Khi Hoa Kỳ truy cứu trách nhiệm của Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) về nguồn gốc của virus, Trung Quốc dường như đang rơi vào tình trạng chưa đánh đã loạn. Trước đây, chuyên gia Trương Văn Hồng tại Thượng Hải đã gợi ý rằng chúng ta nên học cách sống chung với virus. Gần đây, ông Cao Cường, cựu Bộ trưởng Bộ Y tế của ĐCSTQ, đã chỉ trích điều này dù không chỉ mặt điểm tên. Các chuyên gia trong giới chức ĐCSTQ hiếm khi xuất hiện tình trạng đấu đá nội bộ. Điều này làm dấy lên các cuộc thảo luận sôi nổi trong cộng đồng cư dân mạng.

Van hong
Ông Trương Văn Hồng (Zhang Wenhong) – Chủ nhiệm Khoa Bệnh truyền nhiễm Bệnh viện Hoa Sơn thuộc Đại học Phúc Đán (Ảnh: chụp màn hình video)

Ngày 7/8, ông Cao Cường, Tổng cố vấn của Hiệp hội Kinh tế Y tế ĐCSTQ, kiêm cựu Bộ trưởng Bộ Y tế, đã đăng một bài viết trên tờ “Nhân dân Nhật báo” của ĐCSTQ, có tên “Việc chung sống với virus không bao giờ khả thi.” Ông bày tỏ sự ngạc nhiên khi một số chuyên gia đề nghị nước này cân nhắc đến chiến lược “chung sống lâu dài với virus.”

Ông cho rằng chiến lược chống dịch của Trung Quốc “là chiến lược ‘bảo hiểm kép’, không mâu thuẫn với việc kiểm soát dịch bệnh chính xác và tiêm chủng rộng rãi. Không phải việc sử dụng vắc-xin miễn dịch quần thể thay thế cho công tác kiểm soát dịch bệnh nghiêm ngặt. Vậy nên càng không thể nói đến việc ‘cùng chung sống với virus’”.

Một số cư dân mạng cho rằng bài viết của ông Cao Cường chỉ trích ý kiến của chuyên gia Trương Văn Hồng. Ông Trương kiến nghị xem xét việc “chung sống lâu dài với virus” và “học cách cùng tồn tại với virus”.

“Tạp chí Kinh tế Hồng Kông” đưa tin rằng bài viết của ông Cao Cường đã trở thành một vũ khí mới cho những người phe cánh tả của ĐCSTQ, nhằm tấn công “học thuyết tồn tại cùng virus.”

Vài ngày trước, nhiều kênh truyền thông nhà nước và một số chuyên gia ở Trung Quốc Đại Lục đã ồ ạt đăng lại bài của ông Cao Cường và chỉ trích ông Trương Văn Hồng. Họ cho rằng “học thuyết tồn tại cùng virus” “chủ nghĩa đầu hàng”, tương đương với việc “bôi nhọ” đất nước.

Ngày 20/7, một nhân viên của sân bay Lộc Khẩu, thành phố Nam Kinh, được phát hiện bị nhiễm một chủng virus biến thể. Từ đó chủng virus biến thể Delta này nhanh chóng lây lan khắp nơi. Tính đến thời điểm hiện tại, dịch đã lan sang hơn một nửa lãnh thổ Trung Quốc.

Ngoài ra, trước sự xuất hiện liên tiếp của các ca bệnh mới tại địa phương, giới chức ĐCSTQ đã áp dụng mô hình ứng phó nghiêm ngặt, như quản lý khép kín đối với các khu dân cư. Điều này đã gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống và công việc của người dân, cũng như sự bất mãn trong dân chúng.

Ngày 29/7, ông Trương Văn Hồng, Giám đốc Khoa truyền nhiễm tại Bệnh viện Hoa Sơn, trực thuộc Đại học Phúc Đán, đã viết trên Weibo, phân tích về làn sóng dịch bệnh mới bắt đầu gần đây ở Nam Kinh.

Ông nói ngày càng có nhiều người tin rằng dịch bệnh không thể kết thúc trong một sớm một chiều, có khả năng nó sẽ không thể kết thúc trong một thời gian dài sắp tới. Đồng thời thế giới phải học cách chung sống với chủng virus này.

Ông cho rằng cần xem xét lại các biện pháp phòng chống dịch bệnh hiện nay. Ông viết: “Những gì chúng ta từng trải qua vẫn chưa phải là điều khó khăn nhất. Những chuyện gian nan hơn đòi hỏi chúng ta cần khôn ngoan khi chấp nhận cùng tồn tại với chủng virus này trong một thời gian dài.”

Nhiều cư dân mạng trên Weibo đã bày tỏ sự ủng hộ đối với ông Trương Văn Hồng. Họ viết: “Bác sĩ Trương ngày càng gặp nguy hiểm vì đã nói ra quá nhiều sự thật.” “Các quan chức hành chính không hài lòng với ông ấy (Trương Văn Hồng)!” “Bác sĩ Trương Văn Hồng nói với mọi người, rằng không thể dựa vào chính phủ, và phải tìm cách khác … Điều này không sai chút nào!”

Ông Trương Văn Hồng là một bác sĩ nổi tiếng về bệnh truyền nhiễm. Ông là giám đốc Khoa truyền nhiễm của bệnh viện Hoa Sơn, trực thuộc Đại học Phúc Đán Thượng Hải, kiêm giáo sư và giảng viên đào tạo tiến sĩ, trưởng nhóm chuyên gia điều trị y tế Thượng Hải về virus corona, phó giám đốc Viện nghiên cứu bệnh gan Thượng Hải. Đồng thời ông cũng là ứng cử viên cho chức danh Chủ tịch Hiệp hội bệnh truyền nhiễm Thượng Hải, kiêm ủy viên ban thường vụ Chi hội Bệnh truyền nhiễm của Hiệp hội y tế Trung Quốc. Ông cũng là một chuyên gia về “nổi tiếng trên mạng Internet” của Đại Lục.

Đổng Lâm Sam, Vision Times

Xem thêm: