Tháng 1/2019, nhờ những nỗ lực không ngừng của Đại sứ quán Pakistan tại Bắc Kinh, cô Zumret Dawut, nữ doanh nhân 38 tuổi người Duy Ngô Nhĩ, cuối cùng đã dẫn theo 3 con nhỏ bỏ trốn khỏi Tân Cương. Hơn 2 năm trở về Tân Cương, cô Zumret đã phải gánh chịu rất nhiều đau khổ. Cô ấy đã bị đưa đến trại cải tạo Tân Cương và bị buộc phải triệt sản. Sau khi được thả, cô ấy đã bị giám sát toàn diện. Những gì đã xảy ra với cô chỉ là một bức tranh thu nhỏ của hàng triệu người Duy Ngô Nhĩ. Dưới sự thống trị khủng bố của Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), hơn 1 triệu người Duy Ngô Nhĩ đã bị đưa đến các trại tập trung, và họ cũng phải chịu đựng nỗi đau giống như cô Zumret.

p2912061a286953926
Cô Zumret cho biết việc bị đánh trong trại là chuyện thường ngày, ai cũng có nguy cơ gặp rủi ro, dẫu chỉ là một chút nghĩa cử cũng bị ban quản lý coi là sự phản kháng. Thông cảm cho những người già yếu, bệnh tật đang bị giam cầm là điều rất nguy hiểm. Những hành động tốt sẽ đổi lấy những nắm đấm và cú đá tàn nhẫn. (Ảnh: chụp màn hình của video Vision Times tiếng Trung)

Cô Zumret kể lại rằng năm 2018, cô đã cùng con trở về Trung Quốc thăm cha già. Nhằm ngăn chặn rắc rối, cảnh sát Urumqi đã đưa cô Zumret vào trại tập trung cải tạo, mục đích là để loại bỏ khả năng cô sẽ tiếp xúc với những phần tử khủng bố nước ngoài. Cô Zumret cho rằng những người bị đưa vào trại tập trung đã mất tự do bởi những cáo buộc vô lý.

Cuối năm 2017, khủng bố đỏ đã lan đến Urumqi. ĐCSTQ yêu cầu tất cả các dân tộc thiểu số tại Urumqi phải vượt qua các cuộc kiểm tra an ninh. Tức là cài đặt phần mềm giám sát trên điện thoại di động của họ và điều tra nghiêm ngặt việc cài đặt VPN, Whatsapp, Facebook và các phần mềm ở nước ngoài khác, đồng thời kiểm tra nội dung trên điện thoại di động của người Duy Ngô Nhĩ. Tất cả các ngôi sao và mặt trăng có đặc điểm Hồi giáo trong điện thoại di động sẽ tương đương với việc bị nghi ngờ tham gia vào các hoạt động khủng bố.

Cô Zumret nói rằng 30% người Duy Ngô Nhĩ trong trại cải tạo của cô bị giam trong trại tập trung vì sử dụng điện thoại di động và 30% khác bị giam vì sử dụng tiếng Duy Ngô Nhĩ, cầu nguyện, đeo khăn trùm đầu và để râu vào những dịp riêng tư. Những người bị bắt còn lại đa phần là bị tố cáo. Việc cha con, anh chị em bị giam trong cùng một trại tập trung là chuyện bình thường, về cơ bản mỗi người Duy Ngô Nhĩ ít nhiều đều người thân trong gia đình bị giam cầm.

Cô Zumret cho biết việc bị đánh trong trại là chuyện thường ngày, ai cũng có nguy cơ gặp rủi ro, dẫu chỉ là một chút nghĩa cử cũng sẽ bị ban quản lý coi là sự phản kháng. Thông cảm cho những người già yếu, bệnh tật đang bị giam cầm là điều rất nguy hiểm. Những hành động tốt sẽ đổi lấy những nắm đấm và cú đá tàn nhẫn. Tất cả các hoạt động tôn giáo đều bị cấm trong các trại tập trung, những người cầu xin Thánh Allah đều bị coi là đang lan truyền virus. Cô Zumret từng bị ép dùng thuốc an thần vì cầu nguyện. Chỉ 2 tháng sống trong trại tập trung đã khiến cô tiểu tiện không tự chủ suốt một thời gian dài.

Để có thể ra khỏi trại cải tạo, cô Zumret buộc phải trải qua một cuộc phẫu thuật triệt sản. Dẫu cô Zumret hứa rằng cô sẽ không sinh thêm con nữa cũng vô ích. Chồng cô từng sẵn sàng thực hiện phẫu thuật triệt sản thay cho vợ mình, nhưng Bệnh viện quận Urumqi tuyên bố rằng chồng cô Zumret là người nước ngoài và họ không có quyền cai quản, và yêu cầu cô Zumret hợp tác. Sau khi bị ép triệt sản, cô Zumret đã phải trả chi phí phẫu thuật cho bệnh viện.

Sau khi ra khỏi trại cải tạo, viên chức này đã đưa cho cô Zumret một cuốn sổ tay yêu nước. Cuốn sổ này quy định các hoạt động như giương cao lá cờ Tổ quốc, hát các bài hát nhạc đỏ và lao động tình nguyện. Điểm tối đa là 100 điểm, dưới 90 điểm được coi là không đạt yêu cầu, và cái giá của việc không đạt là phải quay trở lại trại tập trung.

Để không phải vào trại tập trung, người Duy Ngô Nhĩ phải làm bất cứ điều gì chính phủ muốn, kể cả việc lao động chân tay như thu hoạch bông, sửa đường và làm nông, tất cả đều là nghĩa vụ. Mặc dù chính phủ cung cấp khoản trợ cấp sinh hoạt tối thiểu hàng tháng 300 nhân dân tệ (tương đương hơn 1 triệu VNĐ) cho những người bên ngoài trại giáo dục, nhưng hầu hết người Duy Ngô Nhĩ đã mất cơ hội việc làm do chính sách gây áp lực cao. 300 nhân dân tệ này là số tiền quá ít ỏi đối với họ. Nếu chỉ được nhận 300 nhân dân tệ cho những công việc nặng nhọc dưới ánh mặt trời thiêu đốt, thì công việc này rõ ràng là một kiểu nô dịch.

Sau khi trở về nhà, cuộc sống của cô Zumret bị giám sát hoàn toàn. Điện thoại di động của cô được cài đặt phần mềm Vệ sĩ mạng sạch và mất hết quyền riêng tư. Chỉ cần nói một câu bằng tiếng Duy Ngô Nhĩ qua điện thoại cũng có thể bị coi là bằng chứng cho việc phải vào trại tập trung một lần nữa. Thẻ điện và thẻ khí đốt tự nhiên tại nhà cũng được giám sát, nếu lượng dùng khác với trước đây, sẽ ngay lập tức bị các quan chức thẩm vấn. Mỗi thành viên trong gia đình cô Zumret đều bị ép sắp xếp cho một “họ hàng” người Hán. Họ ăn ở nhà cô Zumret suốt 10 ngày và chỉ phải trả 20 nhân dân tệ (khoảng 71.000 VNĐ) tiền ăn, ở và sinh hoạt hàng tháng, đồng thời theo dõi nhất cử nhất động cả nhà cô Zumret.

Cô Zumret đề cập rằng nhiều người Duy Ngô Nhĩ bị nhốt trong các trại tập trung và con cái của họ không được chăm sóc. Nhưng nếu bất kỳ người Duy Ngô Nhĩ nào động lòng trắc ẩn dẫu chỉ một chút cũng sẽ phải chuốc lấy hậu quả thảm khốc. Khi ngày càng có nhiều người bị giam giữ, nhiều trẻ em không có cơm ăn áo mặc. Vì vậy, chính phủ đã thành lập một trung tâm tạm trú tương ứng. Trong trung tâm tạm trú, ĐCSTQ đã lên kế hoạch thông báo cho trẻ em rằng thịt lợn và thịt cừu đều là thịt, đồng thời bắt trẻ em phải ăn thịt lợn. Cô Zumret kể rằng một người đàn ông Pakistan đã suy sụp khi nghe tin con mình ăn thịt lợn trong trại tị nạn và khóc nức nở ngay tại sân bay.

Cô Zumret Dawut, 38 tuổi, cũng là một phụ nữ Duy Ngô Nhĩ bị Bắc Kinh bôi nhọ. Các quan chức Trung Quốc coi cô là một “người mặc cảm tự ti” và phủ nhận rằng cô đã bị triệt sản hoặc bị giam trong một trung tâm giam giữ.

Chồng của cô Zumret là một công dân Pakistan. Theo yêu cầu của Đại sứ quán Pakistan tại Bắc Kinh, tháng 1/2019, vợ chồng cô Zumret và 3 người con của họ đã được phép rời Trung Quốc đến Pakistan. Cuối cùng từ đó họ di cư sang Hoa Kỳ.

Sau khi sang Hoa Kỳ, cô Zumret không chọn cách im lặng, cô đã dũng cảm công khai trải lòng trước công chúng Tân Cương. ĐCSTQ ngay lập tức phản ứng rằng cô Zumret bị các lực lượng phương Tây kiểm soát, cố tình bôi nhọ Trung Quốc và Tân Cương. Đồn cảnh sát địa phương cũng gọi điện thoại cho cô ám chỉ rằng người thân của cô Zumret đang nằm trong tay họ.

Ngày 27/9/2019, cô đã nói với đại diện của nhiều quốc gia về vụ khủng bố đỏ ở Tân Cương tại Liên Hợp Quốc. Ngày 12/10, một trong số ít người Hán nói với cô Zumret trên WeChat của cô rằng cha cô đã chết trong đồn cảnh sát.

Cô Zumret nói rằng cha cô đang trong tình trạng sức khỏe tốt. Nhưng khi xem lại đoạn video thi thể của ông bị ô tô kéo đi, người dân trong làng nói rằng cha của cô đã chết vì cô. Họ sẽ không thể ra khỏi trại tập trung nếu không kết hôn với một người Pakistan, chứ đừng nhắc đến việc di cư đến Hoa Kỳ. Gia đình cô gặp phải biến cố như vậy cũng chỉ là một mô hình thu nhỏ về nỗi thống khổ của toàn bộ người Duy Ngô Nhĩ.

Cô Zumret nói rằng mọi người đều biết tên các loài động vật được bảo vệ. Khi những khu rừng ở Úc bị cháy, mọi người trên khắp thế giới vẫn có thể thấy được cảnh ngộ của những loài động vật ấy và đều muốn giúp đỡ chúng. Cảnh ngộ của người Duy Ngô Nhĩ còn bi thảm hơn các loài động vật ở Úc, nhưng người ta vẫn biết rất ít về những khổ nạn của người Duy Ngô Nhĩ.

Chân Du, Vision Times

Xem thêm: