Trong tháng qua, các trường hợp thanh thiếu niên mất tích thường xuyên xảy ra ở nhiều nơi tại Trung Quốc. Trường hợp mất tích mới nhất là em Lưu Áo Thành (Liu Aocheng, 14 tuổi, sống tại Vũ Hán) đã mất tích sau khi xuống cầu thang để vứt rác, cho đến nay vẫn chưa tìm thấy. 

p3247551a778696900
Kể từ tháng 10/2022, đã có nhiều trẻ vị thành niên mất tích trên khắp Trung Quốc. (Nguồn: Weibo)

Hôm 19/11, truyền thông Đại Lục đưa tin, em Lưu Áo Thành, con trai của cô Lý (Li, cư trú ở đường Quang Minh, phố Vũ Hồ Chính, quận Hoàng Bì, thành phố Vũ Hán) hôm 12/11 xuống tầng dưới để vứt rác, không cầm theo điện thoại di động và ví, sau đó đã mất tích. Lưu Áo Thành 14 tuổi, cao 1,7m, hơi béo, có vết sẹo nhỏ trên trán, hiện đang học lớp 9 tại trường trung học Vũ Hồ, quận Hoàng Bì.

Cô Li nói với Jimu News: “Vào khoảng 8:30 phút tối ngày 12/11, sau khi làm xong việc nhà, tôi nhờ cháu giúp tôi xuống nhà đổ rác. Không ngờ đến tận khuya cháu vẫn chưa về.”

Gia đình em Lưu Áo Thành đã đăng thông báo tìm người mất tích nhưng vẫn không nhận được tin tức gì. Hiện người nhà đã gác lại công việc để tập trung tìm kiếm Thành.

p3247552a841516796
Em Lưu Áo Thành mất tích sau khi xuống dưới nhà để đổ rác, người nhà đã gác lại công việc để tìm kiếm. (Ảnh chụp màn hình Weibo)
id13869083 207130161 600x400 1
Em Lưu Áo Thành mất tích sau khi xuống dưới nhà để đổ rác, người nhà đã gác lại công việc để tìm kiếm. (Ảnh chụp màn hình Weibo)

Về vấn đề này, cư dân mạng Đại Lục bình luận: “Trong tháng qua, liên tiếp xảy ra đến mấy vụ mất tích, hơn nữa người mất tích đều là thanh thiếu niên. Lẽ nào là trùng hợp sao? Thực sự nên xem xét việc này nghiêm túc.”

“Tại sao gần đây có nhiều trẻ biến mất như vậy? Rất bất thường! Các bậc phụ huynh hãy chú ý! Tại một thị trấn nhỏ ở huyện, 11 trẻ em từ 12-17 tuổi đã biến mất trong hai tháng.”

“Có bàn tay vô hình nào điều khiển sao? Làm ơn giải quyết vụ án càng sớm càng tốt và cho dư luận biết sự thật, kẻo gây thêm hoang mang… Bây giờ camera giám sát khắp nơi, có lẽ không khó để tìm người.”

“Gần đây xảy ra chuyện gì? Tôi xem mấy tin tức như vậy, hôm qua ở trường học còn xảy ra một vụ mất tích bí ẩn, đứa trẻ ở độ tuổi này căn bản không bị bắt cóc, hoặc là không muốn về nhà, hoặc là bị kiểm soát tự do. Còn một trường hợp nữa chính là xảy ra nguy hiểm về thân thể…?”​

Nhiều cư dân mạng Twitter cũng đang chú ý đến vấn đề này và để lại bình luận: “Gần đây, một lượng lớn thanh thiếu niên ở Trung Quốc đã biến mất. Không biết chính quyền bù nhìn có lời giải thích nào không?”

Một số người dùng Twitter khác nhấn mạnh: 

“Có lẽ liên quan đến cấy ghép nội tạng.”

“Việc thu hoạch nội tạng sống bắt đầu từ [cuộc đàn áp] Pháp Luân Công. Bây giờ có thể không có đủ nội tạng trong khi lợi nhuận quá lớn. Búa liềm đã hướng đến rau hẹ phổ thông, từ sinh viên đại học mất tích đến những cái chết không thể giải thích được và những người trẻ tuổi mất tích.”

Tài khoản truyền thông @TouBanTouTiao trên Twitter đăng một đoạn video giải thích rằng một phóng viên BBC đã đích thân tiến hành một cuộc thực nghiệm, và chứng minh Cục Công an Quý Dương (tỉnh Quý Châu) có thể tìm được một cá nhân trong thời gian 7 phút ngắn ngủi thông qua hệ thống giám sát.

Tài khoản Twitter này đặt nghi vấn: “Câu hỏi đặt ra là tại sao có quá nhiều người mất tích? Đặc biệt là những người mất tích trẻ tuổi? Những người trẻ tuổi nên có điện thoại di động chứ?”

 

Có cư dân mạng Twitter nói: “Lời giải thích duy nhất có thể [của chính quyền] là chặn tin tức trên toàn bộ mạng, sau đó tiêu diệt những người nêu vấn đề, thông qua các thủ đoạn thế này thì sẽ cho xã hội thấy một cảnh an lành bình yên.”

Từ tháng 10 đến nay, các nơi trên khắp Trung Quốc liên tiếp xảy ra hơn 10 vụ thiếu niên mất tích:

Ngày 14/10: Một em nam 15 tuổi ở tỉnh Giang Tây mất tích.

Ngày 23/10: Một cô gái 17 tuổi ở tỉnh Quảng Đông mất tích.

Ngày 31/10: Một bé gái 12 tuổi ở tỉnh Giang Tây mất tích.

Ngày 31/10: Một bé gái 13 tuổi ở tỉnh Hà Nam mất tích.

Ngày 2/11: Một em nam 17 tuổi tỉnh Thiểm Tây mất tích.

Ngày 4/11: Một cô gái 18 tuổi ở tỉnh Cát Lâm đã nhảy cầu trong đêm và mất tích sau khi bị một người đàn ông bám theo.

Ngày 5/11: Một em nam 15 tuổi ở tỉnh Quảng Đông mất tích.

Ngày 5 /11: Một bé gái 15 tuổi ở tỉnh Quảng Đông mất tích.

Ngày 7/11: Một bé gái 12 tuổi ở tỉnh Quý Châu mất tích.

Ngày 15/11: Một em nam 17 tuổi ở tỉnh Tứ Xuyên mất tích.

Theo dữ liệu thống kê của “Sách trắng về số người mất tích ở Trung Quốc (2020)” do Viện nghiên cứu hỗ trợ xã hội Zhongmin và nhóm dự án “Tìm người Toutiao” đồng phát hành, trong năm 2020 số người mất tích ở Trung Quốc lên đến 1 triệu.

Vào ngày 17/2/2020, phụ huynh có con bị mất tích đã cung cấp cho Epoch Times danh sách các sinh viên đại học mất tích ở Vũ Hán, cho thấy có ít nhất 372 người đã mất tích trong những năm gần đây. Tuy nhiên, trước sự mất tích bí ẩn của hàng trăm thanh niên ở Vũ Hán, chính quyền đã giữ bí mật. Trong người dân cũng xuất hiện nhiều tin đồn liên quan. Phụ huynh của học sinh mất tích La Hạo (Luo Hao) cho rằng “có một tổ chức buôn bán nội tạng ở Vũ Hán, và nó đang kiểm soát trẻ nhỏ”, v.v.

Một phụ huynh khác đã tìm con mấy năm nay nói rằng Trung Quốc có nạn buôn bán nội tạng người, bao gồm cả việc bán tim và thận, người hiến tạng có thể bán được hàng triệu nhân dân tệ. Anh nói: “Còn có quan chức thay những nội tạng này, [nội tạng của người bình thường] họ không cần, mà cần [nội tạng] của những người khỏe mạnh, những học sinh 18 tuổi, cũng có người nói rằng sinh viên đại học rất dễ bị lừa.”