Bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc gần đây đã ban hành các quy định mới để thu hút người dân báo cáo cái gọi là hành vi “gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia”. Các nhà phân tích cho rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đang bị mắc kẹt trong những khó khăn cả trong và ngoài nước, tiếp tục thực hiện khủng bố trắng đối với người dân Trung Quốc. Tuy nhiên, thủ đoạn này không dọa được người dân Trung Quốc.

shutterstock 531949564
(Ảnh: Romas_Photo/ Shutterstock)

Theo tài khoản WeChat của “Nhật báo Pháp trị” thuộc Ủy ban Chính trị Pháp luật Trung ương ĐCSTQ đưa tin, Bộ An ninh Quốc gia ĐCSTQ hôm 1/6 đã ban hành “Biện pháp khen thưởng đối với công dân tố cáo hành vi nguy hại an ninh quốc gia”, và bắt đầu được thực thi trong cùng ngày. Hồng Kông cũng đưa ra chế độ tố cáo tương tự.

Quy định mới lần này khuyến khích công chúng tố cáo theo bất kỳ cách nào, và cũng có thể tố cáo bằng tên thật. Các cơ quan an ninh quốc gia cũng đưa ra mức thưởng cao, chia thành 4 mức, mức thấp nhất là dưới 10.000 nhân dân tệ và cao nhất là trên 100.000.

Trước đó, năm 2017, Cục An ninh Quốc gia thành phố Bắc Kinh đã đưa ra quy định treo thưởng tố cáo với mức 500.000 nhân dân tệ.

Phân tích: ĐCSTQ rơi vào nguy cơ trong và ngoài nước, tạo ra khủng bố trắng

Kể từ đầu năm nay, ĐCSTQ đã bị rơi vào một cuộc khủng hoảng trong và ngoài nước. Trong nước (tại Trung Quốc), chính quyền đã thực hiện chính sách “zero COVID”, nhiều nơi do phong tỏa trong thời gian dài đã gây ra những thảm họa thứ cấp nghiêm trọng, sự oán thán của người dân sôi sục. Sinh viên ở nhiều trường học ở Bắc Kinh, người dân ở nhiều nơi ở Thượng Hải đã phát động các cuộc biểu tình; ngoài ra, đấu đá nội bộ của ĐCSTQ đang diễn ra kịch liệt, thông tin về “lật đổ Tập” liên tiếp được lan truyền ra ngoài. Trên bình diện quốc tế, sự bành trướng và chính sách ngoại giao chiến lang của ĐCSTQ đã bị Mỹ và các nước phương Tây chặn.

Nhà bình luận độc lập tại Trung Quốc Đại Lục Ngô Đức nói với Epoch Times rằng: “Với sự phát triển của các cuộc khủng hoảng bên trong và bên ngoài khu vực thống trị của ĐCSTQ, ngày càng có nhiều sự bất mãn trên Internet, ĐCSTQ có chút không dập tắt được và không thể xóa hết được những sự bất mãn này. Vì vậy, ĐCSTQ muốn mở rộng quy mô của các cuộc săn lùng phù thủy, khuyến khích các ‘phấn hồng’ tố cáo những nhân sĩ dám lên tiếng trên mạng internet.”

Ông Ngô Đức nói, quy định mới về tố cáo này có lẽ là từ Bắc Kinh mở rộng ra toàn quốc, “Điều này không khác gì khuyến khích toàn dân săn phù thủy, tạo ra hiệu ứng ve sầu mùa đông, khủng bố chính trị trắng.”

Học giả chính trị Trung Quốc Trần Đạo Ngân, nói với Đài Á Châu Tự Do rằng, người cầm quyền cảm thấy bất an vì lo sợ về sự bất ổn của chế độ và phản ứng bằng những phương pháp cực đoan.

Ông cho rằng việc ban hành văn bản là nhắm đến nội bộ, là hướng đến mục tiêu kiểm soát nội bộ nhiều hơn. Nó thực sự là để khuyến khích mọi người đấu đá và tố cáo lẫn nhau, từ đó đạt được sự an toàn thống trị.

“Bắt gián điệp” là công cụ của ĐCSTQ để đàn áp người dân và thanh trừng nội bộ đảng

Bất cứ khi nào có cuộc khủng hoảng cầm quyền trong ĐCSTQ, nội bộ đảng này bèn phát động một chiến dịch “bắt gián điệp”. Nhà bình luận về các vấn đề thời sự Đường Tĩnh Viễn, nói với Epoch Times rằng ngay từ thời Mao Trạch Đông, ĐCSTQ đã phát động chiến dịch “bắt gián điệp” để “phòng kẻ phản bội, phòng gián gián điệp”. Cái gọi là “bắt gián điệp” được thực hiện trên khắp đất nước. “Trên thực tế, khi ĐCSTQ đang đối mặt với cuộc khủng hoảng nội bộ nghiêm trọng, đó là một phương pháp để chuyển hướng trọng tâm của các cuộc xung đột công khai.”

Ông Đường Tĩnh Viễn nói: “Thủ pháp này đã được ĐCSTQ sử dụng nhiều lần. Mục đích thông qua khuyến khích mạnh mẽ những người tố giác để ngăn chặn và giải thể tất cả các yếu tố có thể dẫn đến tụ tập đông người và gây ra các sự kiện có tính quần thể. Đồng thời cũng thông qua thủ pháp này để tạo ‘nguyên tử hóa’ mối quan hệ giữa mọi người với nhau, mỗi người đều tự cảm thấy có nguy cơ và đề phòng lẫn nhau, điều này có lợi cho việc củng cố sự thống trị của ĐCSTQ.”

Về nội bộ ĐCSTQ, ông Đường Tĩnh Viễn cho rằng: “Chiến dịch truy bắt gián điệp cũng đã trở thành một công cụ tàn ác và hiệu quả trong đấu đá nội bộ. Người ‘gián điệp’ lớn nhất bị bắt trong lịch sử ĐCSTQ là Chủ tịch ĐCSTQ Lưu Thiếu Kỳ.”

Ông Lý Chính Tu, Phó nghiên cứu viên tại Quỹ Nghiên cứu Chính sách Quốc gia Đài Loan, nói với Epoch Times: “ĐCSTQ hy vọng có thể ngăn chặn các quan chức tiết lộ bí mật nhà nước, bởi nó có thể làm cho Tập Cận Bình mất hết mặt mũi. Điều này liên quan đến đấu tranh phe phái trong đảng, nhưng quy định mới này về cơ bản không thể tạo ra hiệu ứng răn đe.”

Về việc Bộ An ninh Quốc gia trọng thưởng khi tố cáo “hành vi gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia”, ông Đường Tĩnh Viễn nói: “Thực tế, đó là một bản sao của chiến dịch ‘bắt gián điệp’. Đây là một công cụ và phương tiện quan trọng để nhà cầm quyền ĐCSTQ đàn áp người dân và thanh trừng nội bộ đảng trước những khó khăn trong và ngoài nước.”

Gián điệp là một trong những gen của ĐCSTQ, người dân đang tỉnh ngộ

Nhà bình luận các vấn đề thời sự Vương Hách đã phân tích với Epoch Times về 3 lý do khiến ĐCSTQ kích động tố cáo. 

Ông nói, trước tiên, ĐCSTQ khuyến khích báo cáo trong suốt toàn bộ lịch sử của mình. “Gián điệp” là một trong 9 nhân tố di truyền của ĐCSTQ, và nó sẽ được điều chỉnh tùy theo tình hình thực tế. Bởi vì Đại hội toàn quốc lần thứ 20 của ĐCSTQ hiện là hoạt động chính trị cốt lõi của ĐCSTQ, Bộ An ninh Quốc gia hiện đang tham gia vào việc này, đó là một tuyên bố chính trị, và nó là một việc thực hiện theo tình thế.

Thứ hai, đó là biểu hiện của sự sợ hãi của ĐCSTQ. Cái gọi là “hành vi gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia” cần được hạn chế nghiêm ngặt về mặt pháp luật, nhưng ĐCSTQ đã khái quát hóa nó. Ví dụ, khi bác sĩ Lý Văn Lượng nói sự thật về dịch bệnh ở Vũ Hán, nó cũng được coi là “gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia”.

ĐCSTQ coi người dân là kẻ thù, và cái gọi là “gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia” có thể xảy ra ở khắp mọi nơi, ĐCSTQ tự dọa chính mình nên ngủ không ngon.

Thứ ba, bản thân ĐCSTQ sợ hãi, và nó cũng tạo ra sự sợ hãi cho người dân. Xâm nhập, ly gián, và làm tan rã là những cách làm lâu nay của ĐCSTQ. Nó coi người dân là kẻ thù, và yêu cầu mọi người phải nghi ngờ, tố cáo và sợ hãi lẫn nhau. Khi mọi ai cũng cảm tự cảm thấy nguy cơ, thì ĐCSTQ đã đạt được mục đích của mình.

Tuy nhiên, ông Vương Hách cho rằng dù có những “tiểu phấn hồng” (thanh niên yêu ĐCSTQ mù quáng) bị lừa, nhưng nhìn chung dư luận vẫn tỏ ra phản cảm trước hành vi tố cáo này. Trong bối cảnh chính trị hiện tại, mặc dù ĐCSTQ rất khép kín và không có nhiều thứ có thể được tiết lộ một cách công khai, nhưng tuyệt đại đa số mọi người đều hiểu rõ điều đó trong lòng.

Ông cho rằng các phương thức đe dọa của ĐCSTQ không còn có thể khiến người dân Trung Quốc sợ hãi, ngày càng có nhiều người tỉnh táo, ngày càng có nhiều người dám lên tiếng và phản kháng. Hiện tại, gần 400 triệu người đã thoái khỏi ĐCSTQ trên trang web của Epoch Times, và làn sóng thoái ĐCSTQ đang đánh đổ nền móng của ĐCSTQ.