Bắc Kinh đã có cuộc nói chuyện kín với các nhà phát triển bất động sản lớn ở Hồng Kông, yêu cầu họ đầu tư nguồn lực và sức ảnh hưởng, nhằm hỗ trợ lợi ích của Bắc Kinh. Đồng thời chỉ ra rằng “luật chơi đã thay đổi” và chính quyền trung ương sẽ không còn dung thứ cho các “hành vi độc quyền.”

Lý Gia Thành
Ông Lý Gia Thành (Li Ka-shing), tỷ phú giàu nhất Hồng Kông, kiêm nhà phát triển bất động sản, rất khôn ngoan. Ngay từ năm 2014, ông đã bắt đầu rút vốn khỏi Đại Lục. (Ảnh: Epoch Times)

Vụ việc này đã khiến cổ phiếu bất động sản Hồng Kông giảm mạnh vào thứ Hai (20/9). Tổng giá trị thị trường hàng ngày của 5 gia tộc bất động sản lớn cũng bốc hơi hơn 83 tỷ đô la Hồng Kông (tương đương tỷ 241.218 tỷ VNĐ).

Ông Triệu Thiện Hiên, một học giả Hồng Kông kiêm nhà bình luận các vấn đề thời sự, đã chỉ ra trong chương trình trực tuyến của mình rằng các nhà phát triển bất động sản Hồng Kông được yêu cầu ổn định xã hội trong những năm đầu. Ngày nay, họ đã trở thành phương tiện cần thiết để giải quyết các vấn đề thiết yếu. Ngày mai họ cũng có thể sẽ bị vứt bỏ và đấu tố.

Ông Tập Cận Bình “đảo ngược mạnh mẽ” con đường cải cách và mở cửa

Ông Triệu Thiện Hiên chỉ ra rằng việc phân phối tài sản lần thứ 3 của Trung Quốc là việc lâu dài và được thể chế hóa.

Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới, mức thuế thực tế của Trung Quốc cao tới 68%, cao hơn nhiều so với mức trung bình của thế giới là 40%. Hơn nữa con số 68% này chưa bao gồm “5 loại bảo hiễm xã hội và 1 quỹ nhà ở” (bảo hiểm xã hội gồm bảo hiểm hưu trí, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động và bảo hiểm thai sản).

Nhận định về mức thuế 68% này không phải là không có căn cứ. “Tân Hoa Xã”, cơ quan truyền thông nhà nước, từng có bài viết giải thích về “cái chết 68” (mức thuế 68%). Dù “Tân Hoa Xã” không đồng ý với một số cách tính toán, nhưng nhìn chung họ vẫn đồng ý rằng “cái chết 68” là nguyên nhân quan trọng dẫn đến khó khăn trong hoạt động của các doanh nghiệp Trung Quốc.

Năm 2017, tờ “Nhân dân Nhật báo” cũng đăng một bài xã luận, đề xuất cắt giảm thuế. Tuy nhiên, ông Triệu Thiện Hiên chỉ ra rằng mỗi lần Trung Quốc cắt giảm thuế, họ sẽ lại kích hoạt định luật “Hoàng Tông Hy” (các loại thuế có tên khác nhau được đánh chồng lên nhau nhiều lần), tức là tăng các loại phí khác cùng lúc với việc cắt giảm thuế.

Ông nhận thấy rằng gần đây, ông Tập Cận Bình không còn sử dụng thuật ngữ “doanh nghiệp tư nhân”, mà sử dụng thuật ngữ “kinh tế ngoài công lập”. Đồng thời, ông Tập Cận Bình cũng nhấn mạnh việc làm cho nền kinh tế công hữu ngày càng lớn mạnh, và “đảo ngược mạnh mẽ” toàn bộ con đường cải cách và mở cửa.

