Gần đây liên tiếp nhiều quan chức hàng đầu trong ngành chip Trung Quốc bị “ngã ngựa” đã gây chấn động dư luận nước này.

p3191541a783932553
Ngày 30/7 Chủ tịch Đinh Văn Vũ của Quỹ CICF Trung Quốc đã bị “ngã ngựa”. (Nguồn: MXH)

Nhiều quan to ngành công nghiệp chip Trung Quốc “ngã ngựa”

Sáng ngày 30/7, trang web của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) thông báo Chủ tịch Đinh Văn Vũ (Ding Wenwu) của Quỹ Đầu tư Công nghiệp Vi mạch tích hợp Quốc gia Trung Quốc (Quỹ CICF) bị điều tra vì “nghi ngờ vi phạm kỷ luật và pháp luật nghiêm trọng”.

Theo thông tin công khai, ông Đinh Văn Vũ sinh tháng 3/1962 tại huyện Hải Nguyên – Khu tự trị dân tộc Hồi Ninh Hạ, năm 1988 tốt nghiệp Đại học Công nghệ Hợp Phì chuyên ngành khoa học và công nghệ điện tử, từng là Phó Cục trưởng và Cục trưởng Cục Thông tin điện tử Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc.

Theo các nguồn tin, Quỹ CICF được thành lập vào tháng 9/2014 để thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp vi mạch tích hợp, quy mô của quỹ khi thành lập vào khoảng 120 tỷ nhân dân tệ (khoảng 17,8 tỷ USD). Quỹ tập trung đầu tư vào sản xuất chip mạch tích hợp đồng thời triển khai các hoạt động theo định hướng thị trường và chuyên nghiệp hóa quản lý.

Tuy nhiên, ông Đinh Văn Vũ không phải là quan chức đầu tiên trong ngành chip Trung Quốc bị “ngã ngựa”. Trước đó tối ngày 15/7, Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương ĐCSTQ công bố Phó chủ tịch Lộ Xa (Lu Jun) của Quỹ CICF Trung Quốc đã bị điều tra vì “vi phạm nghiêm trọng kỷ luật và pháp luật”.

Ông Lộ Xa sinh năm 1968 tại Diêm Thành tỉnh Giang Tô, từng trải qua rất nhiều chức vụ đứng đầu nhiều doanh nghiệp nhà nước của ĐCSTQ. Riêng trong lĩnh vực chất bán dẫn, ông này từng là người phụ trách nổi bật nhất của Quỹ CICF Trung Quốc. Kể từ khi thành lập Huaxin Investment vào năm 2014, ông Lộ Xa giữ chức vụ chủ tịch và đã tham gia vào một số lượng lớn các khoản đầu tư của Quỹ CICF.

Ngoài 2 người trên, còn có Chủ tịch Triệu Vệ Quốc (Zhao Weiguo) của Tsinghua Unigroup cũng bị bắt điều tra và hiện đang trong tình trạng “mất liên lạc”. Tsinghua Unigroup là công ty 100% vốn nhà nước cũng bắt nguồn từ đầu tư của Quỹ CICF.

Trước khi ông Lộ Xa “ngã ngựa” cũng đã có một số CEO khác của Quỹ CICF đã bị điều tra. Ví dụ tháng 11/2021, Phó chủ tịch Cao Tống Đào (Gao Songtao) của Huaxin Investment bị “ngã ngựa”, trong nhiệm kỳ tại Huaxin Investment, ông Cao đã tham gia vào giao dịch ngầm liên quan đến công ty niêm yết Shenzhen Goodix.

Đằng sau “cơn sốt chip”: Bong bóng đầu tư, dự án dở dang

Dưới cạnh tranh từ Mỹ và các nước phương Tây khác trong lĩnh vực chip, từ năm 2013 lãnh đạo ĐCSTQ Tập Cận Bình đã đề xuất yêu cầu Trung Quốc phải làm chủ các công nghệ cốt lõi, cho rằng “cần phải nỗ lực rất nhiều trong các lĩnh vực quan trọng như vấn đề chip”.

Kể từ đó, các nhà chức trách trên khắp Trung Quốc đã hưởng ứng, gây bùng nổ trong phát triển ngành công nghiệp chip. Được biết, số vốn nhà nước Trung Quốc rót vào mỗi doanh nghiệp liên quan này là hơn 10 tỷ nhân dân tệ (gần 1,5 tỷ USD), đặc biệt trong đó đáng kể như khoản đầu tư vào Wuhan Hongxin (HSMC) là 128 tỷ nhân dân tệ (hơn 19 tỷ USD). Tuy nhiên trong nhiều năm qua, ngành công nghiệp chip Trung Quốc vẫn không thể thoát khỏi biệt danh “gian lận chip” (đánh cắp công nghệ của nước ngoài).

Vào tháng 9/2020, tuần báo Liaowang (Liễu Vọng) thuộc Tân Hoa xã của ĐCSTQ đưa tin, trong khoảng một năm trở lại đây các nơi gồm Giang Tô, Tứ Xuyên, Hồ Bắc, Quý Châu và Thiểm Tây, mỗi nơi có 6 dự án bán dẫn trị giá 10 tỷ nhân dân tệ, nhưng họ không thể tiếp tục khiến dự án bị dang dở lãng phí.

Trong một cuộc họp báo vào tháng 10/2020, người phát ngôn Mạnh Vĩ (Meng Wei) của Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Trung Quốc cho biết thực trạng hỗn loạn trong ngành công nghiệp bán dẫn của Trung Quốc. Theo đó, nhiều công ty phải gọi là “3 không” (không có kinh nghiệm, không có công nghệ, và không có nhân tài), nhưng vẫn được tham gia vào ngành công nghiệp vi mạch (IC), không ít chính quyền địa phương đẩy mạnh quy hoạch một cách mù quáng, xây dựng chồng chéo và làm nhiều dự án đình trệ, nhà máy bị bỏ trống, gây lãng phí tài nguyên.

Về vấn đề này, viện sĩ Ni Guangnan của Học viện Kỹ thuật Trung Quốc từng nói rằng lĩnh vực chip Trung Quốc sau 60 năm phát triển vẫn “thiếu linh hồn”, ngành công nghiệp chip của Trung Quốc vẫn “chỉ có phần ngọn”.