Bản nghị quyết lịch sử thứ 3 của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã được công bố sau 5 ngày kết thúc Hội nghị Trung ương 6 khóa 19 ĐCSTQ. Trong bản nghị quyết dài hơn 30.000 chữ này, có đến khoảng ⅔ độ dài liên quan đến ông Tập Cận Bình.

Mao Trạch Dông Dặng Tiểu Bình Tập Cận Bình
Từ trái qua: Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình và Tập Cận Bình (Ảnh ghép)

Trong nghị quyết này, số lần xuất hiện tên của những người đứng đầu ĐCSTQ trong 5 nhiệm kỳ cũng ẩn chứa nhiều ý nghĩa. Trong đó, tên của ông Tập Cận Bình xuất hiện 22 lần, Mao Trạch Đông là 18 lần, Đặng Tiểu Bình là 6 lần, Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào chỉ xuất hiện 1 lần. 

Hiển nhiên trong mắt của ông Tập Cận Bình, đưa ra tên của bản thân ông cũng không là vấn đề gì, nhưng địa vị của 4 người Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào giống như số lần xuất hiện tên của họ, có sự khác nhau rất nhiều. 

Ngoài ra, tìm kiếm toàn văn có thể thấy, từ “hạt nhân” xuất hiện tổng cộng 23 lần. Trong đó, chỉ giới thiệu đến Mao Trạch Đông và Tập Cận Bình mới dùng đến 2 chữ “hạt nhân”. Hơn nữa, đối với Mao Trạch Đông chỉ sử dụng hai chữ này 1 lần, trong khi đối với Tập Cận Bình là 7 lần. Việc xử lý những chi tiết này tuyệt đối không phải là tùy ý, mà đã qua sự “dày công thiết kế”. Ngay cả ông Tập Cận Bình cũng đã thừa nhận nhóm phác thảo văn kiện “qua nghiên cứu đắn đo cân nhắc nhiều lần, đã có 547 chỗ sửa đổi đối với bản thảo nghị quyết”.

Rất nhiều người cho rằng bản nghị quyết lịch sử thứ 3 của ĐCSTQ đã làm yếu vị trí của ông Đặng Tiểu Bình mà không để lại dấu vết. 

Ngày thứ 2 sau khi nghị quyết này được công bố (ngày 17/11), tờ “Thời báo Học tập” của Trường đảng Trung ương ĐCSTQ đã đăng bài viết “Cần nêu cao tinh thần cách mạng trong xây dựng Chủ nghĩa xã hội hiện đại hóa”, bài viết này được cho là “hát ngược điệu” với ông Tập Cận Bình. 

Trong bài viết gần 2.200 chữ này, tác giả đã mạnh mẽ tuyên dương quan điểm của ông Đặng Tiểu Bình, liên tục nhắc đến tên ông Đặng 17 lần, đối với tên ông Tập Cận Bình thì chỉ nhắc đến 1 lần mang tính tượng trưng. Tác giả lấy bài phát biểu tháng 12/1980 của ông Đặng Tiểu Bình “Quán triệt phương châm điều chỉnh, đảm bảo an định đoàn kết”, nói rằng đối với con đường về sau có “ý nghĩa gợi mở quan trọng” một cách rõ ràng. Ý của câu này là phát biểu của ông Đặng Tiểu Bình đối với sự chấp chính của ông Tập Cận Bình về sau là có ý nghĩa chỉ đạo quan trọng.

Bài viết này đúng là như quay đầu dội một gáo nước lạnh vào ông Tập Cận Bình. 

Gần đây, điều mà các cơ quan ngôn luận lớn của ĐCSTQ, quan chức các cấp tâng bốc nhiều nhất đối về nghị quyết này chính là cái gọi là “2 xác lập”. Trong đó bao gồm cái gọi là “xác lập địa vị chủ đạo của Tư tưởng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc thời đại mới của Tập Cận Bình”. Tâng bốc đây là “thành quả chính trị quan trọng” từ Đại hội toàn quốc lần thứ 18 của ĐCSTQ đến nay. 

Lúc này, tờ “Thời báo Học tập” đăng một bài viết nói phát biểu của ông Đặng Tiểu Bình “có nghĩa gợi mở quan trọng” cho con đường về sau, không nghi ngờ gì chính là vỗ mặt ông Tập Cận Bình. 

Truyền thông Mỹ: Không phải tất cả truyền thông của đảng đều đăng toàn văn nghị quyết

Đài Á Châu Tự do đưa tin, ngày 16/11, sau khi toàn văn bản nghị quyết lịch sử thứ 3 của ĐCSTQ được công bố, các kênh truyền thông của ĐCSTQ, truyền thông chính thống tại Trung Quốc như Nhật báo Bắc Kinh, Nhật báo Thiên Tân, Nhật báo Trùng Khánh, Nhật báo Giải phóng, Nhật báo Phương Nam, Báo Giải phóng quân, v.v, đều đăng bản nghị quyết này trên trang nhất. 

Mặc dù hình thức sắp xếp trên các tờ báo đảng địa phương như Nhật báo Chiết Giang, Nhật báo Trùng Khánh, Nhật báo Quảng Châu có chút khác biệt với Nhân dân Nhật báo, nhưng cơ bản vẫn là tuân theo chỉ lệnh của chính quyền Bắc Kinh mà hành sự. 

Bản tin của RFA nói, Thời báo Học tập thuộc Trường đảng Trung ương ĐCSTQ không đăng toàn văn nghị quyết lịch sử thứ 3 của ĐCSTQ.

Thông tin công khai cho thấy, Thời báo Học tập được thành lập vào tháng 9/1999, khi ra mắt, tờ báo này do đương nhiệm Tổng bí thư Trung ương ĐCSTQ khi đó là Giang Trạch Dân đặt tên.

Theo giới thiệu, Giang Trạch Dân, Tăng Khánh Hồng, Hồ Cẩm Đào, Tập Cận Bình từng nhiều lần đăng bài viết hoặc bài phát biểu của mình lần đầu tiên trên “Thời báo Học tập”. Hồ Cẩm Đào, Tăng Khánh Hồng từng nhiều lần tiếp kiến toàn thể nhân viên của “Thời báo Học tập” và chụp ảnh chung với họ. 

RFA đưa tin, tờ “Bán Nguyệt Đàm” gần đây từng nhiều lần “hát ngược điệu”với trung ương ĐCSTQ, cũng không đăng toàn văn nghị quyết lịch sử thứ 3 này. 

Ngày 1/6, Tạp chí Cầu thị của ĐCSTQ đăng bài viết của ông Tập Cận Bình “Học tốt ‘tứ sử’, mãi giữ nguyện ban đầu, mãi gánh vác sứ mệnh”, các tờ báo đảng và báo chính thức của chính quyền cũng đăng bài viết này ở vị trí tốt nhất trên trang đầu. Tờ “Bán Nguyệt Đàm” do Bộ Tuyên truyền Trung ương ĐCSTQ ủy thác cho Tân Hoa Xã mở, lại đăng bài viết “Lấy thi cử làm chủ đề, cán bộ có thể lên có thể xuống” ở vị trí trang đầu, khi đó động thái này cũng gây nhiều bàn tán trên mạng.

Trí Đạt (t/h)

Xem thêm: