Nhằm ngăn chặn Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đánh cắp bí mật thương mại, chính phủ Hoa Kỳ đang tiếp tục mở rộng giám sát các nhà khoa học Trung Quốc. Ông E.W Priestap – trợ lý giám đốc của Phòng Phản gián FBI cho biết, môi trường giáo dục tự do và cởi mở ở Hoa Kỳ ngày càng bị gián điệp trong giới học thuật Trung Quốc lợi dụng để đánh cắp sở hữu trí tuệ những năm gần đây, đe dọa đến học thuật, kinh tế và quân sự của Mỹ. Nhân viên điều tra của FBI phát hiện ra gián điệp của Trung Quốc tại Mỹ cao hơn nhiều so với các quốc gia khác.

nhantai
“Kế hoạch nghìn nhân tài” do Trung Quốc khởi xướng năm 2008 đã thu hút được rất nhiều nhân tài trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật và những người được đào tạo tại Mỹ (Ảnh: Xinhuanet)

Đài Tiếng nói Hoa Kỳ đưa tin, “Kế hoạch nghìn nhân tài” do Trung Quốc khởi xướng năm 2008 đã thu hút được rất nhiều nhân tài trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật và những người được đào tạo tại Mỹ, mục tiêu là nhằm chuyển giao công nghệ, sở hữu trí tuệ của Mỹ sang Trung Quốc, cuối cùng là giúp công nghệ quân sự và thương mại của Trung Quốc bắt kịp Mỹ.

Theo Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ, năm 2014, một phần tư thông tin nhạy cảm và bí mật của Mỹ đã bị nước ngoài thu thập thông qua các tổ chức học thuật. Trong phiên điều trần quốc hội tháng 4/2018, bà Michelle Van Cleave, cựu lãnh đạo Cơ quan Phản gián Liên bang phát biểu, sự tự do và cởi mở đã khiến Mỹ trở thành “thiên đường của gián điệp”.

Ông E.W Priestap – trợ lý giám đốc của Phòng Phản gián FBI cũng nhận định, hầu hết các giáo sư Mỹ tập trung vào việc giảng dạy và chia sẻ kiến ​​thức. Nhưng môi trường giáo dục cởi mở và tự do này ngày càng bị các cá nhân và quốc gia khác lợi dụng. Thủ đoạn của họ ngày càng tinh vi và không lường trước được hết, đã tạo nên sự đe dọa đối với học thuật, kinh tế, quân sự của Mỹ và làm xói mòn an ninh quốc gia.

Ông Prestap nói rằng, cuộc điều tra của FBI không nhắm vào các dân tộc hay nhóm người cụ thể nào, họ chỉ tập trung vào các hành vi bất hợp pháp. Các nhà điều tra nhận thấy tỷ lệ công dân Trung Quốc tham gia hoạt động gián điệp học thuật cao hơn nhiều so với các quốc gia khác.

Nhằm ngăn chặn hành vi đánh cắp trí tuệ, từ năm 2018 Mỹ đã bắt đầu tiến hành thẩm tra bối cảnh của các nhà khoa học hoặc nhân viên nghiên cứu có liên quan đến Trung Quốc, cho dù họ là công dân Mỹ hay đã có thẻ xanh. Ngoài ra, Mỹ cũng liệt nhiều trường đại học Trung Quốc vào “danh sách đen” hơn.

Hồi tháng Tư, Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã liệt 37 công ty và trường học Trung Quốc vào danh sách “nguy hiểm tiềm ẩn chưa được xác minh” mà các công ty Mỹ cần thận trọng, bao gồm Đại học Nhân dân Trung Quốc, Đại học Đồng Tế (Thượng Hải), Đại học Công nghiệp Quảng Đông, Đại học Giao thông Tây An… Nếu một trường đại học Mỹ muốn thuê giáo sư hoặc nhà nghiên cứu từ các tổ chức nằm trong danh sách này, nhất định phải thẩm tra kỹ và cung cấp được bằng chứng thuyết phục để đảm bảo an toàn.

Minh Ngọc

Xem thêm: