Dưới áp lực đàn áp của chính quyền Trung Quốc, các công ty công nghệ nước ngoài đang phải đối mặt với môi trường kinh doanh và pháp lý ngày càng thách thức. Một số công ty nước ngoài chọn rút lui hoặc cắt giảm thu hẹp kinh doanh ở Trung Quốc Đại Lục.

yahoo rut lui
Công cụ tìm kiếm “Yahoo” đã ngừng các sản phẩm và dịch vụ của mình ở Trung Quốc (Nguồn: ảnh chụp màn hình thông báo của Yahoo)

Vào thứ Hai (ngày 8/11), Tập đoàn SoftBank của Nhật Bản đã ghi nhận khoản lỗ ròng quý tài chính đầu tiên trong một năm rưỡi. Hoạt động siết chặt giám sát của chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đối với các công ty công nghệ đã dẫn đến một đợt bán tháo cổ phiếu, gây ảnh hưởng đến các công ty do SoftBank đầu tư.

Với việc “Luật bảo vệ quyền riêng tư” mới nghiêm ngặt có hiệu lực, Yahoo đã tuyên bố rút khỏi Trung Quốc vào tuần trước.

Các nhà phân tích cho rằng quyết định rút lui của các công ty công nghệ này cho thấy sự mơ hồ về quy định và rủi ro về danh tiếng vượt trên cả lợi thế của việc ở lại thị trường Trung Quốc.

Những công ty công nghệ nước ngoài nào đã thu nhỏ hoạt động hoặc rời khỏi Trung Quốc?

Tháng trước, nền tảng mạng chuyên nghiệp LinkedIn của Microsoft cũng cho biết năm nay phiên bản tiếng Trung của trang này sẽ bị đóng cửa. Thay vào đó, họ sẽ thiết lập một ứng dụng tìm kiếm việc làm mới có tên InJobs mà không có nguồn cấp dữ liệu xã hội hoặc các tính năng chia sẻ bài đăng.

Epic Games, nhà phát triển trò chơi điện tử nổi tiếng có tên Fortnite, cũng cho biết sẽ rút trò chơi này khỏi thị trường Trung Quốc vào ngày 15/11. Trò chơi này được ra mắt thông qua quan hệ đối tác với công ty game lớn nhất Trung Quốc Tencent, công ty sở hữu 40% cổ phần của Epic Games.

Tại sao các công ty rời khỏi Trung Quốc vào thời điểm này?

Luật bảo vệ quyền riêng tư” của ĐCSTQ có hiệu lực từ ngày 1/11, yêu cầu mọi tổ chức hoặc cá nhân hạn chế tối đa thu thập dữ liệu cá nhân khi xử lý dữ liệu của công dân Trung Quốc. Luật mới này đồng thời đặt ra các tiêu chuẩn về cách các thông tin này được lưu trữ. Một công ty nếu muốn thu thập, sử dụng hoặc chia sẻ dữ liệu, cần phải có được sự đồng ý của người dùng và cung cấp cho họ các lựa chọn không gian tham gia chia sẻ dữ liệu.

Công ty nếu muốn gửi thông tin cá nhân của người dùng ra nước ngoài cần có được sự đồng ý từ phía người dùng.

Việc vi phạm luật có thể khiến các doanh nghiệp phải chịu phí tổn nặng, mức phạt có thể lên tới 50 triệu Nhân dân tệ (tương đương 7,8 triệu USD) hoặc 5% doanh thu hàng năm.

Các cơ quan quản lý của ĐCSTQ đã thẳng tay đàn áp khiến một số doanh nghiệp thương mại điện tử phải đối mặt với án phạt nặng nề. Các hoạt động điều tra và áp dụng quy định nghiêm ngặt của chính quyền đã gây ảnh hưởng lớn đến các công ty game như NetEase và Tencent.

Cố vấn quản lý Cameron Johnson của FAO Global, một công ty tư vấn và kinh doanh quốc tế có trụ sở tại Thượng Hải, nói với tờ Wall Street Journal rằng các quy định mới về quyền riêng tư và bảo mật dữ liệu (của ĐCSTQ) đã làm gia tăng tính không chắc chắn và chi phí tuân thủ khi hoạt động ở Trung Quốc, một số công ty muốn thoát khỏi hơn là đối phó với rủi ro kinh doanh đang gia tăng này.

Các công ty công nghệ nước ngoài đang phải đối mặt với những trở ngại nào tại Trung Quốc?

Một mặt, ĐCSTQ áp đặt “tường lửa” lên mạng Internet ở Trung Quốc. Mặt khác, chính quyền sử dụng luật pháp và công nghệ để thực hiện kiểm duyệt.

Bộ phận giám sát của ĐCSTQ xóa khỏi Internet nội dung và từ khóa nhạy cảm về mặt chính trị hoặc bị họ cho là không phù hợp. Đồng thời các công ty cũng phải tiến hành tự kiểm duyệt nền tảng của họ, thực hiện xóa các bài đăng khiến cho các từ khóa nhạy cảm không thể được tìm kiếm.

Các mạng xã hội phương Tây như Facebook và Twitter đã bị tường lửa chặn từ lâu, người dân Trung Quốc Đại Lục không thể truy cập vào các trang web này nếu không dùng “chui” phần mềm vượt tường lửa.

Giám đốc điều hành của Geo Securities tại Hồng Kông, ông Lận Thường Niệm (Francis Lun) nói với với Washington Post: “ĐCSTQ đã đưa ra các chính sách rất nghiêm ngặt đối với các nhà khai thác Internet, nói với họ những gì phải làm, đặc biệt là những gì không nên làm”.

Ông nói rằng đối với các công ty nước ngoài, vấn đề nằm ở chỗ tại sao họ phải duy trì hoạt động của công ty ở Trung Quốc với lợi nhuận hạn chế và trách nhiệm nặng nề như vậy.

Hơn nữa, các công ty công nghệ nước ngoài đang hoạt động tại Trung Quốc cũng đang phải đối mặt với áp lực từ quốc gia của họ. Một số dân biểu Hoa Kỳ đã chỉ trích LinkedIn vì đã kiểm duyệt thông tin cá nhân của các nhà báo Mỹ ở Trung Quốc. Yahoo từng bị các thành viên của Quốc hội Hoa Kỳ chỉ trích nặng nề vì đã chuyển giao dữ liệu của hai nhà bất đồng chính kiến ​​Trung Quốc cho chính quyền Bắc Kinh vào năm 2007, khiến họ phải ngồi tù.

Ngược lại, công ty thời trang Hennes & Mauritz bởi vì bày tỏ lo ngại về các cáo buộc cưỡng bức lao động ở Tân Cương đã trở thành mục tiêu của một cuộc tẩy chay vào tháng Ba, doanh số bán hàng sụt giảm. 

Do chính sách biên giới khép kín của ĐCSTQ, nhiều công ty đa quốc gia nước ngoài cũng gặp trở ngại trong việc tuyển dụng nhân viên mới hoặc tiếp nhận các giám đốc điều hành đến thăm công ty ở Trung Quốc.

Điều này có ý nghĩa gì đối với người dùng Internet ở Trung Quốc?

Khi các công ty công nghệ nước ngoài chọn rút khỏi Trung Quốc, người dân ở quốc gia sẽ có ít lựa chọn hơn về mạng xã hội và quyền truy cập nội dung.

Người dùng Trung Quốc chỉ có thể sử dụng mạng riêng ảo VPN (phần mềm vượt tường lửa) để che giấu vị trí trên Internet của họ nhằm tránh các hạn chế về mạng.

p2938502a468884974 ss
Hình ảnh Trần Vũ Trấn tay cầm “Thông báo nghĩa vụ đối với người được bảo lãnh chờ xét xử” ở bên ngoài cơ quan công an. Vấn đề liên quan đến việc anh này chia sẻ phần mềm vượt tường lửa cho bạn bè. (Nguồn ảnh: Trần Vũ Trấn cung cấp / RFA).

Các trường đại học phương Tây danh tiếng cũng rút khỏi Trung Quốc

Trường Cao đẳng Westminster là một trong những trường danh giá hàng đầu Vương quốc Anh vốn có kế hoạch mở hàng loạt trường cao đẳng tại Trung Quốc. Tuy nhiên, trường đã quyết định hủy bỏ kế hoạch này. Đây là một trong những ví dụ về sự đảo ngược nổi bật nhất trong quá trình mở rộng nhanh chóng nền giáo dục quốc tế của Trung Quốc bởi sự đàn áp ngày càng nghiêm trọng từ chính quyền.

Tuần trước, trường Cao đẳng Westminster cho biết: “Trung Quốc (ĐCSTQ) đã đưa ra một số quy định giáo dục mới, điều này sẽ ảnh hưởng đến sự vận hành của ngôi trường mới mở ở Thành Đô…. Nó có thể không được cấp giấy phép hoạt động theo mô hình dự kiến ban đầu”.

Quy định mới cấm các chương trình giảng dạy nước ngoài trong các trường học từ mẫu giáo đến lớp 9 (K-9). Điều đó có nghĩa là các trường quốc tế phải dạy các khóa học giống như các trường công lập của Trung Quốc. Tất cả các trường tư thục hiện phải “tuân theo sự lãnh đạo của ĐCSTQ”, điều này tạo cơ sở để Bắc Kinh giám sát chặt chẽ hơn việc học của trẻ em.

Các quy định mới này cũng đồng thời cấm các tổ chức nước ngoài sở hữu hoặc kiểm soát bất kỳ trường K-9 tư thục nào, yêu cầu thành viên hội đồng trường phải là người Trung Quốc và cố gắng điều chỉnh học phí đắt đỏ.

Ông Stephen Spriggs, giám đốc điều hành của công ty tư vấn William Clarence Education, dự đoán rằng sắp tới sẽ có thêm nhiều trường học của Anh rút khỏi Trung Quốc và chuyển mục tiêu tới các quốc gia “có nền chính trị ổn định hơn”.

Theo Diệp Tử Vi/ Epoch Times

Xem thêm: