Ngày 30/6, tại chi nhánh Hội nghị Thượng đỉnh Tự do Tôn giáo Quốc tế năm 2022 ở Washington, D.C, Hoa Kỳ, một thiếu nữ người Hoa đang trình chiếu trên bục. Với nụ cười hạnh phúc trên khuôn mặt, cô giới thiệu với mọi người: “Đây là bài thơ líu lưỡi do cha tôi viết (trong trại lao động), là món quà sinh nhật của ông ấy dành cho tôi, và là món quà sinh nhật đẹp nhất mà tôi từng nhận được …” Nói đến đây, cô nghẹn lại.

id13777145 Screen Shot 2022 07 09 at 8.45.34 AM 600x400 1
Năm 2008, cha của Uông Minh Huệ đã gửi cho con gái một món quà sinh nhật đặc biệt – bài thơ “líu lưỡi” từ trại lao động. (Ảnh: Uông Minh Huệ)

Cô gái đành phải dừng lại một chút trước khi tiếp tục: “Ông ấy đã dồn rất nhiều tâm tư và tình cảm trong mỗi bức thư… Có lẽ, đây là cách duy nhất để ông ấy có thể hoàn thành nghĩa vụ làm cha của mình……”

Bên dưới, nhiều khán giả mắt đỏ hoe, đưa tay gạt đi những giọt nước mắt…

Cô gái có tên Uông Minh Huệ đến từ Quảng Châu, Trung Quốc, hiện đang là sinh viên Đại học California, Berkeley.

Những gì cô cho mọi người thấy là món quà sinh nhật mà cô ấy nhận được khi 8 tuổi ở Trung Quốc Đại Lục. Món quà đặc biệt này không chỉ mang đậm tình yêu thương của người cha, mà còn mang những dấu ấn khó phai mà gia đình Uông Minh Huệ lưu lại trong 10 năm qua ở Trung Quốc Đại Lục.

id13777148 Screen Shot 2022 07 09 at 8.52.15 AM 566x400 1
Uông Minh Huệ tại Hội nghị Thượng đỉnh Tự do Tôn giáo Quốc tế năm 2022. (Ảnh: Lý Thần / Epoch Times)

Kỷ niệm đau đớn khi “lần đầu tiên” gặp mẹ

Kể từ khi sinh ra mẹ, Uông Minh Huệ và cha mẹ cô đã phải trải qua nhiều khó khăn mà lẽ ra cô không nên chịu đựng.

Cha mẹ của Uông Minh Huệ đều là những người tu luyện Pháp Luân Công, một môn tu luyện Phật gia dựa trên nguyên lý “Chân, Thiện, Nhẫn”, gồm 5 bài công pháp, được nhiều người ưa chuộng vì tác dụng thần kỳ trong việc trừ bệnh và rèn luyện sức khỏe.

Trước năm 1999, theo thống kê nội bộ của Bộ Công an Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), số học viên Pháp Luân Công lên tới 70 triệu – 100 triệu người, vượt quá con số 60 triệu thành viên của ĐCSTQ vào thời điểm đó. Tháng 7/1999, lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) lúc bấy giờ là Giang Trạch Dân, đã ra lệnh tiêu diệt Pháp Luân Công trong vòng 3 tháng, và đàn áp nghiêm trọng những người kiên trì tu luyện.

Vì muốn nói lời công bằng cho Pháp Luân Công, mẹ của Uông Minh Huệ, bà Đặng Di, và chồng bà là ông Uông Hồng Phát đã đến Bắc Kinh thỉnh nguyện khi bà đang mang thai 8 tháng. Kể từ đó, cả hai người đều bị cảnh sát đưa vào danh sách đen, và buộc phải sống lưu vong.

Uông Minh Huệ đã được ba mẹ gửi cho ông bà ngoại trông nom trong giai đoạn 1 đến 5 tuổi để có được cuộc sống ổn định. Khi Minh Huệ được 5 tuổi, cha cô đã đến đón cô, cô thậm chí còn không nhận ra cha mình.

