“Luật An ninh Quốc gia” do Đảng Cộng sản Trung Quốc thúc đẩy tại Hồng Kông đã tước bỏ quyền tự do ngôn luận một cách toàn diện, bàn tay đen đã vươn tới cả ngành công nghiệp điện ảnh Hồng Kông. Chính quyền Hồng Kông ngày 11/6 thông báo sửa đổi “Sắc lệnh kiểm duyệt phim” để đưa “Luật An ninh quốc gia” vào hướng dẫn kiểm duyệt và phân loại phim, theo đó phim “gây nguy hại an ninh quốc gia” sẽ bị kết luận không nên công chiếu.

p2895891a235514953 ss
Hình ảnh của Lưu Đức Hoa và Lương Triều Vỹ, hai nhân vật chính của bộ phim “Vô gian đạo” năm 2002. (Nguồn: Ban Thông tin Chính phủ Hồng Kông).

Sáng ngày 11/6, Ban Thương mại và Phát triển Kinh tế của Chính phủ Hồng Kông đã đưa ra thông báo cho biết “Sắc lệnh kiểm duyệt điện ảnh” mới bắt đầu có hiệu lực. Liên quan đến sự kiện, nguồn tin từ truyền thông Hồng Kông như Apple Daily hay Stand News cho biết, theo thông lệ cũ việc kiểm duyệt và phân loại điện ảnh Hồng Kông căn cứ vào các tiêu chí như tính chất bạo lực, khủng bố, ngôn ngữ khiếm nhã, vấn đề chủng tộc… để qua những căn cứ đó mà bên kiểm duyệt phân loại và quyết định xem phim có phù hợp để phát hành hay không, đưa ra yêu cầu điều chỉnh và đính kèm các điều kiện. Ngày nay Chính phủ Hồng Kông vì phải theo “Luật An ninh Quốc gia tại Hồng Kông”, có trách nhiệm theo hiến pháp để duy trì an ninh quốc gia, do đó việc kiểm duyệt có thêm cân nhắc vấn đề phim có gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia không.

Phim có vấn đề sẽ bị kết luận “không nên công chiếu”

Quy tắc mới này yêu cầu bên kiểm duyệt phải xem xét toàn bộ bộ phim và tác động của phim đối với khán giả, cần chú ý trách nhiệm “phòng ngừa và ngăn chặn gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia”“nghĩa vụ chung” của người dân Hồng Kông trong việc bảo vệ chủ quyền quốc gia, bảo vệ tính thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. Nhân viên kiểm duyệt sẽ đánh dấu “không phù hợp để phát hành” đối với phim “có thể” gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia, chẳng hạn như kích động chia rẽ đất nước hoặc lật đổ quyền lực nhà nước, hoặc thông đồng với nước ngoài, khích lệ chủ nghĩa khủng bố, quảng bá cho các ấn phẩm có tính kích động…

Đối với phim nhạy cảm, để phim có thể được công chiếu, cơ quan kiểm duyệt có thể hướng dẫn cắt bỏ một số nội dung như “bạo loạn, phóng hỏa, đập phá” có khả năng “khuyến khích hoặc xúi giục” khán giả thực hiện các hành vi tương tự.

Lý giải cho quy định mới, người phát ngôn của Ban Thương mại và Phát triển Kinh tế Chính phủ Hồng Kông cho biết, “Công tác kiểm duyệt phim phải tuân thủ các quy định của Đạo luật An ninh Quốc gia khi thực hiện nhiệm vụ… Mặc dù các quyền cơ bản như quyền tự do ngôn luận cần được tôn trọng, nhưng cũng vẫn bị hạn chế bởi các quy định pháp luật như vấn đề an ninh quốc gia hay bảo đảm trật tự công cộng”.

Phản hồi từ người trong ngành

Về hướng dẫn mới của nhà chức trách liên quan kiểm duyệt điện ảnh này, người phát ngôn Điền Khải Văn (Tin Kai-Man) của Liên đoàn Công nhân Điện ảnh Hồng Kông, đã trả lời trong tư cách cá nhân cuộc phỏng vấn của Stand News và Independent Media, cho biết rằng ông cảm thấy “đau đầu” đối với nguyên tắc mới này, chỉ ra rằng cách làm “mơ hồ” này sẽ khiến ngành điện ảnh phải chịu “áp lực vô hình”.

Ông dẫn chứng như toàn nội dung bộ phim hành động kinh điển Die Hard là chống chính phủ và đánh bom các tòa nhà chọc trời của Mỹ, vậy thì có bị liệt vào là phim kích động mọi người nghĩ đến việc đánh bom tòa nhà trung tâm tài chính Hồng Kông IFC hay không? Một ví dụ khác là phim “Chuyên gia xử lý bom 2” do Lưu Đức Hoa và Lưu Thanh Vân đạo diễn, trong phim có các cảnh “nổ tung toàn bộ Hồng Kông”, đánh bom nhiều cơ sở hạ tầng như sân bay quốc tế Hồng Kông, cầu Thanh Mã… thì có xem là kích động không?

Ông cho rằng quy định quá hoang đường, mơ hồ, hy vọng cơ quan chức năng cần chỉ rõ ràng những nội dung cụ thể nào thì không nên có trong phim… Diễn viên và giám đốc sản xuất phim này cho biết rằng nội dung phim “Chuyên gia xử lý bom 2” là hư cấu, và cuối phim có nói rõ rằng “câu chuyện này hoàn toàn là hư cấu”. Tuy nhiên quy tắc mới này lại xem điện ảnh hư cấu như chuyện có thật. Thật ra chỉ có phim tài liệu mới là thật. Theo quy định, chẳng lẽ sau này làm phim tội phạm hình sự sẽ không còn cảnh thể hiện trí tuệ thông minh của tội phạm vì sẽ là gợi ý cho tội phạm?

Trả lời vấn đề liệu hệ thống kiểm duyệt điện ảnh mới của Hồng Kông Trung Quốc có trở thành giống với hệ thống kiểm duyệt phim của Đại Lục Trung Quốc không, ông Điền Khải Văn nói rằng ông không rõ. Ở Đại Lục phải nộp kịch bản cho Cục Điện ảnh để làm hồ sơ, sau khi duyệt kịch bản mới quay phim; còn hiện tại Hồng Kông có thể bị cấm chiếu sau khi hãng phim đã làm xong hoàn chỉnh bộ phim, như vậy sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng cho nhà đầu tư.

Nhà làm phim này cũng nhấn mạnh rằng ông đã không nhận được bất kỳ cuộc tham vấn nào trước khi cơ quan chức năng đưa ra quy định mới; có rất nhiều “vùng cấm kỵ” trong quy định mới và những người trong ngành công nghiệp điện ảnh cần thời gian để nắm bắt, sau đó trao đổi với chính quyền. Ông cũng boăn khoăn không biết có cơ chế cho kháng nghị không?

Lý Gia Hoành, Vision Times

Xem thêm: