Theo truyền thông Hồng Kông đưa tin, sau khi ông Lý Cường được đề bạt vào Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị tại Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ 20, ngôi mộ tổ nhà họ Lý đột nhiên bị đóng cửa, ngôi làng xung quanh cũng bị rào lại bằng lưới sắt. ĐCSTQ luôn rao giảng chủ nghĩa vô thần với thế giới bên ngoài, nhưng hầu như tất cả các quan chức của ĐCSTQ đều “mê tín về phong thủy”.

Ly Cuong
Ngày 13/3/2023, ông Lý Cường, Thủ tướng Quốc vụ viện Đảng Cộng sản Trung Quốc, đã tổ chức một cuộc họp báo cấp cao lần đầu tiên. (Ảnh chụp màn hình video)

Sau khi ông Lý Cường trở thành Thủ tướng Quốc vụ viện Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), tình hình gia đình ông cũng thu hút sự chú ý của dư luận. Gia tộc ông Lý Cường cũng cử nhân viên đặc biệt canh giữ nhà tổ và mộ tổ 24/24 giờ, để ngăn chặn bất cứ ai phá hoại “phong thủy”.

Ngày 11/3, tại Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc, ông Lý Cường đã được “bầu” làm Thủ tướng Quốc vụ viện, với 3 phiếu chống và 8 phiếu trắng.

Ông Lý Cường, 63 tuổi, từ một nhân viên chính phủ cấp dưới tốt nghiệp trường trung cấp kỹ thuật đã trở thành nhân vật số 2 trong ĐCSTQ, chỉ mất 40 năm để đạt đến đỉnh cao của cuộc đời.

Theo thông tin công khai, tháng 7/1959, ông Lý Cường sinh ra trong một gia đình nông dân ở huyện Thụy An, thành phố Ôn Châu, tỉnh Chiết Giang. Tháng 7/1976, ông bắt đầu đi làm khi mới 17 tuổi.

Từ năm 1976 – 1977, ông công tác tại Trạm cơ điện thoát nước thủy lợi quận Mã Tự, huyện Thụy An. Từ tháng 4 – 10/1977, ông được biệt phái công tác tới Phân đội xã Giang Khê, thuộc Đội giáo dục tuyến đường huyện Thụy An.

Từ năm 1977 – 1978, ông làm việc tại Nhà máy Công cụ số 3 của huyện Thụy A. Sau này ông Lý Cường nhớ lại: “Ôn Châu là quê hương của tôi, nơi tôi đã học và sống cho đến năm 19 tuổi.”

Sau khi tiếp tục kỳ thi tuyển sinh đại học, ông Lý Cường học tại trường Cao đẳng Sư phạm Kỹ thuật Nông thôn Chiết Giang từ năm 1978 – 1982. Sau khi tốt nghiệp, ông không tham gia vào công việc chuyên môn, mà chọn làm việc ở huyện ủy (tương đương với thị trấn sau này), bắt đầu con đường quan lộ của mình.

Nhà tổ và mộ tổ của ông Lý Cường được bảo vệ 24/24 giờ mỗi ngày

Ngày 14/3, tờ “Ming Pao” (Minh Báo) của Hồng Kông đưa tin, sau Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ 20 của ĐCSTQ vào năm ngoái, ngôi nhà tổ của gia tộc họ Lý, nơi lẽ ra có thể đến thăm, đột nhiên bị đóng cửa. Xung quanh ngôi làng được rào toàn bộ bằng lưới sắt.

Bất cứ con đường nào dẫn đến nhà tổ đều có người canh giữ ngày đêm, người dân nếu đến gần chụp ảnh sẽ bị xua đuổi. Khu đất bằng phẳng phía trước ngôi nhà cũ được lắp đặt thiết bị giám sát và không ai có thể tiếp cận nó.

Nhiều người dân tiết lộ, trước khi trở thành “lãnh đạo cao nhất” ở Thượng Hải vào năm 2017, ông Lý Cường sẽ về làng vào mùng 3 Tết hàng năm để viếng mộ mẹ ông, bà Nguyễn Tú Liên, trên ngọn núi phía sau nhà tổ.

Họ nói rằng trong số những ngôi mộ trên khắp ngọn núi, “những ngôi mộ được bảo vệ thuộc về gia đình ông Lý Cường.” Người ta nói rằng những ngôi mộ của mẹ ông Lý và tổ tiên của gia tộc họ Lý hiện được bảo vệ 24/24 giờ mỗi ngày, và nghiêm cấm người ngoài tiếp cận.

Ông Lý Cường cảm thấy nhẹ nhõm khi Thượng Hải thoát khỏi bóng đen phong tỏa thành phố vào tháng 6 năm ngoái. Khi đó, ông cũng trở về làng thăm mộ. Những người già trong làng kể rằng ông Lý Cường luôn kín tiếng khi về quê, và thường đi cùng một cảnh sát thường phục.

Về phần người anh trai duy nhất của cha ông (bác ruột), gia đình ông ấy vẫn sống trong làng.

Trên đường Tam Mã Đông, con phố chính của thị trấn Mã Tự, có một dãy nhà nhỏ 4 tầng màu trắng. Nhiều hàng xóm nói rằng nó vẫn là tài sản của cha ông Lý Cường. Trước cổng nhà gắn rất nhiều camera giám sát, một số thiết bị có thể theo dõi và chụp ảnh người qua đường.

Giờ đã gần 90 tuổi, cha ông Lý Cường cũng gắn bó với quê hương hơn, và thường về làng thăm người lớn tuổi và bạn bè cũ.

Người dân khu vực lân cận cho biết, vụ việc xảy ra là do 2 năm trước khu đất này từng bị chặt phá cây cối. Ông Lý Cường cảm thấy ảnh hưởng đến phong thủy, nên sau đó chính quyền đã lắp đặt một lượng lớn camera bảo vệ tại đây.

Tháng 10/2022, sau khi ông Lý Cường được thăng chức vào Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị, ngôi nhà tổ họ Lý, nơi lẽ ra có thể đến thăm, lại đột nhiên bị đóng cửa.

Xung quanh ngôi làng được rào hoàn toàn bằng lưới sắt, bất cứ con đường nào dẫn đến nhà tổ đều có người canh giữ ngày đêm, người dân nếu đến gần chụp ảnh sẽ bị xua đuổi. Khu đất bằng phẳng phía trước ngôi nhà cũ được lắp đặt thiết bị giám sát và không ai có thể tiếp cận nó.

Mộ tổ tiên của Chu Vĩnh Khang bị khai quật trước khi ông “ngã ngựa”

ĐCSTQ luôn rao giảng chủ nghĩa vô thần với thế giới bên ngoài, nhưng hầu như tất cả các quan chức của ĐCSTQ đều “mê tín về phong thủy”. Một số “mãnh hổ” đã bỏ ra số tiền lớn để cải táng, trùng tu phần mộ tổ tiên.

Họ làm việc này với hy vọng bản thân sẽ từng bước thăng quan tiến chức, con đường quan lộ hanh thông, nhưng đều không thoát khỏi kết cục bị “ngã ngựa” (mất chức).

Chu Vĩnh Khang, cựu Bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật của ĐCSTQ, từng đại tu mộ tổ. Nhưng vài năm sau khi mộ tổ bị đào, ông ấy đã “ngã ngựa”.

Theo các báo cáo, vào những năm 1990, Chu Vĩnh Khang, khi đó là Phó Tổng giám đốc của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc, từng nhờ một nhà sư già xem tướng cho mình.

Ông ta được cho biết rằng mình chỉ làm phó, vì có vấn đề về phần mộ của tổ tiên. Chu Vĩnh Khang nhiều lần nói với người nhà phải đại tu mộ tổ. Mộ tổ họ Chu vốn là ngôi mộ được chôn trong rừng dâu. Sau khi mở rộng đã chặt hạ một số cây dâu xung quanh, và trồng 4 cây long não, dựng 3 bia mộ lớn cho tổ tiên và ông bà.

Kể từ đó, sự nghiệp quan trường của Chu Vĩnh Khang rất hanh thông. Mỗi dịp lễ Thanh minh, những người tảo mộ kéo đến như trẩy hội. Hầu hết du khách là các quan chức ĐCSTQ có quan hệ với nhà Chu. Họ không chỉ là quan chức các cấp từ thành phố Vô Tích và các thành phố khác ở Giang Tô, mà còn có cả biển số xe từ Thượng Hải và cảnh sát vũ trang.

Sau đó, vì có quá nhiều người tảo mộ, chính phủ đã xây dựng một bãi đậu xe nhỏ bên con đường phía bắc của làng Tây Tiền Đầu. Bên ngoài là những bức tường đá cao nửa mét, bao quanh thành hình tròn, chiếm diện tích rộng hơn 120m2.

Bên trong lát bằng gạch xanh. Phía sau 4 ngôi mộ lớn trồng hơn 10 cây tùng bách, trông rất uy nghiêm. Ngoài ra, một đại lộ bê tông được xây riêng dẫn thẳng đến nhà tổ của Chu Vĩnh Khang, được đặt tên là “Đại lộ Vĩnh Khang”.

Hơn 10 năm trước, vợ cả của Chu Vĩnh Khang và mẹ ông đã khóc rất to trước mộ tổ họ Chu, sau đó người vợ “không may” qua đời trong một vụ tai nạn xe hơi. Có người nói rằng “lão hổ” Chu Vĩnh Khang thích người mới, ghét bỏ người cũ, nên đã ra tay tàn độc.

Vào một đêm mưa mùa thu năm 2009, sau khi Chu Vĩnh Khang trở thành Ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị của Ủy ban Trung ương, người ta bất ngờ phát hiện ra một cái hố lớn đã được đào trong phần mộ của gia đình họ Chu.

Không chỉ cảnh sát Vô Tích hoang mang, mà Cục Công an tỉnh Giang Tô, Cục Công an Thượng Hải, thậm chí Bộ Công an đã huy động lực lượng cảnh sát điều tra nhưng không phá được vụ án.

Sau này, có người giải thích rằng việc Chu Vĩnh Khang “ngã ngựa” có liên quan đến phong thủy phần mộ tổ nhà họ Chu bị phá hoại trước đó. Tháng 12/2013, Chu Vĩnh Khang bị chính quyền ĐCSTQ điều tra nội bộ. Ông ta bị cách chức vào ngày 29/7/2014, và bị kết án tù chung thân vào ngày 11/6/2015.

Ngoài Chu Vĩnh Khang, ông Lưu Chí Quân (Liu Zhijun), Bộ trưởng Bộ Đường sắt của ĐCSTQ và ông Lý Xuân Thành (Li Chuncheng), Phó Bí thư Tỉnh ủy Tứ Xuyên, cũng từng di chuyển phần mộ tổ trước khi họ “ngã ngựa”.

Năm xưa, Chu Vĩnh Khang vì tích cực tham gia bức hại Pháp Luân Công, nên được ông Giang Trạch Dân trọng dụng, từ đó buớc vào trung tâm quyền lực của ĐCSTQ – Bộ Chính trị.

Ngày 20/7/1999, tập đoàn Giang Trạch Dân phát động cuộc đàn áp và bức hại nhắm vào các học viên Pháp Luân Công. Cuộc bức hại này khiến rất nhiều người dân lương thiện tại Trung Quốc Đại lục phải lâm vào cảnh khổ nạn.

Để đẩy mạnh chính sách bức hại, tập đoàn Giang Trạch Dân đã thành lập “Phòng 610” vào ngày 10/6/1999. Văn phòng này giống như tổ chức khủng bố Gestapo của Đức Quốc xã, “Phòng 610” được thành lập tại các đơn vị và chính quyền các cấp khắp Trung Quốc, thao túng các cơ quan công an, viện kiểm sát và tòa án để bức hại người tập Pháp Luân Công.

Năm 2007, Chu Vĩnh Khang trở thành người đứng đầu “Phòng 610” và tiếp tục đẩy mạnh chính sách bức hại người tập Pháp Luân Công, cùng những nhân sĩ hoạt động nhân quyền và những người bất đồng chính kiến.

Nghiêm trọng hơn, dưới sự dung túng và chỉ đạo của Giang Trạch Dân, Chu Vĩnh Khang cùng nhiều cơ quan như quân đội, cảnh sát vũ trang đã tham dự vào việc mổ sống lấy nội tạng của người tập Pháp Luân Công.

Ngày 19/5/2016, Tổ chức Thế giới Điều tra về bức hại Pháp Luân Công đã công bố một báo cáo dài hơn 210.000 chữ chứng minh có kho nội tạng sống khổng lồ ở Trung Quốc, nguồn gốc chủ yếu là từ học viên Pháp Luân Công.

Bình Minh (t/h)