Lần đầu tiên cô nhìn thấy mẹ mình là vào năm 2005, khi bà bị bắt vào trung tâm tẩy não ở Quảng Châu.

“Bà ấy bị còng tay vào ghế, trong miệng cắm một ống nhựa dày. Nhiều người vây quanh bà. Bà ấy bị bức thực bởi thứ chất lỏng có mùi hôi, trông rất đau đớn.”

Trong nhà tù đen tối của ĐCSTQ, “bức thực” không phải là một thuật ngữ y tế. Việc bức thực trong y tế ban đầu là nhằm cứu sống những người không thể ăn uống bình thường. Nhưng trong nhà tù hắc ám của ĐCSTQ, “bức thực” là một hình thức tra tấn mang tính ép buộc và tàn ác, có thể dẫn đến tử vong bất cứ lúc nào.

Theo thống kê chưa đầy đủ từ trang Minghui.org năm 2010, có ít nhất 358 học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc Đại Lục đã chết do bị bức thực. Thức ăn mà cảnh sát đưa cho các học viên Pháp Luân Công gồm: Nước muối đậm đặc, nước ớt cay, nước tỏi, dầu mù tạt, nước tiểu của người, nước phân, rượu nồng độ cao, và thậm chí cả những loại thuốc không rõ nguồn gốc phá hủy hệ thần kinh.

Nhìn thấy mẹ bị bức thực, cô bé Uông Minh Huệ sợ hãi và không thể hiểu nổi chuyện gì đang xảy ra.

“Lúc đó, tôi sợ quá, bèn khóc thét lên, không muốn lại gần mẹ. Sao mẹ tôi lại thành ra thế này?”

Sau này, cha giải thích với tôi rằng:

“Thủ đoạn của họ (ĐCSTQ) là như thế, khiến người mẹ cảm thấy rằng chính vì cô ấy không từ bỏ đức tin của mình, mà khiến gia đình đau khổ như thế này, khiến đứa trẻ khóc như thế này. Vì không từ bỏ đức tin của mình, sẽ không được đoàn tụ với con gái.”

Uông Minh Huệ dần thấu hiểu nỗi thống khổ mà mẹ cô phải chịu đựng.

Cô từng viết về trải nghiệm này: “Đối với mẹ tôi, mỗi lần bức thực là một lần trải nghiệm cận tử và nó rất đau đớn.”

“Đối với mẹ tôi, (lợi dụng tình thân ép buộc) là sự tra tấn cả về tinh thần lẫn thể xác. Lúc đó bà đã tuyệt thực hơn 1 tháng, cơ thể rất yếu”.

Cô nói: “Khi thể xác bị tra tấn đến như vậy, mà còn hành hạ về tinh thần như thế, nhằm khiến bà từ bỏ đức tin của mình.”

Năm 2005, Uông Minh Huệ gặp lại mẹ mình tại trung tâm tẩy não và ở với bà vài ngày. “Khi rời đi, tôi đã kéo mẹ tôi và muốn mẹ cùng đi, nhưng họ không để bà đi.” “Tôi nhớ tôi đã khóc xé ruột xé gan.”

Pháp Luân Công là gì, trong lòng cô có rất nhiều câu hỏi. Cha nói với cô: Trước cuộc bức hại, vào mỗi buổi sáng, với tiếng nhạc du dương, các học viên Pháp Luân Công luyện công trong các công viên lớn nhỏ khác nhau ở thành phố Quảng Châu. Động tác của họ rất chậm rãi và uyển chuyển, sau khi luyện công, họ dọn dẹp sạch sẽ rồi mới đi làm.

Từ nhỏ, cha của Uông Minh Huệ đã ốm yếu và mắc chứng trầm cảm, nhiều lần ông phải vào bệnh viện phẫu thuật. Vì sức khỏe không tốt, nên ông vô cùng tự ti. Sau khi tu luyện Pháp Luân Công, cơ thể ông đã hồi phục và toàn bộ tinh thần cũng mang một diện mạo mới.

Uông Minh Huệ rất tiếc nuối vì cô không thể tận mắt chứng kiến ​​Pháp Luân Công đã được truyền bá ở Trung Quốc như thế nào trước cuộc bức hại.

Trong cuộc bức hại này, cô đã lớn lên với nỗi sợ hãi, và cha mẹ cô luôn lần lượt bị ĐCSTQ bắt giữ.

Cha bị bắt và món quà sinh nhật từ trại lao động cưỡng bức

Năm 2007, trước Thế vận hội Bắc Kinh, ông Uông Hồng Phát, cha của Uông Minh Huệ, đang giảng dạy tại Trường Cao đẳng Nghề Xây dựng Đô thị Quảng Châu. Ông ấy đã nói với một giáo viên khoa máy tính cùng trường sự thật về cuộc bức hại Pháp Luân Công, nhưng lại bị tố cáo.

Nhằm bức hại Pháp Luân Công, ĐCSTQ đã tung ra bộ máy tuyên truyền trên các kênh truyền thông quốc gia, bôi nhọ Pháp Luân Công, và bày đặt vụ án giả “Tự thiêu ở Thiên An Môn, làm dấy lên lòng căm thù Pháp Luân Công trong lòng những người không biết sự thật, và đã đẩy các học viên Pháp Luân Công sang phía đối lập của xã hội.

Vụ “Tự thiêu Thiên An Môn” được cộng đồng quốc tế nhìn nhận là trò lừa bịp thế kỷ. Tuy nhiên, nhiều người Đại Lục đã bị lừa dối bởi những lời dối trá ấy. Để vạch trần những lời vu khống này và làm sáng tỏ sự thật, các học viên Pháp Luân Công Đại Lục đã phải trả một cái giá không thể tưởng tượng nổi.

Lần này, khi cha của Uông Minh Huệ bị cảnh sát bắt đi, gia đình ông cũng không biết ông bị đưa đi đâu.

Cô nói: “Mẹ tôi và tôi đã đi rất nhiều nơi, hỏi thăm nhiều ban ngành thì mới biết cha tôi bị đưa vào một trại lao động vùng ngoại ô hẻo lánh.”

“Trong thời gian đó, ông tôi vừa đau buồn vừa tức giận. Năm 2008, ông qua đời vì căn bệnh ung thư gan. Đến khi ông mất, cha tôi cũng không được gặp mặt ông lần cuối.”

“Tôi (cũng) không gặp được cha tôi, họ không cho phép vào tù thăm. Làm sao cha tôi biết được rằng ông tôi đã chết, tất cả là nhờ những bức thư…”

Viết thư là cách duy nhất để liên lạc với cha tôi vào thời điểm đó. Mẹ của Uông Minh Huệ cũng muốn con gái viết nhiều thư hơn, vì những bức thư mà cô ấy tự viết có thể sẽ không được chuyển đến.

id13777216 Screen Shot 2022 07 09 at 10.30.13 AM 304x400 1
Uông Minh Huệ đã viết thư và gửi thiệp cho cha cô trong trại lao động. (Ảnh: Uông Minh Huệ)
id13777219 Screen Shot 2022 07 09 at 10.32.32 AM 301x400 1
Uông Minh Huệ đã viết thư và gửi thiệp cho cha cô trong trại lao động. (Ảnh: Uông Minh Huệ)

Uông Minh Huệ nói: “Trong thư, tôi viết về tất cả những thay đổi trong gia đình như tôi đã cao bao nhiêu, tôi nặng bao nhiêu, tôi bị rám nắng vì bơi lội, tăng cân ra sao, học hành như thế nào … Tôi kể cho ông nghe mọi chuyện.”

Không ngờ, tất cả những chi tiết này cha tôi đều nhớ.

“Tôi thấy ông nhớ tất cả. Trước sinh nhật tôi, cha đã viết cho tôi một bài thơ líu lưỡi, và tất cả đều được viết trong đó.”

id13777152 Screen Shot 2022 07 09 at 8.45.34 AM 582x400 1
Năm 2008, cha của Uông Minh Huệ đã gửi cho con gái mình một món quà sinh nhật đặc biệt từ trại lao động — bài thơ líu lưỡi. (Ảnh: Uông Minh Huệ)

Bài thơ líu lưỡi này như sau:

“Gửi Minh Minh:

Ở nhà chỉ thích xem TV?

Cẩn thận không lại thành bé mập;

Học bơi ếch không dễ.

Tiếc thay rám nắng thành “Chocolate”;

“Chocolate” giống cô giáo,

Chỉ ra chữ sai của ba;

Gửi tem, tặng thiệp,

Ba thành đứa trẻ lớn;

Ha ha ha—

Cảm ơn một tấm lòng!

“Cô giáo nhỏ” Chocolate:

Cười xong nói chuyện nghiêm túc,

Năm học mới sắp bắt đầu,

Một vài chuyện chớ quên:

Đừng nằm xem TV,

Không lại giống với mẹ Đặng Di;

Ăn uống phải điều độ,

Không ham ăn tục uống;

Thường ngày học hành, cần nỗ lực thêm,

Vui chơi, giải trí nên vừa phải;

Trọng lễ nghĩa, hiểu đạo lý,

Tăng kiến thức, thêm chí khí.

Thế mới là con gái ngoan của ba mẹ!

Cô giáo nhỏ, con gái ngoan,

Sinh nhật kề, Trung thu đến,

Ba luôn nhớ con!

Thành tâm chúc phúc cho con!”

Uông Minh Huệ nhớ rằng cô ấy đã rất hạnh phúc khi nhận được bài thơ líu lưỡi từ cha mình. Vì mới 8 tuổi nên lúc đó cô không suy nghĩ nhiều.

Trong 1,5 năm ở trại lao động, cha của Uông Minh Huệ đã viết gần 10 bức thư cho cô.

Uông Minh Huệ nói: “Nhiều năm sau, khi đọc lại những bức thư đó, tôi mới nhận ra rằng ông ấy chưa bao giờ nói với tôi về nỗi đau mà ông phải trải qua. Dường như ông luôn tỏ ra lạc quan và nói với tôi rằng đừng lo lắng cho ông. Trong nhiều bức thư, ông xin lỗi đã không trả lời kịp thời, vì lúc đó ‘rất bất tiện’. Khi ấy tôi cũng không nghĩ nhiều về điều đó.”

“Nhưng khi lớn lên và biết được trải nghiệm của ông, mỗi khi nghĩ về ‘những bất tiện’ mà ông nói (trong thư), tôi lại thấy đau lòng. Tôi sẽ nghĩ, những ‘bất tiện’ đó là gì? 16 giờ lao động cưỡng bức mỗi ngày? Bị trói vào ghế hết ngày này qua ngày khác và không được phép nhúc nhích? Liệu ông có bị tra tấn bằng dùi cui điện cao thế không?… Tôi không dám nghĩ nhiều về điều đó”, cô nói.

Những ngày lo lắng chờ ngày mẹ đón từ trường về

Uông Minh Huệ còn nhớ rất rõ cảnh cô lo lắng chờ mẹ đến đón ở trường.

Ở trường tiểu học mà cô theo học tại Trung Quốc Đại Lục, cổng trường là một cánh cổng sắt cao nửa người có thể co giãn, cũng là một phần của tầng 1 của tòa nhà dạy học. Phía trên cánh cổng sắt là tầng 2. Sau khi tan học, một số bạn đứng ở hành lang sau cánh cổng sắt chờ bố mẹ đón về nhà.

Thi thoảng mẹ của Uông Minh Huệ sẽ đến đón cô muộn vì công việc bận rộn. Các bạn nhỏ xung quanh lần lượt được đón về, chỉ còn lại cô ngồi đợi một mình … Ban đầu cô khóc thầm, về sau nức nở, dần dần thì khóc không thành tiếng. Một số giáo viên cảm thấy rất kỳ lạ: Mẹ đến đón muộn một chút mà đã khóc rồi? Con lớn vậy rồi, đừng nghĩ là mẹ con không cần con nữa.

Trong thời gian đó, mẹ của Uông Minh Huệ luôn vội vàng đạp xe từ nơi làm việc này đến nơi làm việc tiếp theo. Bà luôn đạp xe quanh thành phố vì kiếm kế sinh nhai nuôi gia đình.

Các cô không hiểu nỗi sợ hãi trong lòng Uông Minh Huệ. Cô nói: “Các cô ấy không biết, tôi đã sợ hãi như thế nào khi họ (cảnh sát) bắt mẹ tôi đi. Khi đó tôi đã không thể gặp cha mình … Mẹ đến muộn một chút, là trong đầu tôi sẽ tưởng tượng ra rất nhiều chuyện … Trong đầu tôi sẽ xuất hiện rất nhiều tình tiết: Có phải mẹ khi đang đạp xe thì bị chặn lại rồi không … “

Những đứa trẻ khác đều vô tư và luôn có cha mẹ đồng hành. Nhưng ngay từ khi còn nhỏ, cô đã phải chịu đựng một gánh nặng không thể nguôi ngoai, nên lại càng trân trọng tình yêu thương sâu sắc mà cha mẹ dành cho mình.

Những ngày không có cha ở bên, Uông Minh Huệ thường lấy những bức thư của cha, trong đó có cả bài thơ líu lưỡi ra, đọc đi đọc lại, vừa đọc vừa khóc. “Những bức thư này là nguồn yêu thương duy nhất của cha trong thời gian đó,” cô nói.

Dù đang ở trong trại cưỡng bức lao động, nhưng những bức thư của cha gửi cho cô luôn tràn đầy ánh sáng, ông chỉ bảo ân cần và kể cho cô nghe những câu chuyện tiếu lâm … Những lá thư ấy đã giúp cô thấy được ánh sáng trong những ngày tháng tăm tối ấy.

id13777205 Screen Shot 2022 07 09 at 10.22.01 AM 300x400 1
Bức thư của cha Uông Minh Huệ viết cho con gái mình trong trại lao động. (Ảnh: Uông Minh Huệ)
id13777211 Screen Shot 2022 07 09 at 10.24.59 AM 300x400 1
Bức thư của cha Uông Minh Huệ viết cho con gái mình trong trại lao động. (Ảnh: Uông Minh Huệ)
id13777213 Screen Shot 2022 07 09 at 10.27.20 AM 324x400 1
Bức thư của cha Uông Minh Huệ viết cho con gái mình trong trại lao động. (Ảnh: Uông Minh Huệ)

Cha cô bị bắt lại, gia đình buộc phải lưu lạc

Tháng 1/2011, khi mới ra tù chưa đầy 3 năm, ông Uông Hồng Phát chuẩn bị về quê ăn Tết thì bị bắt lại trong lần kiểm tra an ninh ở ga xe lửa, vì một đĩa CD nói sự thật về Pháp Luân Công được tìm thấy trên người ông.

Vào ngày hết hạn tạm giam, trời mưa nhẹ, Uông Minh Huệ và mẹ đến trại tạm giam để đón cha cô.

Ở đằng xa, nhìn thấy gương cha mặt hốc hác, dáng người tiều tụy bước ra khỏi trại tạm giam, cô không thể chịu đựng được nữa, vừa khóc vừa buột miệng hét lên gọi cha.

“Tôi nhớ rất rõ, mới có 10 ngày mà cảm thấy cha tôi đã trở nên già nua và hốc hác lắm rồi…”

Nhưng cha tôi vừa bước ra khỏi trại tạm giam vài bước, một cảnh sát khác đã đẩy ông vào xe cảnh sát và muốn đưa ông đi.

Uông Minh Huệ liều mạng chạy tới, túm lấy quần áo của cảnh sát, muốn họ buông cha ra … Nhưng cuối cùng, cha cô vẫn bị họ bắt đi.

Cha của Uông Minh Huệ bị đưa đến một trung tâm tẩy não, nhằm buộc ông từ bỏ tín ngưỡng của mình. Ở đó, do bị bức hại nghiêm trọng, huyết áp của ông có đợt từng tăng vọt lên hơn 200. Trung tâm tẩy não không muốn chịu trách nhiệm nên ông được bảo lãnh ra ngoài chữa trị.

Trong giai đoạn này, gia đình Uông Minh Huệ đã phải đưa ra một quyết định khó khăn – bỏ lại tất cả mọi thứ sau lưng, trốn sang Thái Lan và xin tị nạn từ Liên Hợp Quốc.

Năm 2013, Uông Minh Huệ và cha mẹ cô đến Hoa Kỳ như ý nguyện. Những lá thư đó, gồm cả bài thơ líu lưỡi quý giá đó, cũng đến Mỹ cùng cô.

Ngày 30/6/2022, tại chi nhánh của Hội nghị Thượng đỉnh Tự do Tôn giáo Quốc tế Washington, D.C, Hoa Kỳ, Uông Minh Huệ cho biết: “Tôi cảm thấy rất may mắn và biết ơn khi có thể đến Hoa Kỳ sống với cha mẹ mình.”

“Chúng tôi chỉ là một gia đình bình thường. Tất cả những gì chúng tôi muốn là tự do tu luyện Pháp Luân Công và tin vào các nguyên lý ‘Chân – Thiện – Nhẫn’ của Pháp Luân Công, nhưng chúng tôi phải chấp nhận mọi rủi ro để biến nó thành hiện thực.”

“Bất chấp áp lực rất lớn, các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc Đại Lục đã phản bức hại một cách tích cực và ôn hòa, liều cả tính mạng để nói ra sự thật.”

“Vào thời khắc mà tôi nói với các ngài, nhiều người trong số họ đang ở trong phòng giam hắc ám và bị bức hại.”

“Đối với tất cả những người đang sống trong thế giới tự do như chúng ta, chí ít điều chúng ta có thể làm là đứng lên và nói cho nhiều người hơn biết sự thật.”

id13777234 Screen Shot 2022 07 09 at 10.48.39 AM 327x400 1
Năm 2019, Uông Minh Huệ tham gia hoạt động phản bức hại Pháp Luân Công ở San Diego, California, Hoa Kỳ. (Ảnh: Uông Minh Huệ)

Theo Minghui.org, trong nửa đầu năm 2022, tại Trung Quốc Đại Lục có 2.707 người tập Pháp Luân Công đã bị bắt cóc và quấy rối. Trong đó, 399 người tập Pháp Luân Công trên 60 tuổi bị bắt cóc và quấy rối, người lớn tuổi nhất là 92 tuổi. Ngoài ra, 943 người đã bị xông vào nhà lục soát và 32 người buộc phải bỏ nhà ra đi.

Đến nay, những kẻ vi phạm pháp luật của ĐCSTQ vẫn đang thực hiện chính sách bức hại Pháp Luân Công, tiêu diệt nhân tính do cựu lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân đưa ra bằng cách “bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính, hủy hoại thân thể”, “đánh chết được coi là tự sát,” và “hỏa táng ngay, không cần điều tra danh tính”.

Ngày 25/4/2022, Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ (USCIRF) đã công bố Báo cáo Tự do Tôn giáo Quốc tế năm 2022. Trong bối cảnh tự do tôn giáo tiếp tục xấu đi ở Trung Quốc, báo cáo kêu gọi Chính phủ Hoa Kỳ mở rộng các biện pháp trừng phạt nhắm vào các quan chức ĐCSTQ và các thực thể liên quan đến cuộc đàn áp tôn giáo.

Bình Minh (t/h)