“Sau khi cải cách và mở cửa, nền kinh tế công hữu từ từ rút khỏi thị trường, và kinh tế tư nhân trở thành chủ đạo, sau đó thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Đó gọi là ‘mở cửa’.” Tuy nhiên hiện nay, toàn bộ Trung Quốc và thế giới phương Tây đang đứng trên bờ vực đối đầu và chiến tranh. Khi “đối đầu” trở thành chủ đề chính, không thể tiến hành “mở cửa”, thì việc “cải cách” theo đó cũng bị thắt chặt.

Tuy nhiên, ngay cả mức thuế cao “cái chết 68” (68%) cũng không thể đáp ứng nhu cầu kinh phí khổng lồ của Bắc Kinh. Bắc Kinh kêu gọi: “Chúng ta phải chiến đấu chống lại phương Tây và cai trị Đài Loan bằng vũ lực.”

Ngoài ra, khả năng hấp thụ tiền của Hồng Kông cũng không được như trước. Trong tình huống này, “lần phân phối của cải thứ 3” và “thịnh vượng chung” đã trở thành những phương tiện cần thiết. Hiện tại, xu hướng này đã lan sang Hồng Kông.

“Luật chơi đã thay đổi”

Ông Lý Gia Thành, tỷ phú giàu nhất Hồng Kông, kiêm nhà phát triển bất động sản, đã rất khôn ngoan. Ngay từ năm 2014, ông đã bắt đầu rút vốn khỏi Đại Lục. Ngày 12/9/2015, tổ chức “Liễu Vọng Trí Khố” của Tân Hoa Xã (một tổ chức tư vấn được Tân Hoa Xã phê duyệt, nghiên cứu chính sách quốc gia, dựa trên các điều kiện quốc gia), đã đăng một bài viết với tựa đề “Đừng để Lý Gia Thành chạy mất”.

Ông Triệu Thiện Hiên cười nói: “Ông Lý Gia Thành già rồi, nên phải chạy trước.” Năm đó, người ta cười nhạo ông Lý Gia Thành và nói rằng ông ấy đã bỏ lỡ cơ hội trở thành những con người trong thời đại vàng kim. Vậy nên hiện giờ, những người ở lại có thể đã giẫm phải quả mìn Evergrande (Hằng Đại), hoặc muốn chạy cũng chạy không thoát. “Những người từng cười nhạo ông Lý Gia Thành, chẳng hạn như Jack Ma, giờ đã biến mất.”

Gần đây, ông Lý Gia Thành đã mua một bất động sản tại Thượng Hải trị giá 3 tỷ NDT (tương đương 10.561 tỷ VNĐ) đứng tên gia tộc mình. Những năm gần đây, các nhà đầu tư của ông Lý Gia Thành đã chuyển sang châu Âu và các khu vực khác. Muốn ông ấy cùng chia sẻ sự “thịnh vượng chung” quả thực không dễ.

Giờ đây, làn gió “Thịnh vượng chung” đã thổi đến Hồng Kông. Một báo cáo từ Reuters vào thứ Sáu tuần trước, đã gây chấn động thành phố này.

Bài báo nói rằng Bắc Kinh đã có một cuộc phỏng vấn kín với các nhà phát triển bất động sản lớn của Hồng Kông, yêu cầu họ đầu tư nguồn lực và sức ảnh hưởng, để hỗ trợ lợi ích của Bắc Kinh. Đồng thời giúp giải quyết vấn đề thiếu nhà ở có thể gây mất ổn định, và chỉ ra rằng “Luật chơi đã thay đổi”, chính quyền trung ương sẽ không dung thứ cho các “hành vi độc quyền.”

Thứ Hai (20/9), chứng khoán bất động sản Hồng Kông lao dốc. Năm gia tộc bất động sản lớn gồm: Cheung Kong (Trường Thực), Sun Hung Kai Properties (SHKP – Tân Địa), Henderson (Hằng Cơ), New World (Tân Thế Giới) và Sino (Tín Hòa), đã mất hơn 83 tỷ đô la Hồng Kông (tương đương tỷ 241.218 tỷ VNĐ) giá trị thị trường chỉ trong một ngày.

Chỉ số Hang Seng (Hằng Sinh) đã giảm mạnh hơn 1.000 điểm vào hôm thứ Hai, vượt qua rào cản tâm lý 24.000 điểm, sau đó mất đi và khôi phục trở lại. (Chỉ số Hang Seng, được đưa ra bởi Công ty Hang Seng, một công ty con 100% vốn của Ngân hàng Hồng Kông Hang Seng.)

Cheung Kong, Sun Hung Kai Properties, Henderson, New World và Sino lần lượt giảm 9%, 10%, 13%, 12% và 5% trong ngày đóng cửa hôm thứ Hai. Chỉ số phân loại bất động sản trong chỉ số Hang Seng đã giảm xuống mức thấp nhất trong hơn 5 năm qua, và cổ phiếu bất động sản riêng lẻ giảm hai con số.

Ông Hồ Ứng Tương (Gordon Wu) là một trong những nhân vật hàng đầu của các nhà phát triển bất động sản Hồng Kông, kiêm nhà sáng lập và hiện là chủ tịch hội đồng quản trị của Công ty Hopewell Holdings (HH). Ông đã chỉ ra trong bài viết trên Reuters rằng, Bắc Kinh không chỉ thị phải làm gì, nhưng yêu cầu chúng tôi giải quyết vấn đề. Ông tin rằng Bắc Kinh không hề mất kiên nhẫn với Hồng Kông, nhưng sẽ gây áp lực lên các nhà phát triển bất động sản.

Ông Triệu Thiện Hiên chỉ ra rằng nếu Bắc Kinh thực hiện việc phân phối lần thứ ba một cách lâu dài, giống như Alibaba, “thu nhập hàng năm 120 tỷ nhân dân tệ (tương đương 422.442 tỷ VNĐ), tặng 80%”, thì liệu các nhà phát triển bất động sản Hồng Kông có muốn đi theo mô hình này, cùng chia sẻ “thịnh vượng chung” hay không?

“Mặc dù ông Lý Gia Thành và và ông Lý Triệu Cơ (Lee Shau-kee) đã quyên góp rất nhiều tiền, nhưng con số này không đáng kể đối với họ. Ví như kiếm được 10 tỷ nhân dân tệ (tương đương 35.203 tỷ VNĐ), thì họ chỉ quyên góp 120 triệu nhân dân tệ (tương đương 422 tỷ VNĐ). Nhưng dường như đây không phải là mô hình “thịnh vượng chung” trong tâm ông Tập Cận Bình.”

Dưới thời thịnh vượng chung, các nhà phát triển bất động sản Hồng Kông không còn thịnh vượng?

Ông Triệu Thiện Hiên chỉ ra rằng điều quan trọng hơn đối với Bắc Kinh là sử dụng điều này, để nêu bật thái độ rằng “trách nhiệm không thuộc về phía chúng tôi.” Ông nói rằng quyền bá chủ bất động sản của Hồng Kông là một “vấn đề cấu trúc mang tính thể chế”. Các nhà phát triển bất động sản từng được biết đến là những “người tạo vương” và có tiếng nói quyết định trong cuộc bầu cử Trưởng đặc khu Hồng Kông. Hơn nữa quyền phát biểu này cũng do Bắc Kinh cấp cho.

Trước khi chuyển giao chủ quyền của Hồng Kông, Bắc Kinh muốn ổn định các nhà phát triển bất động sản Hồng Kông. Để họ ngừng rút vốn vào năm 1997, Bắc Kinh đã khuyến khích họ tham gia chính trường và cho họ quyền bỏ phiếu. “Hợp tác với các nhà phát triển bất động sản, mang lại lợi ích cho họ, giữ chân họ ở lại để ổn định nền kinh tế Hồng Kông.” “Đây là chính sách của Bắc Kinh hồi đó.”

Tuy nhiên, báo cáo của Reuters nói rõ rằng “luật chơi đã thay đổi”, các nhà phát triển bất động sản không thể tiếp tục độc quyền, xưng bá. Họ cũng phải giải quyết vấn đề nhà ở tại Hồng Kông ở một mức độ sâu sắc hơn.

Đồng thời, Bắc Kinh đổ lỗi cho các nhà phát triển bất động sản trong cuộc biểu tình đòi dân chủ ở Hồng Kông: “Do các vấn đề kinh tế, những người trẻ tuổi không thể mua nhà và họ không có nơi để ở khi kết hôn.” Vậy nên, Bắc Kinh đành phải chấn chỉnh các nhà phát triển bất động sản.

Ông Triệu Thiện Hiên phân tích rằng vì “luật chơi đã thay đổi”, một trong những phương pháp chấn chỉnh mà Bắc Kinh có cơ hội áp dụng là yêu cầu 4 nhà phát triển bất động sản lớn ở Hồng Kông nhượng lại quỹ đất của họ tại New Territories (1 trong 3 khu vực địa lý chính của Hồng Kông). “Dự kiến ​​rằng 4 nhà phát triển bất động sản lớn sẽ sớm xây dựng nhà ở trong quỹ đất của họ tại New Territories.”

Việc thị trường có nhu cầu như vậy hay không là không quan trọng. Nếu không có người mua thì một số người sẽ được chuyển đến từ Đại Lục. Dẫu sao thì Hồng Kông vẫn luôn là nơi tấc đất tấc vàng. “Nhất định phải có cách để tiêu hóa quỹ đất của 4 nhà phát triển bất động sản lớn.”

Ông tiếp tục phân tích rằng biện pháp chấn chỉnh thứ hai là các nhà phát triển bất động sản không thể tiếp tục độc quyền. “Vì nhà phát triển bất động sản là doanh nghiệp tư nhân”, nếu “thức thời” thì họ phải mở cổ phần cho doanh nghiệp nhà nước, giúp doanh nghiệp nhà nước ngày càng lớn mạnh. “Còn độc quyền là bằng sáng chế chỉ doanh nghiệp nhà nước mới có quyền sở hữu.”

Ông Triệu Thiện Hiên tin rằng giá bất động sản ở Hồng Kông sẽ giảm. Đặc biệt là khi Hồng Kông mất đi xã hội dân sự, chính phủ sẽ có thể hành sự một cách tùy tiện.

“Dù là Lantau Tomorrow, lấp đầy Cảng Tolo, Tseung Kwan O, hay Tuen Mun, hoặc mở rộng Tuen Mun đến Shekou cũng vậy, quỹ đất đai có thể tăng mạnh”, giá bất động sản sẽ giảm theo tương ứng. Ngoài ra, đánh vào giá bất động sản là chủ đề chính của ông Tập Cận Bình và chắc chắn Hồng Kông sẽ bị liên đới.

Tuy nhiên, ông cho rằng bất kỳ sự thay đổi nào cũng nên “từ từ”, không phải là “sự đột biến”. Nếu không, việc này sẽ kích hoạt tình trạng bất ổn xã hội trong một thời gian ngắn.

Ông Triệu Thiện Hiên kết luận: “Hôm qua các nhà phát triển bất động sản đã được yêu cầu ổn định xã hội. Ngày nay họ đã trở thành phương tiện cần thiết để giải quyết các vấn đề. Ngày mai những nhà phát triển bất động sản này cũng có thể sẽ bị vứt bỏ và đấu tố.”

Trên thực tế, không chỉ các nhà phát triển bất động sản, trong mắt Đảng Cộng sản Trung Quốc, mọi tổ chức, mọi đoàn thể đều sẽ có chung một số phận như vậy.

Lý Hoài Quất / Vision Times

Xem thêm: