Vào ngày 9/6, kỷ niệm 3 năm phong trào chống Dự luật Dẫn độ tại Hồng Kông, ca sĩ Hoàng Minh Chí (Namewee) đã đăng tải MV được biên tập lại của bài hát “Beyond The Edge” (Biển trời bao la của chúng ta), trong đó có những cảnh kinh điển như người Hồng Kông xuống đường, cảnh sát bạo lực và bom hơi cay, v.v.

p3152231a372370559
Ca sĩ Malaysia gốc Đài Loan Hoàng Minh Chí (Ảnh: CNA)

Tác phẩm kinh điển “Trái tim Thủy tinh” chế giễu Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) của ca sĩ người Malaysia Hoàng Minh Chí (Namewee – Wee Meng Chee), gần đây đã được đề cử cho Giải Bài hát của năm của Giải Giai điệu Vàng Đài Loan, với hơn 50 triệu lượt xem trên YouTube. Ngoài thành công của mình, Hoàng Minh Chí cũng không quên người Hồng Kông.

Năm 2020, Hoàng Minh Chí ra mắt MV “Beyond The Edge” (Biển trời bao la của chúng ta), một sự tôn vinh dành cho các tác phẩm kinh điển của Beyond. Vì đây là “bài hát chủ đề” mà người Hồng Kông thường hát khi xuống đường đấu tranh cho tự do, và việc Hoàng Minh Chí viết lại lời bài hát mang đầy “yếu tố Hồng Kông” đấu tranh dân chủ, nên đã khiến ca khúc này nhanh chóng bị cấm trên Weibo. Nam ca sĩ Trung Quốc Đại Lục là Phúc Cửu (Fu Jiu), người hát cùng Hoàng Minh Chí cũng buộc phải nhanh chóng cắt đứt liên quan và xin lỗi.

Vào ngày 9/6 năm nay, Hoàng Minh Chí đã đăng tải MV được biên tập lại cho “Biển trời bao la của chúng ta” để kỷ niệm 3 năm phong trào chống dẫn độ ở Hồng Kông, trong đó trực tiếp bao gồm một số lượng lớn hình ảnh chấn động về phong trào chống dẫn độ. “Những năm tháng huy hoàng ấy, giơ cao nắm tay đầy nhiệt huyết/ Chúng ta đã chống chọi qua bao đêm lạnh lẽo vì lý tưởng tự do… Mỗi khi đứng trước bờ vực của sự tan vỡ, sụp đổ và tan rã / Chúng ta vẫn luôn ở tuyến đầu”.

p2951117a292916666
Ngày 9/6/2019, một cuộc đại tuần hành phản đối Dự luật Dẫn độ với khoảng 1,03 triệu người dân Hồng Kông xuống đường. (Ảnh: Pang Dawei / Vision Times)
p2899251a272635091
Người dân Hồng Kông trong phong trào phản đối Dự luật Dẫn độ. (Ảnh:  Pang Dawei / Vision Times)

MV đã biên tập cảnh người Hồng Kông cầm các biểu ngữ như “Chúng tôi không phải là côn đồ” và xuống đường không do dự; cảnh sát chống bạo động bắn nhiều hơi cay vào đám đông, và nam thanh niên bị bắn dội nước rửa đôi mắt đau đớn …

Lời bài hát cũng nhắc nhở mọi người đừng quên đi nỗi đau này, “Chạy hết mình về mục tiêu cuối cùng ở phía xa … Nỗi đau không thể nào quên dù cho thời gian có trôi nhanh như thoi đưa/ Thắp lên nhiệt huyết trong lồng ngực và kiên trì giữ vững.”

Trong lời tri ân dành cho sáng tác thứ hai của Beyond: “Tha thứ cho tôi vì luôn bị thương, gục ngã và không còn nơi nào có thể thoát / Tôi đã tận sức giãy giụa nhưng tôi chỉ có thể gào lên / Con đường phía trước mênh mang diệu vợi, đêm sâu gió lớn, và tôi không thể vượt qua cơn thủy triều này / dang tay ra liệu có thể còn ôm được không”. Lúc này, hình ảnh cho thấy những người mặc quần áo trắng ở Yuen Long lao vào toa tàu điện ngầm và khiến dân chúng bị thương; vòi rồng của cảnh sát bắn ra một tia nước mạnh màu xanh, cuốn trôi thanh niên biểu tình; người Hồng Kông đang nghỉ ngơi trên đường một cách mệt mỏi; Đám đông giơ tay bày tỏ 5 yêu cầu thành lập ủy ban điều tra độc lập để điều tra bạo lực của cảnh sát. MV kết thúc với dòng chữ màu vàng: “Gửi lời kính trọng đến dân chủ tự do Hồng Kông / Ủng hộ Hồng Kông!”.

Dưới sự thực thi “Luật An ninh Quốc gia” của ĐCSTQ ở Hồng Kông, chỉ riêng phát biểu thôi cũng đủ để bị buộc tội, cộng thêm truyền thông độc lập bị tắt tiếng, người dân Hồng Kông không thể xuống đường để kỷ niệm ngày 9/6, ngay cả các báo cáo tin tức và thảo luận cũng chỉ lẻ tẻ. MV của Hoàng Minh Chí đã trở thành một cơ hội và một nền tảng để người Hồng Kông kỷ niệm 3 năm phong trào chống dẫn độ.

Người Hồng Kông xem MV, liên tiếp bày tỏ: “Tôi nghe ướt cả mắt”; “Tôi khóc rồi, mọi người vẫn ổn chứ?”

Có người trả lời, đã 3 năm rồi, “Mỗi một người Hồng Kông thứ thiệt chắc chắn sống không được tốt”. Cũng có một số người nói rằng mỗi lần xem những cảnh quay trong phong trào chống dẫn độ vẫn còn thấy đau lòng.

Một số người Hồng Kông cũng nói về ý định ban đầu của việc xuống đường: “Điều chúng tôi yêu cầu không phải là chúng tôi có thể xuống đường, mà là tôi có thể có các quyền và tự do thực sự của con người mà không cần phải xuống đường để đòi có.” 

Một cư dân mạng khác cho biết, lúc đầu anh ta thực sự nghĩ rằng: “Rút quy định về dẫn độ người sang Trung Quốc Đại Lục” là yêu cầu chính, nhưng sau ngày 12/6, nó dần phát triển thành vấn đề truy cứu bạo lực của cảnh sát, mãi sau này mọi người mới nhận ra “Thực ra là chống dẫn độ cũng vậy, cảnh sát bạo lực cũng vậy, nguyên nhân là do không có chính phủ được bầu cử dân chủ thực sự, vì vậy chúng tôi nhấn mạnh lại ‘quyền phổ thông đầu phiếu kép đối với Trưởng đặc khu và Hội đồng lập pháp’ … Nhưng trong một chính phủ toàn trị, điều này không khác gì việc lấy mạng họ, chính quyền toàn trị sẽ không thể chấp nhận được, vì vậy diễn biến tiếp theo là một vụ va chạm tàu ​​hỏa.”

Có người còn cho rằng so với mục tiêu cuối cùng, điểm kích hoạt của nhiều sự kiện thế giới là nhìn cái lớn từ cái nhỏ đến cái lớn, người Hồng Kông đang tiến gần hơn tới giá trị của nền văn minh. Điều quan trọng là có 1 triệu và 2 triệu người cùng khao khát mục tiêu này, bao gồm cả chống cộng, làm sao nó không quan trọng?

Người Hồng Kông cũng đã cảm ơn Hoàng Minh Chí vì đã tiếp tục nói thay cho Hồng Kông: “Cảm ơn Minh Chí, anh đã không quên người Hồng Kông”; “Tiếng của Hồng Kông ngày càng yếu đi, cảm ơn Namewee”; “Anh ấy thực sự là một người hiếm có và ca sĩ tài hoa mà lại quan tâm đến chính trị”; “Ca sĩ chống độc tài toàn trị”; “Tôi rất thích anh ấy, tài năng và dũng cảm”.

Cũng có những người ở Malaysia và Trung Quốc Đại Lục đã để lại lời nhắn ủng hộ Hồng Kông dưới MV: “Các bạn của nền dân chủ Hồng Kông, cố lên! Thế giới dân chủ đang cổ vũ cho các bạn! Người Trung Quốc dân chủ ở Malaysia ủng hộ nền dân chủ của Hồng Kông!”; “Mặc dù chống bạo chính là gian nan và hiểm trở, nhưng nắng của kỳ vọng tự do dân chủ sẽ không bao giờ tàn. Khi mệt mỏi, hãy nghỉ ngơi, hãy nghỉ ngơi cho những nỗ lực tiếp theo. Cố lên. Chúc phúc cho tất cả các bạn.”